Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 31 - Tuần 7 - Bài 28 : Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

 1. Về kiến thức :

- Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp ( TCLTCN ) và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội ở nước ta.

- Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN ở nước ta.

- Nắm vững các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và giải thích được sự phân bố của chúng.

 2. Về kỹ năng :

- Hiểu và xác định được trên bản đồ các hình thức TCLTCN ( Điểm, khu, trung tâm công nghiệp )

- Phân biệt được các TTCN với qui mô ( hoặc ý nghĩa ) khác nhau trên bản đồ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 31 - Tuần 7 - Bài 28 : Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/02/2009 Ngày dạy : 24/02/2009 Tiết : 31 Tuần : 7 ( HKII ) BÀI 28 : VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp ( TCLTCN ) và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội ở nước ta. - Nhận biết được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc TCLTCN ở nước ta. - Nắm vững các hình thức TCLTCN chính ở nước ta hiện nay và giải thích được sự phân bố của chúng. 2. Về kỹ năng : - Hiểu và xác định được trên bản đồ các hình thức TCLTCN ( Điểm, khu, trung tâm công nghiệp ) - Phân biệt được các TTCN với qui mô ( hoặc ý nghĩa ) khác nhau trên bản đồ. 3. Về thái độ : - Từ kiến thức tiếp thu được học sinh thấy rõ ý thức trách nhiệm của mình nói riêng và lôi kéo cộng đồng nói chung trong việc thực hiện chủ trương xây dựng KCN tập trung của nhà nước. 4. Kiến thức trọng tâm : - Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp ( Khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp ). II. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ công nghiệp Việt Nam. - Atlát địa lý Việt Nam, bảng số liệu, sơ đồ về các KCX, TTCN. III. Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận. IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1 : Hãy trình bày về ngành khai thác than ( Các loại, trữ lượng, phân bố, tình hình phát triển ) và ngành công nghiệp khai thác dầu khí của nước ta ? à Sgk trang 118, 119. CH 2 : Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ( Cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố ) à Sgk trang 123, 124. 3. Bài mới : - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng quan trọng trong quá trình đổi mới kinh tế – xã hội của nước ta. Nó được coi như là 1 trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Vậy việc TCLTCN nước ta hiện nay như thế nào ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ 1 : Cả lớp Bước 1 : Học sinh đọc nhanh mục I Sgk. Bước 2 : Phát biểu khái niệm và vai trò của TCLTCN. HĐ 2 : Cá nhân/cả lớp Bước 1 : Học sinh dựa vào sơ đồ hình 28.1 Sgk và bản đồ công nghiệp : ? Hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp ? ? Nhóm nhân tố nào có ý nghĩa quyết định tới việc TCLTCN ? Bước 2 : Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung kiến thức ? Lưu ý : Trong 1 chừng mực nhất định nhóm nhân tố bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong 1 số trường hợp cụ thể, nó chi phối mạnh mẽ, thậm chí quyết định đối với TCLTCN của 1 lãnh thổ nào đó. HĐ 3 : Cả lớp ? Căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp 10, hãy nêu các hình thức TCLT CN ? ?Các hình thức TCLT CN chủ yếu của nước ta? ? Nêu các đặc điểm chủ yếu của điểm CN ? Giáo viên liên hệ : Ở Lâm Đồng : Đức Trọng cũng có nhiều điểm công nghiệp ( x/n rau đông lạnh, x/n phân bón Bình Điền) ? Lấy ví dụ về khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc điểm của khu công nghiệp ? ? Nêu các đặc điểm chủ yếu của khu công nghiệp ? Lấy ví