Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 1: Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 3)

- Mục đích yêu cầu

- Giúp học sinh biết được nước ta có 54 dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn nhất, các dân tộc luôn luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta.

- Rèn kỹ năng xác định trên bản đồ một số dân tộc ít người, các vùng phân bố chính trong lãnh thổ

 II- Phương tiện dạy học cần thiết

 

doc150 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 1: Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí việt nam ( tiếp theo) Địa lí dân cư Tuần 1 Ngày soạn: 10/8/2009 Bài 1: Tiết 1: Cộng đồng các dân tộc việt nam I - Mục đích yêu cầu - Giúp học sinh biết được nước ta có 54 dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh chiếm số lượng lớn nhất, các dân tộc luôn luôn đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta. - Rèn kỹ năng xác định trên bản đồ một số dân tộc ít người, các vùng phân bố chính trong lãnh thổ II- Phương tiện dạy học cần thiết - Bản đồ dân cư Việt Nam - Bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam III - Tiến trình tổ chức bài mới * Bài mới: ? Bằng sự hiểu biết của mình em kể tên một số dân tộc mà em biết? ? Câu chuyện nào có liên quan đến giải thích nguồn gốc của đồng bào các dân tộc Việt Nam.. Cả nước hiện cú 54 dõn tộc anh em. Trong số 54 dõn tộc, cú những dõn tộc vốn sinh ra và phỏt triển trờn mảnh đất Việt Nam ngay từ thửa ban đầu, cú những dõn tộc từ nơi khỏc lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trớ nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nờn nhiều dõn tộc ở cỏc nước xung quanh vỡ nhiều nguyờn nhõn đó di cư từ Bắc xuống, từ Nam lờn, từ Tõy sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trờn lónh thổ nước ta. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 GV treo bộ tranh ảnh các dân tộc Việt Nam ? Theo hiểu biết của em thì hiện nay ở nước ta có bao nhiêu dân tộc?dựa vào đâu để phân biệt các dân tộc ? Quan sát ảnh em có nhận xét gì về sự khác biệt của các dân tộc này. HS: ngôn ngữ, phong tục, trang phục...( không mang tính chất chính trị) Quan sát biểu đồ 1.1: hãy nhận xét về tỉ lệ giữa các dân tộc. - Dân tộc nào có số lượng nhiều nhất - Các dân tộc khác như thế nào ? Đặc điểm thường thấy của dân tộc Kinh? (Qua bộ tranh ảnh) HS: - Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa nước, các ngành nghề thủ công, lực lượng đông đảo nhất trong nền kinh tế ? Hãy kể tên một số dân tộc khác mà em biết ? Các dân tộc khác có đặc điểm sống như thế nào + Quan sát hình 1.2 : (Lớp học vùng cao) em có nhận xét gì về đời sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của họ? ?Người việt ở nước ngoài họ đã có những đóng góp gì cho đất nước.Lấy một vài ví dụ. Hoạt động 2 + GV treo bản đồ dân tộc Việt Nam - Giải thích phần chú giải ? Dựa vào bản đồ và vốn hiểu biết của em hãy chỉ ra những vùng sinh sống chủ yếu của các dân tộc? HS: - Vùng đồng bằng duyên hải: Kinh, Chăm, Kh' me.... - Vùng núi, cao nguyên: Các dân tộc ít người khác + GV treo tranh vẽ về dân tộc Kinh ? Đặc điểm kinh tế và các hình thức quần cư? ? Nhận xét về đặc điểm và trang phục? ? Chỉ ra các khu vực phân bố chủ yếu? Của những dân tộc nào khác. ? Nhận xét về số lượng, tỉ lệ dân cư và đời sống, sản xuất. HS: + Mặc dù chỉ chiếm 13.8% dân số và sống dải rác ở các vùng núi cao nguyên trung du từ bắc vào nam nhưng là một phần không thể thiếu của cộng đồng dân tộc Việt Nam, góp phần tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hóa Việt Nam. ? Qua một số tranh ảnh các dân tộc em có nhận xét gì về nét văn hoá và đời sống của họ. GV: - Những bộ trang phục sặc sỡ và những nét cách điệu về hoa văn và màu sắc là đặc trưng của mỗi dân tộc. Cảnh rừng núi, các hoạt động sản xuất gắn với vùng núi và cao nguyên có nhiều tiềm năng về khoáng sản và lâm sản cũng như là những vùng trọng yếu về an ninh quốc phòng. ? Đồng bào các dân tộc thiểu số gặp phải khó khăn gì. Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách gì đối với các dân tộc. I/ Các dân tộc ở Việt Nam - Trên lãnh thổ nước ta hiện nay có 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống gắn bó. - Dựa vào ngôn ngữ phong tục, tập quán .... để phân biệt các dân tộc. " Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng tạo nên sự đa dạng trong bản sắc văn hoá Việt Nam. - Dân tộc Kinh chiếm 86.2% dân số, là dân tộc có tỉ lệ đông nhất. - Các dân tộc khác chỉ chiếm 13.8% -Người việt kiều ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam II/ Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Kinh - Sống phân bố khắp cả nước nhưng chủ yếu vùng đồng bằng Sông Hồng, ĐB sông Cưủ Long, duyên