Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 43 - Tuần 13 - Bài 38 : Thực hành : So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi bắc bộ

1. Về kiến thức :

- Củng cố thêm kiến thức trong bài 37.

- Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ.

2. Về kỹ năng :

- Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết.

- Củng cố kiến thức đã học về hai vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

3. Về thái độ : Tinh thần và thái độ học tập của học sinh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Tiết 43 - Tuần 13 - Bài 38 : Thực hành : So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07/04/2009 Ngày dạy : 09/04/2009 Tiết : 43 Tuần : 13 ( HKII ) BÀI 38 : THỰC HÀNH : SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : - Củng cố thêm kiến thức trong bài 37. - Biết được những nét tương đồng và khác biệt về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ. 2. Về kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ. - Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết. - Củng cố kiến thức đã học về hai vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 3. Về thái độ : Tinh thần và thái độ học tập của học sinh. 4. Kiến thức trọng tâm : - Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005. - Nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa 2 vùng này. - Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. II. Đồ dùng dạy học : - Các loại bản đồ hình thể, công nghiệp, nông nghiệp của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. - Atlat địa lí Việt Nam. - Các dụng cụ học tập : Máy tính bỏ túi, bút chì, thước kẻ. III. Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận. IV. Tiến trình tổ chức dạy học : 1. Ổn định lớp : ( Kiểm diện sĩ số ghi vào sổ đầu bài ) 2. Kiểm tra bài cũ : CH 1 : Điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên ? à Sgk trang 167. CH 2 : Trình bày vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? à Sgk trang168, 169. 3. Bài mới : - Giáo viên giới thiệu khái quát nội dung yêu cầu của bài thực hành. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HĐ 1 : Cá nhân Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắêc Bộ và Tây Nguyên năm 2005. Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc rõ và xác định yêu cầu của đề bài. Bước 2 : Giáo viên và học sinh phân tích đề bài và hướng dẫn học sinh tiến hành các bước thực hiện bài thực hành : - Xử lí số liệu : Lấy tổng giá trị của cả nước, trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là 100%, các loại cây tính cơ cấu % theo tổng diện tích. CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NĂM 2005 ( Đơn vị % ) Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Cây công nghiệp lâu năm 100 100 100 Cà phê 30.4 3.6 70.2 Chè 7.5 87.9 4.3 Cao su 29.5 - 17.2 Các cây khác 32.6 8.5 8.3 - Tính qui mô : Lấy qui mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Trung du miền núi phía Bắc là 1 đvbk thì qui mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước lần lượt là: + Tây Nguyên = 2,64 (đvbk) + Cả nước = 14,05 (đvbk) - Vẽ biểu đồ : Biểu đồ thể hiện qui mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm2005 ( Giáo viên hướng dẫn học sinh tự vẽ, sau đó giáo viên chỉnh sửa ) HĐ 2 : Cặp Nhâïn xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Hai học sinh cùng bàn bạc, thảo luận để giải quyết vấn đề. Một số học sinh đại diện trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét phần trình bày của các học sinh và chuẩn kiến thức : * Giống nhau : a. Qui mô : - Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước ( về diện tích và sản lượng ). - Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè tập trung trên qui mô lớn, thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. b. Về hướng chuyên môn hóa : - Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm. - Đạt hiệu quả kinh tế cao. c. Về điều kiện phát triển : - Điều kiện tự nhiên : đất, nước, khí hậu là những thế mạnh chung. - Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp. - Đượïc sự quan tâm của Nhà nước về chính sách, đầu tư. * Khác nhau : Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Về vị trí và vai trò của từng vùng Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước. Là vùng chuyên canh cây công nhiệp lớn thứ 2 cả nước. Về hướng chuyên môn hóa - Quan trọng nhất là Chè, sau đó là Quế, Sơn, Hồi. - Các cây công nghiệp ngắn ngày có thuốc lá, đậu tương. - Quan trọng nhất là cà phê, sau đó là