Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Vấn đề phát triển thương mại (nc)

/ Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Hiểu được vai trò của thươngmại nước ta trong nền kinh tế thị trường

- Nắm vũng tình hình, cơ cấu và phân bốcủa hoạt động nội thương ở nước ta.

- Phân tích được đặc điểm của ngoại thương cũng như tình hình, cơ cấu hàng hoá và

 các thị trường xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 12 - Vấn đề phát triển thương mại (nc), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tiết VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI (Nc) I/ Mục tiêu : 1.Kiến thức : - Hiểu được vai trò của thươngmại nước ta trong nền kinh tế thị trường - Nắm vũng tình hình, cơ cấu và phân bốcủa hoạt động nội thương ở nước ta. - Phân tích được đặc điểm của ngoại thương cũng như tình hình, cơ cấu hàng hoá và các thị trường xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta. 2. Kỹ năng: - Phân tích các bảng , biểu số liêụ, các biểu đồ để biết tình hình xuất nhập khẩu nước ta II/ Phương tiện dạy học : Átlat Địa lí Tranh ảnh về hoạt động thương mại VN. III/ Tiến trình dạy học : 1/ Ổn định : 2/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra bài thực hành ( 5 hs) 3/Giới thiệu bài mới : Trong ngành dịch vụ nói chung, một hoạt động đang có sự chuyển biến mạnh mẽ và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sự phát triển của đất nước. Đó là thương mại mà trong đó nổi bật là hoạt động xuất, nhập khẩu. Tgian Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung chính 10’ 5’ 20’ HĐ1 : Cá nhân Giáo viên cho hs nghiên cứu SGK mục a và nêu tóm tắt sự phát triển của ngành nội thương qua 3 thời kỳ : Phong kiến, thuộc Pháp và hiện nay ? Giáo viên cho hs quan sát biểu đồ(hình 43.1) và cho biết nét cơ bản về thành phần trong nội thương của nước ta. Cho biết những vùng có kinh tế phát triển ? Từ đó cho biết những vùng có hoạt động buôn bán tấp nập, các trung tâm buôn bán lớn của nước ta ? HĐ2 : B1: Trình bày tình hình phát triển của ngành ngoại thương ? B2: Nhóm ( 2 nhóm lớn ) Mỗi nhóm nghiên cứu nội dung và nêu cho được : tình hình phát triển , cơ cấu, những mặt hàng chủ yếu ,thị trường. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao : Hàng Giá trị ( tr USD) Dầu thô 8323 Dêt may 5802 Giày dép 3555 Thuỷ sản 3364 Sản phẩm gỗ 1904 Điện tử, máy tính 1770 Gạo 1306 Cao su 1273 Cà phê 1101 Than đá 927 Dây và cáp điện 701 Hạt điều 505 Túi xách, ví ,vali 490 sản phẩm nhựa 478 Gốm sứ 264 Rau quả 263 Mây tre cói, thảm 195 Hạt tiêu 190 Đá quý 169 Chè 111 Xe đạp, phụ tùng 110 Nước ta xuất khẩu đến 219 quốc gia vùng lãnh thổ Nước ta nhập khẩu từ 151 quốc gia vùng lãnh thổ I/ Nội thương : 1/ Tình hình phát triển : Thời phong kiến : Việc buôn bán phát triển cùng với sự phát triển của các đô thị Thời thuộc Pháp : Ra đời các chợ có quy mô tương đối lớn Hiện nay : Nền kinh tế phát triển , hàng hoá nhiều, cơ chế thị trường, hội nhập đã làm cho nội thương phát triển mạnh mẽ ( năm 2005 ước đạt 480 nghìn tỉ đồng ) 2/ Cơ cấu nội thương theo thành phần kinh tế : Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ lệ lớn và ngày càng tăng, khu vực có vốn nước ngoài tăng nhưng tỉ lệ rất nhỏ. 3/ Phân bố :Các trung tâm buôn bán lớn : TPHCM, Hà Nội Các vùng : ĐNB, ĐBSCL,ĐBSH. Tây Bắc. II/ Ngoại thương : 1/ Tình hình phát triển : - Cán cân xuất, nhập khẩu ngày càng cân đối - Thị trường buôn bán được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá . - Đổi mới cơ chế quản lý + mở rộng quyền tự chủ cho các ngành, các doanh nghiệp, các địa phương + xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh + tăng cuờng sự quản lý của nhà nước Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 tăng 13 lần so với năm 1990 2/Xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh liên tục. Năm 1990: 2,4 tỉ USD năm 2005 đạt 32,4 tỉ USD. Đa dạng các mặt hàng xuất khẩu : hàng công nghiệp nặng khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, hàng tiểu thủ công nghiệp hàng nông lâm thuỷ sản Hàng gia công chiếm tỉ lệ còn lớn Thị trường xuất khẩu lớn nhất : Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Úc . 3/ Nhập khẩu : Kim ngạch nhập khẩu tăng khá mạnh Năm 1990 : 2,8 tỉ USD năm 2005 36,8 tỉ USD Mặt hàng nhập : Tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng Thị trường : Châu Á-Thái Bình Dương ( 80%) , Châu Âu, Bắc Mĩ IV/ Đánh giá : Chứng tỏ hoạt động xuất, nhập khẩu nước ta đang có những chuyển biến tích cực ? - Kim ngạch xuất, nhập khẩu - Cơ cấu hàng xuất, nhập - bạn hàng V/ Bài tập về nhà : Vẽ biểu đồ (miền), nhận xét về bảng số liệu (BT1-SGKnc tr 179 ) VI/ Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docBai thuong mai Dia 12 NC.doc