MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thưc
- Nắm được các thế mạnh chủ yếu (về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội), cũng như những hạn chế (về tự nhiên, kinh tế - xã hội) của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng vấn đề này của vùng.
- Biết được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của việc định hướng đó.
2. Về kĩ năng
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 39 - Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n 28/03/ 2009
TiÕt 39 - Bµi 33
VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thưc
- Nắm được các thế mạnh chủ yếu (về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội), cũng như những hạn chế (về tự nhiên, kinh tế - xã hội) của vùng đồng bằng sông Hồng.
- Hiểu được tính cấp thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và thực trạng vấn đề này của vùng.
- Biết được một số định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng và cơ sở của việc định hướng đó.
2. Về kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ một số tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, thuỷ hải sản...), mạng lưới giao thông, đô thị ở đồng băng sông Hồng.
- Phân tích được các biểu đồ liên quan đến nội dung của bài và rút nhận xét cần thiết.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam.
- Bản đồ hành chính Việt nam.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bản đồ kinh tế chung Việt nam.
- Biểu đồ, bảng số liệu liên quan đến đông băng sông Hồng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hỏi bài củ
- Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của TDMN Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc?
- Hãy nêu sự khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.
2. Mở bài.
GV: Đặt vấn đề; " Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trong đặc biệt trong phân công lao động của cả nước. Vị trí thuận lợi, điều kiện tự, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào".
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản cần nắm vững
Hoạt động 1: Cả lớp (5 phút)
GV: Yêu cầu HS dựa vào bản đồ hành chính Việt nam, thông tin ở mục 1, hãy:
Xác định vị trí địa lí, diện tích dân số và số tỉnh của đồng bằng sông Hồng.
HS: Dựa vào thông tin ở mục 1 để trả lời câu hỏi.
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
Hoạt động 2: nhóm (10 phút)
GV: tổ chức cho HS làm việc theo nhóm ( chia lớp thành 3 nhóm) và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
* Nhóm 1: Trình bày các thế mạnh về vị trí địa lí.
* Nhóm 2: Trình bày các thế mạnh về tự nhiên.
* Nhóm 1: Trình bày các thế mạnh về kinh tế - xã hội.
HS: Dựa vào thông tin ở mục 1 và hình 33.1, tiến hành trao đổi thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ được giao và trình bày kết quả làm việc của nhóm.
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
Hoạt động 3: Cả lớp (7 phút)
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 2 và hình 33.2, hãy cho biết:
+ Bên cạnh những thế mạnh. Đồng bằng sông Hồng có những hạn chế gì. Các hạn chế đó đã ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
+ Dựa vào hình 33.2, hãy so sánh và giải thích tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn giữa đồng bằng sông Hồng nói chung và hà Nội nói riêng so với các vùng và thành phố khác trong cả nước
HS: Dựa vào thông tin ở mục 2 và hình 33.2 để trả lời câu hỏi.
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
Hoạt động 4: Cả lớp (5 phút)
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 3 và hình 33.3, hãy: Trình bày thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng.
HS: Dựa vào thông tin ở mục 3 và hình 33.3 để trả lời câu hỏi.
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
Hoạt động 5: Cả lớp (5 phút)
GV: Yêu cầu HS dựa vào thông tin ở mục 3, hãy cho biết: Các định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai của đồng bằng sông Hồng.
HS: Dựa vào thông tin ở mục 3 và hình 33.3 để trả lời câu hỏi.
GV: Chuẩn kiến thức đúng, bổ sung và ghi bảng.
1. Các thế mạnh chủ yếu
1.1. Vị trí địa lí
- ĐBSH bao gồm 10 tỉnh thành, với diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm khoảng 4,5% diện tích cả nước) và số dân khoảng 18,2 triệu người (năm 2005 chiếm 21,6% dân số cả nước).
- Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa TDMNBBộ với vùng biển Đông rộng lớn.
- Về mặt kinh tế: ĐBSH nằm liền kề với vùng có tiềm năng khoáng sản và thuỷ điện lơn nhất nước ta, nằm ở trung tâm Bắc Bộ, gần như trong vùng trọng kinh tế điểm phía Bắc, vùng này giống như chiếc cầu nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc, với vùng Bắc Trung Bộ và biển Đông.
