Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 38 - Tuần 10 - Bài 33 : Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

I. Mục tiêu bài học :

 1. Về kiến thức :

- Phân tích tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất – kỹ thuật tới sự phát triển kinh tế. Những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

- Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng vấn đề này ở vùng.

- Biết một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của định hướng đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 38 - Tuần 10 - Bài 33 : Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/03/2009 Ngày dạy : 20/03/2009 Tiết : 38 Tuần : 10 ( HKII ) BÀI 33 : VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Phân tích tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất – kỹ thuật tới sự phát triển kinh tế. Những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. - Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng vấn đề này ở vùng. - Biết một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của định hướng đó. 2. Về kỹ năng : - Xác định trên bản đồ một số tài nguyên thiên nhiên, mạng lưới giao thông, đô thị của đồng bằng Sông Hồng. - Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, nhận xét và giải thích sự phân bố của một số ngành sản xuất đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Hồng. - Phân tích các biểu đồ liên quan đến nội dung của bài và rút ra nhận xét. 3. Về thái độ : - Có nhận thức đúng về vấn đề dân số. - Thấy rõ sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 4. Kiến thức trọng tâm : - Các thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng : Vị trí địa lý, tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng phát triển của vùng. II. Đồ dùng dạy học : - Các bản đồ : Tự nhiên vùng Đồng bằng Sông Hồng, bản đồ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chung của Việt Nam. - Atlat địa lý Việt Nam. - Biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến đồng bằng Sông Hồng. - Tranh, ảnh, băng hình về tự nhiên, kinh tế - xã hội của đồng bằng Sông Hồng. III. Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận.. IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1 : Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi phía Bắc có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc ? à Dựa vào Sgk trang 145 phân tích. CH 2 : Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp,cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới và chăn nuôi gia súc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? à Sgk trang 147, 148, 149. 3. Bài mới : - Đồng bằng sông Hồng là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, là vùng có nền kinh tế phát triển mạnh đứng hàng thứ hai cả nước sau Đông Nam Bộ. Vậy điều kiện nào tạo nên thế mạnh đó ? Tại sao lại phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch như thế nào ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả những vấn đề trên. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ 1 : Cả lớp Bước 1 : Giáo viên giới thiệu khái quát về vùng đồng bằng Sông Hồng à diện tích và dân số. ? Học sinh dựa vào Atlat – hành chính Việt Nam xác định tên của các tỉnh và thành phố của vùng ? Bước 2 : Giáo viên chuẩn kiến thức : 11 tỉnh và Thành phố : Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Nay Hà Tây nhập vào Hà Nội à10 tỉnh. HĐ 2 : Nhóm Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ 33.1 các thế mạnh chủ yếu của đồng bằng Sông Hồng và Atlat địa lý, sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm : - Nhóm 1 - 2 : Nêu và đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lý vùng ĐBSH đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội ? à Giáo viên : Chú ý cho học sinh phân tích ảnh hưởng của vị trí đối với khí hậu, cảnh quan, kinh tế và mối quan hệ giao lưu trong nước, ngoài nước. - Nhóm 3 - 4 : Nêu và đánh giá ý nghĩa của các tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ? à Đánh giá tài nguyên đất à dựa vào Atlat các loại đất. Phù sa à thuận lợi phát triển nông nghiệp à thâm canh lúa nước. à Giáp biển à phát triển kinh tế biển. Vậy, kinh tế biển gồm các ngành nào ? Giáo viên mở rộng : Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, khai thác khoáng sản, du lịch và giao thông đường biển. Học sinh cho ví dụ cụ thể các ngành và kể tên một số khoáng sản biển quan trọng. - Nhóm 5 - 6 : Điều kiện kinh tế - xã hội thể hiện như thế nào ? Chúng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển vùng ? ? Dân cư đông nhất nước có trình độ cao có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội ? à Giáo viên : vừa là lực lượng lao động dồi dào, vừa là lực lượng tiêu thụ lớn. Chất lượng lao động cao à đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH. ? Phân tích vai trò quan trọng của mạng lưới giao thông, cơ sở vật chất – kỹ thuật và hạ tầng. Chứng minh tính hoàn