cao su, chè - Một số cây công nghiệp ngắn ngày : Dâu tằm, bông vải. Về điều kiện phát triển Địa hình Miền núi bị chia cắt. Cao nguyên xếp tầng với những mặt bằng tương đối bằng phẳng. Khí hậu Có mùa đông lạnh cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây cận nhiệt ( chè ). Cận xích đạo với mùa khô sâu sắc. Đất đai Đất feralit trên đá phiến, đá gơ nai và các loại đá mẹ khác. Đất bazan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung. Kinh tế – xã hội - Là nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp. - Cơ sở chế biến còn hạn chế. - Vùng nhập cư lớn nhất nước ta. - Cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều. * Giải thích : Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở 2 vùng - Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên : + Trung du miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng lớn dẫn đến qui mô sản xuất nhỏ. + Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất badan có đôï phì cao, thích hợp với qui hoạch các vùng chuyên canh có qui mô lớn và tập trung. - Có sự khác nhau về đặc điểm dân cư, đặc điểm khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất. + Trung du miền núi Bắc Bộ : Dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè từ lâu đời. + Tây Nguyên : Dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê. HĐ 3 : Cá nhân Tính tỉ trọng trâu bò trong tổng đàn trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước. CƠ CẤU ĐÀN TRÂU, BÒ, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2005. ( Đơn vị : % ) Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên Trâu 34,5 65,1 10,4 Bò 65,5 34,9 89,6 HĐ 4 : Nhóm Nhận xét và giải thích về chăn nuôi gia súc của trung du miền núi Bắc Bộ và Tay Nguyên. Bước 1 : Giáo viên chia lớp thành các nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ. - Nhóm 1 : Giải thích tại sao 2 vùng trên đều có thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn ? So sánh đàn trâu, bò của 2 vùng. - Nhóm 2 : Giải thích tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại ? Bước 2 : Giáo viên hướng dẫn và đôn đốc học sinh trả lời. Bước 3 : Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh trình bày, nhận xét và bổ sung hoàn thiện. - Hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do : + Hai vùng có 1 số đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi : Mộc Châu, Đơn Dương – Đức Trọng.Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm cho chăn nuôi ngày càng được tăng cường và đảm bảo do ngành trồng trọt có bước phát triển vững chắc. + Khí hậu : . Trung du và miền núi Bắc Bộ : nhiệt đới có 1 một mùa đông lạnh, ẩm thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu. . Tây Nguyên nhiệt đới cận xích đạo có 1 mùa khô, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò. + Nhu cầu từ các vùng phụ cận với các sản phẩm chăn nuôi của các vùng là rất lớn Trung du và miền núi Bắc Bộ ( Đồng bằng Sông Hồng ), Tây Nguyên ( Đông Nam Bộ ). + Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn. - Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của 2 vùng so với cả nước ? - Tổng số đàn trâu, bò của 2 vùng chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước. + Đàn trâu : Chiếm 60 % tổng số đàn trâu của cả nước. + Đàn bò : 27,3 % so với tổng số đàn bò của cả nước. - Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn Tây Nguyên thì ngược lại ? - Đàn trâu tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ vì phù hợp với điều kiện lạnh ẩm. Trâu vốn là gia súc có khả năng chịu ẩm và rét tốt. Ở đây lại có 1 số đồng cỏ nhỏ nằm rải rác thích hợp với tập quán chăn thả trong rừng. Đàn bò cũng phát triển khá vì đồng cỏ lớn trên cao nghuyên Mộc Châu, nên có điều kiện nuôi bò sữa tập trung. Giao thông được cải thiện nên việc vận chuyển đến các thị trường tiêu thụ ( thành phố và các vùng đồng bằng ) cũng thuận lợi. - Đàn bò nuôi nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có 1 số đồng cỏ lớn, tập trung thích hợp cho căn nuôi bò đàn, bò sữa theo quy mô lớn. Tuy nhiên , chăn nuôi bò chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng. 4. Củng cố : Giáo viên biểu dương và cho điểm các học sinh làm việc tích cực và bổ sung những thiếu sót. 5. Dặn dò : - Hoàn thành bài thực hành nếu chưa xong. Chuẩn bị bài mới “ Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ ”.

File đính kèm:

  • docBai 38 Thuc hanh So sanh veaf cay cong nghiep laau nam va chan nuoi gia suc lon giu vung TN va TDMNBB.doc
Giáo án liên quan