Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 30 - Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nắm được:

1. Kiến thức

- Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành.

- Hiểu rõ được cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 30 - Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nắm được: 1. Kiến thức - Biết được cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng của nước ta cũng như các nguồn lực tự nhiên, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành. - Hiểu rõ được cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm, cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố của từng phân ngành. 2. Kĩ năng: - Xác định được trên bản đồ những vùng phân bố than, dầu khí cũng như các nhà máy nhiệt điện, thủy điện chính đã và đang được xây dựng ở nước ta và tuyến đường dây siêu cao áp 500KV. - Chỉ trên bản đồ các vùng nguyên liệu chính và các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta. - Phân tích được sơ đồ cấu trúc, biểu đồ và số liệu về ngành công nghiệp năng lượng và công nghiệp thực phẩm. II. Phương tiện dạy học: - Bản đô Địa chất - khoáng sản Việt Nam. - At lat Địa lí Việt Nam. - Sơ đồ, biểu đồ. - Một số đoạn phim về khai thác dầu khí và chế biến mắm III. Hoạt động dạy và học: A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ : * Khởi động: GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm. Sau đó giới thiệu cho HS biết các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tìm hiểu. * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính * Hoạt động 1: GV sử dụng sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng yêu cầu HS giới thiệu những ngành công nghiệp hiện có ở nước ta và những ngành sẽ phát triển trong tương lai. * Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu: Hình thức: Cặp/ Nhóm Bước 1: Chia lớp thành hai nhóm lớn . Mỗi bàn là một nhóm nhỏ .HS dựa vào SGK, Bản đồ Địa chất - Khoáng sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học. ? Trình bày ngành công nghiệp khai thác than và công nghiệp khai thác dầu khí ( theo phiếu học tập số 1 và số 2) Bước 2: HS trình bày, GV đưa thông tin phản hồi ở phiếu học tập để HS đối chiếu. GV cho HS xem đoạn phim về công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta. * Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành công nghiệp điện lực. Hình thức: Cá nhân/ cặp. Bước 1: HS dựa vào kiến thức trong SGK, hình 27.2, biểu đồ cơ cấu ngành điện lực : ? Hãy phân tích khái quát những thế mạnh về tự nhiên đối với việc phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta? ? Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta? ? Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng điện? ! – Do nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng để phát triển kinh tế xã hội - Sử dụng nhiều các nguồn nhiên liệu : than và dầu khí Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Bước 3: Tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố ngành thủy điện và nhiệt điện. ? Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ trên bản đồ các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện của nước ta? ? Liên hệ với Hải Phòng? Bước 4: HS trả lời, bổ sung. GV giúp HS chuẩn kiến thức. GV : Hướng dẫn học sinh nghiên cứu tiếp trữ lượng, phân bố của các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện theo phiếu học tập sau( bài tập về nhà ): Nhà máy thuỷ điện Công suất Phân bố Nhà máy nhiệt điện Công suất Nguồn nguyên liệu * Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Hình thức: Lớp. Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ Nông nghiệp, sơ đồ, bảng biểu trong SGK , Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học. ? Quan sát hình 27.4 nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta ? ? Giải thích vì sao Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ? ? Nghiên cứu bảng 27 trình bày sự phân bố của các phân ngành của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm? Bước 2: HS trả lời, GV giúp HS chuẩn kiến thức. GV cho HS liên hệ với thực tế Hải Phòng và xem đoạn phim về chế biến mắm Cát Hải ở Hải Phòng 1) Công nghiệp năng lượng: a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu: - Công nghiệp khai thác than (thông tin phản hồi phiếu học tập số 1) - Công nghiệp khai thác dầu khí (Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2) b) Công nghiệp điện lực: * Tiềm năng: có nhiều tiềm năng - Nguồn nguyên liệu than,dầu khí lớn - Trữ năng thuỷ điện lớn khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai. - Nguồn năng lượng khác: sức gió, mặt trời... *Tình hình phát triển : - Sản lượng điện tăng rất nhanh. - Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có thay đổi. + Giai đoạn 1991- 1996 thủy điện chiếm hơn 70%. + Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%. - Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500 KV. - Hàng loạt nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện có công suất lớn đang hoạt động và đang xây dựng. 2) Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: - Cơ cấu : rất phong phú và đa dạng - Dựa vào nguồn nguyên liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. - Hiện nay chiếm tỉ trong cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp - Việc phân bố ngành công nghiệp ngành công nghiệp : phụ thuộc vào tính chất nguồn nguyên liệu, thị trường tỉêu thụ. IV. Đánh giá: Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm Trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm V. Hoạt động nối tiếp: - Làm bài tập trong tập bản đồ - Chuẩn bị bài 28 : Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp VI. Phụ lục: Phiếu học tập số 1: Công nghiệp khai thác than: Các loại Trữ lượng Phân bố Tình hình sản xuất Phiếu học tập số 2: Công nghiệp khai thác dầu, khí: Trữ lượng Phân bố Tình hình sản xuất Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1: Công nghiệp khai thác than: Các loại Trữ lượng Phân bố Tình hình sản xuất Than Antraxit Hơn 3 tỉ tấn Vùng Đông Bắc, nhất là Quảng Ninh - Trước năm 2000 tăng với tốc độ bình thường (năm 1990 là 4,6 triệu tấn, năm 1995 là8,4 triệu tấn, năm 2000 là 11,6 triệu tấn. -- Những năm gần đây tăng với tốc độ rất nhanh (năm 2005 đạt hơn 34 triệu tấn) Than nâu Hàng chục tỉ tấn Đồng bằng sông Hồng Than bùn Lớn - Có ở nhiều nơi. - Tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long (nhất là khu vực U Minh) Thông tin phản hồi phiếu học tập số 2: Công nghiệp khai thác dầu, khí: Trữ lượng Phân bố Tình hình sản xuất - Vài tỉ tấn dầu mỏ. - Hàng trăm tỉ m3 khí - Các bể trầm tích ngoài thềm lục địa. - Bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác. - Ngoài ra dầu, khí còn có ở bể trầm tích sông Hồng, trung Bộ, Thổ Chu - Mã Lai. - Năm 1986, tấn dầu thô đầu tiên được khai thác. Từ đó đến nay, sản lượng khai thác liên tục tăng (năm 2005 đạt 18,5 triệu tấn). - Khí tự nhiên đã được khai thác phục vụ cho nhà máy điện và sản xuất phân đạm. - Chuẩn bị cho ra đời ngành công nghiệp lọc - hóa dầu (Dung Quất).

File đính kèm:

  • docBai 27 Nganh cong nghiep trong diem.doc