thiện ? Bước 2 : Học sinh trình bày giáo viên giúp học sinh chuẩn kiến thức và đặt 1 số câu hỏi cụ thể cho các nhóm. HĐ 3 : Cả lớp - Giáo viên nêu một số khó khăn cơ bản của vùng cần giải quyết. ? Phân tích hậu quả của dân số đông và mật độ dân số cao của vùng ( Sức ép của dân số ) đến kinh tế - xã hội ? à Sức ép việc làm, nhà ở, an ninh, chất lượng cuộc sống, môi trường, - Giáo viên phân tích vài ví dụ thiên tai vùng gánh chịu ( lũ lụt, hạn hán, rét đậm mùa đông,). ? Cho biết nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước ? ? Tại sao việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa phát huy hết thế mạnh của vùng ? HĐ 4 : Cả lớp Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào H 33.2, nhận xét sự chuyển dịch kinh tế theo các nhóm ngành ở Đồng bằng Sông Hồng ? Chủ yếu là các khu vực kinh tế I, II, III. à Giảm I, tăng nhanh II và III. - Giáo viên : Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế; khu vực I chiếm 21%, khu vực II chiếm 41% và khu vực III chiếm 38%. Bước 2 : Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết định hướng chung trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ? Chú ý : Đảm bảo cân bằng trong sự phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. ? Vậy trọng tâm phát triển các ngành nào trong định hướng phát triển ? Tại sao phải phát triển các ngành đó ? à Học sinh phân tích nguyên nhân à Dựa vào lao động, tài nguyên, thị trường, . ? Đối với khu vực I, định hướng phát triển của vùng như thế nào ? Tại sao có định hướng như vậy ? à Ví dụ tăng cây công nghiệp à lợi thế tài nguyên, giá trị xuất khẩu, thu ngoại tệ. ? Đối với khu vực II, ưu tiên phát triển những ngành nào ? Tại sao ? Liên hệ thực tế hiện nay ? ? Đánh giá tiềm năng và thế mạnh để phát triển các loại hình dịch vụ ( du lịch, ngân hàng, giáo dục,) ? I. Các thế mạnh chủ yếu của vùng : Gồm 11 tỉnh và thành phố. Diện tích 15 nghìn Km2 ( 4,5% cả nước ) và dân số 18,2 triệu người ( 21,6% cả nước ). 1. Vị trí địa lý : Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm – giáp với các vùng Trung du miền núi BaÉc Bộ và Bắc Trung Bộ – Biển Đông à Thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa với các vùng trong cả nước và các nước bạn trên thế giới. 2. Tài nguyên thiên nhiên : - Đất nông nghiệp : 51,2 % diện tích đồng bằng. Trong đó đất phù sa màu mỡ 70% diện tích à thuận lợi phát triển nông nghiệp. - Nước : phong phú. - Biển : có khả năng phát triển kinh tế biển. - Khoáng sản : đá vôi, sét, cao lanh, than nâu và khí đốt à phát triển công nghiệp, xây dựng, 3. Điều kiện kinh tế - xã hội : - Dân cư – lao động : dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú. Chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung ở các đô thị. - Cơ sở hạ tầng : mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện nước, thông tin đảm bảo. - Cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các ngành kinh tế được hình thành và ngày càng hoàn thiện. II. Các hạn chế chủ yếu của vùng : - Có dân số đông, mật độ dân số cao à gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm. - Chịu ảnh hưởng của những tai biến thiên nhiên : bão, lũ lụt, hạn hán. Một số tài nguyên bị suy thoái ( đất, nước). Thiếu nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. - Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy được thế mạnh của vùng. III. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính : 1. Thực trạng : - Tỉ trọng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp giảm; công nghiệp – xây dựng tăng; dịch vụ có nhiều chuyển biến. - Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực CNH - HĐH nhưng vẫn còn chậm. 2. Các định hướng chính : - Xu hướng chung : Tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh ở khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. - Trọng tâm : Phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. + Khu vực I : Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong trồng trọt : giảm % cây lương thực và tăng % cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả. + Khu vực II : Phát triển gắn với các ngành công nghiệp trọng điểm ( chế biến lương thực – thực phẩm, dệt – may, da giày, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện – điện tử ). + Khu vực III : Có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo à phát triển mạnh à đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch kinh tế. 4. Củng cố : - Dựa vào H33.3, kinh tế Đồng bằng Sông Hồng. Hãy cho biết tên và các ngành chủ đạo của các trung tâm công nghiệp lớn của vùng ? 5. Dặn dò : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk. Xem trước bài mới thực hành “ Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng Sông Hồng ” Tính trước : tốc độ tăng trưởng của các chỉ số và tỉ trọng của Đồng bằng Sông Hồng so với cả nước.

File đính kèm:

  • docBai 33 Van de chuyen dich co cau kinh te o dong bang Song Hong.doc