dụ về các TTCN, KCX ở VN. * Giải thích : KCN, KCX phân bố ở những vùng có vị trí thuận lợi, kết cấu hạ tầng tương đối tốt, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. ? Nêu khái niệm về trung tâm công nghiệp ? Lấy ví dụ về các TTCN ( Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM ) à tự rút ra khái niệm. Giáo viên bổ sung, kết luận. * Trực quan ? Quan sát bản đồ giáo khoa công nghiệp + kết hợp Aùtlát à xác định các TTCN chính và cơ cấu ngành ? Giáo viên : Hướng dẫn học sinh xác định các TTCN. ? Nêu đặc điểm của vùng công nghiệp. Lấy ví dụ về vùng công nghiệp. ? Trình bày đặc điểm của vùng công nghiệp ? Lấy ví dụ Giáo viên chuẩn xác kiến thức. Rèn luyện kĩ năng : Giáo viên cho học sinh xác định trên bản đồ các vùng công nghiệp của nước ta. 1. Khái niệm : TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên 1 lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực có sẵn à đạt hiệu quả cao về kinh tế – xã hội và môi trường. - Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế – xã hội của nước ta. Đây là 1 trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. 2.. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc tổ chức lãnh thổ CN : - Nhân tố bên trong : + Vị trí địa lý. + Tài nguyên thiên nhiên : Khoáng sản, nguồn nước, tài nguyên khác. + Điều kiện kinh tế – xã hội : Dân cư và lao động, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị, điều kiện khác ( vốn, nguyên liệu ). - Nhân tố bên ngoài : + Thị trường. + Hợp tác quốc tế : Vốn, công nghệ, tổ chức quản lý. 3. Các hình thức chủ yếu về tổ chức LTCN: a. Điểm công nghiệp : - Chỉ bao gồm 1- 2 xí nghiệp đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng. - Phân bố gần nơi có nguồn nguyên, nhiên liệu hay thị trường tiêu thụ. - Không có mối liên hệ sản xuất, có rất nhiều điểm công nghiệp nhất là vùng miền núi ( Tây Nguyên, Tây Bắc ). b. Khu công nghiệp : - Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp trên 1 khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội. - Các xí nghiệp trong khu công nghiệp được hưởng ưu đãi riêng. - Có ban quản lý riêng và có sự phân cấp về tổ chức quản lý. - Ví dụ : Khu chế xuất Tân Thuận,Linh Trung, khu công nghiệp Sóng Thần Ngoài ra còn có KCX, khu công nghệ cao. - Cả nước : Đến 8/2007 cả nước hình thành 150 KCX, KCN. - Phân bố :+ ĐNB ( Đồng Nai, Bình Dương) + ĐB Sông Hồng ( HN, HP ) +Duyên Hải miền Trung. c. Trung tâm công nghiệp : * Khái niệm : Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao. - Gắn liền với các đô thị vừa và lớn. - Mỗi TTCN thường có ngành chuyên môn hóa với vai trò hạt nhân, có các ngành bổ trợ và phục vu.ï - Về quy mô có thể chia thành 3 loại : + Các TTCN có ý nghĩa quốc gia ( lớn & rất lớn ) : TPHCM, Hà Nội. + Các trung tâm có ý nghĩa vùng ( trung bình): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. + Các trung tâm có ý nghĩa địa phương (nhỏ): Việt Trì, Vinh, Nha Trang d.Vùng công nghiệp : - Là hình thức cao nhất của TCLTCN. - Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, công nghệ, kinh tế.. - Có diện tích rộng bao gồm nhiều tỉnh và thành phố ( tương đương cấp tỉnh ) nhưng ranh giới chỉ mang tính qui ước. - Có 1 số ngành chuyên môn hóa thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng. - Không có bộ máy quản lý riêng để chỉ đạo phát triển công nghiệp. Sự chỉ đạo tiến hành thông qua các bộ chủ quản và các địa phương - Hiện nay cả nước phân làm 6 vùng CN (Sgk). 4. Củng cố : - Thế nào là TCLT Công nghiệp ? So sánh TCLTCN với TCLTNN. 5. Dặn dò : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk. - Chuẩn bị trước bài mới “ Thực hành ”.

File đính kèm:

  • docBa 28 Van de to chuc lanh tho cong nghiep.doc