Vì thế đây là vùng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc giao lưu giữa ĐBSH với các vùng khác trong cả nước trong khu vực và trên thế giới trở nên dễ dàng.
1.2. Tài nguyên thiên nhiên.
ĐBSH cũng có những thế mạnh riêng, tiêu biểu cho vùng đồng bằng châu thổ:
- Đất đai là tài nguyên hàng đầu. đất của đồng băng nhìn chung màu mở, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp. đây cũng là một trong những lí do mà tỉ lệ diện tích đất đã sử dụng của vùng rất cao (gần 80% diện tích tự nhiên).
- Nguồn nước; Với sự hiện diện của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, tài nguyên nước của vùng rất phong phú. Ngoài nước trên mặt còn có nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng.
- Với đường bờ biển dài hơn 400 km từ Hải Phòng đến Ninh Bình. Ngoài nguồn lợi về thuỷ sản (đánh bắt, nuôi trồng) vùng này còn có điều kiện để phát triển giao thông và du lịch biển.
- Ở đây có một số loại khoáng sản. trong đó có giá trị nhất là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và tiềm năng về khí đốt.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động:
+ Dân đông à Tiềm năng lao động lớn và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Dân cư có trình độ học vấn và dân trí cao hơn so với các vùng khác và có nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước và trồng cây thực phẩm. Lại có nhiều trung tâm nghiên cứu, nhiều trường Đại học.
- Cơ sở hạ tầng: Vào loại tốt nhất cả nước.
+ Mạng lưới giao thông (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường không) phát triển mạnh.
+ Khả năng cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống được đảm bảo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Mạng lưới đô thị cao nhất cả nước, trong đó có nhiều thành phố lớn.
+ Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh.
+ Tập trung nhiều cơ sở công nghiệp, có một số trung tâm cô nghiệp lớn (Hà Nội, Hải Phòng).
+ Do lịch sử khai thác lâu đời nên ĐBSH đã tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống.
2. Các hạn chế chủ yếu của vùng
- Đồng bằng sông Hồng có dân đông, mật độ dân số cao.
+ Dẫn đến những khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
+ Sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu tích luỹ và cải thiện đời sống nhân dân (nhất là ở vùng nông thôn). Vì sản xuất mới chỉ đạt 4 - 5/ năm, trong khi đó dân số tăng xấp xỉ 2%/ năm.
à Vấn đề việc làm rất trầm trọng ở cả nông thôn và thành thị à gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội và lãng phí nguồn nhân lực. Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước. Vì đây là vùng có dân số đông, lại là khu vực có tỉ lệ nhập cư của lao động nông thôn lớn.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của những tại biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán do khai thác quá sớm, quá mức dẫn đến một số loại tài nguyên bị suy thoái và phần lớn nguồn nguyên liệu dựa vào vùng khác đưa đến.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính.
a. Thực trạng.
Cơ cấu kinh tế của ĐBSH đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm. Ở nhiều tỉnh, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao.
b. Các định hướng chính
Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo ngành tập trung theo hai hướng:
- Chuyển dịch toàn bộ các khu vực trong nền kinh tế. Dựa vào thế mạnh sắn có, xu hướng chung là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III ( cho đến năm 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng là 20%, 34% và 465) trên cơ sở bảo đảm tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề môi trường.
- Chuyển dịch trong nội bộ từng khu vực, từng ngành:
+ Đối với KVI. Giảm tỉ trong ngành trồng trọt, tăng tỉ trong của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. riêng trong trồng trọt lại giảm tỉ trong cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả.
+ Đối với KVII. Quá trình chuyển dịch gắn liền với việc hình thành các ngành trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng, đó là những ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, ngành dệt may, da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, kỷ thuật điện - điện tử.
+ Đối với KVIII. Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. Dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
IV. ĐÁNH GIÁ
1. Tại sao lại phải có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.
2. Sự chuyển dịch cơ cấua kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng diến ra như thế nào và những định hướng chính trong tương lai.
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- HS làm bài tập số 2 trong skg (ở trang 153).
- Xem trước bài thực hành (bài 34) để giờ sau học bài thực hành
File đính kèm:
- Bai 33 van de chuyen dich co cau kinh te o DBSH Dia li 12 CB.doc