Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học, học sinh cần nắm:

- Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau

- Hiểu rõ được một số phép chiếu hình cơ bản.

- Phân biệt được một số dạng lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào.

- Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1010 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án 1-tiết 1-tuần 1 Đồng Huy Hùng Ngày soạn: 17/08/2008 CHƯƠNG I: BẢN DỒ BÀI 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh cần nắm: - Hiểu được vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau - Hiểu rõ được một số phép chiếu hình cơ bản. - Phân biệt được một số dạng lưới kinh vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó của phép chiếu hình bản đồ nào. - Thông qua phép chiếu hình bản đồ, biết được khu vực nào là khu vực tương đối chính xác của bản đồ, khu vực nào kém chính xác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới và các châu lục. - Quả địa cầu. - Tấm bìa kích thước A3. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại kiến thức bản đồ 3. Bài mới: Mở bài: GV yêu cầu HS quan sát bản đồ treo trên bảng, phát biểu khái niệm bàn đồ là gì? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ 1: Cá nhân Bước 1: GV yêu cầu Hs quan sát quả địa cầu và bản đồ thế giới, suy nghĩ cách thức chuyển hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả địa cầu lên mặt phẳng. Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát, lại 3 bản đồ và trả lời các câu hỏi: - Tại sao hệ thống kinh vĩ tuyến trên 3 bản đồ này có sự khác nhau? - Tại sao phải dùng các phép chiếu hình bản đồ khác ? HĐ 2: Cả lớp Bước 1: GV sử dụng tấm bìa thay mặt chiếu: Giữ nguyên là mặt phẳng hoặc cuộn lại thành hình nón và hình trụ Bước 2: GV cho mặt phẳng, hình nón, hình trụ lần lượt tiếp xúc với quả cầu tại các vị trí khác nhau. HĐ 3: Nhóm Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, nhau nhiệm cho từng nhóm Nhóm 1,2: - Khái niệm về phép chiếu phương vị - Có mấy phép chiếu phương vị - Dựa vào hình 1.3b, em hãy cho biết theo phép chiếu này khu vực nào tương đối chính xác,những khu vực nào kém chính xác. Nhóm 3,4: - Khái niệm về phép chiếu hình nón - Có mấy phép chiếu hình nón - Dựa vào hình 1.5a, hãy cho biết khi thể hiện trên mặt chiếu: vĩ tuyến tiếp xúc với hình nón, vĩ tuyến nào chính xác, vĩ tuyến nào không chính xác. Nhóm 5,6: - Khái niệm phép chiếu hình trụ - Có mấy phép chiếu hình trụ - Dựa vào hình 1.7a, hãy cho biết khi thể hiện trên mặt chiếu: vĩ tuyến nào giữ được khoảng cách, vĩ tuyến nào giãn ra, nơi nào chính xác, nơi nào kém chính xác Bước 2: GV yêu cầu HS, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình nghiên cứu, các nhóm khác bổ sung. Sau đó GV chuẩn kiến thức. 1. Khái niệm phép chiếu hình bản đồ: Phép chiếu hình bản đồ là : Cách biểu thị mặt cong của của quả địa cầu lên mặt phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phẳng. 2. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản: - Phép chiếu phương vị - Phép chiếu hình nón - Phép chiếu hình trụ a. Phép chiếu phương vị: - Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng. - Tuỳ theo vị trítiếp xúc khác nhau của mặt phẳng với quả cầu, có các phép chiếu phương vị khác nhau: + Phép chiếu phương vị đứng +Phép chiếu phương vị ngang + Phép chiếu phương vị nghiêng. a.1 Phép chiếu phương vị đứng - Mặt phẳng tiếp xúc với quả cầu ở cực - Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là đường tròn đồng tâm ở cực. - Những khu vực gần cực tương đối chính xác - Dùng để vẽ bản đồ những khu vực gần cực. b. Phép chiếu hình nón: SGK c. Phép chiếu hình trụ: SGK IV. ĐÁNH GIÁ: Củng cố lại kiến thức đã học 1. Hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng sau đây: Phép chiếu hình bản đồ Thể hiện trên bản đồ Các kinh tuyến Các vĩ tuyến Khu vực chính xác Khu vực kém chính xác Phương vị đứng Hình nón đứng Hình trụ đứng 2. Hãy cho biết từng phép chiếu đồ thường dùng để vẽ bản đồ của khu vực nào. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: - Xem lại kênh hình SGK - Xem bài 2: Một số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lý trên bản đồ.

File đính kèm:

  • docBai 1.doc
Giáo án liên quan