hải Trung Bộ.... - Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.... - Không màu me, đơn giản, ít hoa văn, áo dài truyền thống - Sống theo đơn vị: Làng, xóm, thôn.... 2/ Các dân tộc ít người Các khu vực Các dân tộc ít người Trung du và miền núi Bắc Bộ Trên 30 dân tộc cư trú : Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao.. Trường Sơn- Tây Nguyên Trên 20 dân tộc: Ê- đê, Gia- rai, Cơ- ho... Nam Trung Bộ và Nam Bộ Chăm, khơ me, Hoa.. - Họ sống chủ yếu nhờ vào khai thác nương rẫy, lâm sản, trồng cây ăn quả và nghề rừng.... - Khó khăn: đời sống vật chất và tinh thần còn nhiều khó khăn cần được giúp đỡ và cải thiện thông qua các chủ trương chính sách như 135, 327.... V/ Hoạt động nối tiếp: HS: làm bài tạp trong SGK Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới. ************************************************************** Ngày soạn: 10/8/2009 Bài 2: Tiết 2 Dân số và gia tăng dân số I - Mục đích yêu cầu - Giúp học sinh biết được dân số nước ta vào năn 2002 là 79,7 triệu người (Có thể thêm các số liệu mới). Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hệ quả. - Xu thế chuyển dịch dân số và sự thay đổi cơ cấu dân số. - Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ và thống kê dân số II- Phương tiện dạy học cần thiết: - Biểu đồ biến đổi dân số - Một số tranh minh họa cho hậu quả của bùng nổ dân số. III - Tiến trình tổ chức bài mới: Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nối ý ở cột (1) và (3) thích hợp vào ý ở cột (2) của bảng sau: Dân tộc(1) Địa bàn cư trú (2) Dân Tộc(3) Gia-rai Mông Dao Khơme Tày Thái Xơ đăng Ra-glai Trung du và miền núi phía Bắc Trường sơn và Tây Nguyên Nam Trung Bộ và Nam Bộ Mường Nùng Ba-na Cơ-ho Hrê Mnông Chăm Hoa * Bài mới: Việt Nam là một quốc gia có số dân đông và có nguồn lao động dồi dào. Là nước có dân số trẻ. Trong những năm gần đây nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên.. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 ? Em hiểu khái niêm: số dân và dân số có nghĩa là gì. ? Theo thống kê năm 2002 nước ta có bao nhiêu triệu người? ? Với số lượng ấy em có nhận xét gì? có những khó khăn gì cho nền kinh tế. ? Kể tên một số nước có dân số đông trên thế giới. - HS tìm: Việt Nam là nước đụng dõn thứ 12 trờn thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines. Tuổi thọ bỡnh quõn đạt 72 tuổi (nam 70 tuổi, nữ 73 tuổi), đứng thứ 4 ở Đụng Nam Á, đứng thứ 20 ở chõu Á và đứng thứ 83 trờn thế giới Hoạt động 2 GV treo biểu đồ biến đổi dân số của nước ta giai đoạn 1954 - 2003 ? Nhận xét tình hình tăng dân số của nước t. (Làm phép tính trung binh tăng dân số từ 1954 - 2003, tỉ lệ tăng tự nhiên tăng giảm như thế nào) ? Sự ổn định thể hiện như thế nào ? Cho biết một số nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số. HS: + Nguyên nhân: - Số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều - Tỉ lệ tử giảm - Còn tồn tại nhứng quan niệm phong kiến - Nhận thức về vấn đề dân số còn chưa cao + Hậu quả: - Bình quân lương thực giảm, đói nghèo - Kinh tế chậm phát triển - Khó khăn trong giải quyết việc làm - Mất trật tự an ninh - Cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường Quan sát bảng 2.1: Nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa các vùng? ? Xác định các vùng miền có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao và thấp?Giải thích lý do vì sao có sự khác biệt như vậy? Hoạt động 3 Cơ cấu dân số : là sự phân chia dân số theo những tiêu chí nhất định: độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính. Quan sát bảng số liệu 2.2 GV đưa ra những thuật ngữ: Tuổi dưới tuổi lao động, tuổi lao động và trên tuổi lao động ? Theo dõi sự thay đổi tỉ lệ các nhóm tuổi qua các giai đọan từ 1979 - 1999, Em có nhận xét gì. ? Thể hiện tình hình tăng dân số như thế nào. ? Theo dõi sự thay đổi về tỉ lệ của giới tính., em có nhận xét gì. ? Nêu nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt ấy. ? Những đặc điểm ấy có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế xã hội. - Sự thay đổi cũng ảnh hưởng từ những luồng nhập cư (di chuyển nguồn lao động đến những khu công nghiệp và đô thị từ các vùng nông thôn) I. Số dân - Năm 2002 dân số nước ta là 79.7 triệu người, xếp thứ 14 trên thế giới, gây ra những khó khăn cho nền kinh tế và đời sống. ( Năm 2006: 84115.800 người. Năm 2008: 86,5tr người) II. Gia tăng dân số - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhanh trong giai đoạn 1989 - 2003. - Việt Nam cú tỷ lệ tăng tự nhiờn hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đụng Nam Á, cao thứ 32 ở chõu Á và đứng thứ 114 trờn thế giới. - Tỉ suất sinh thấp và tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm là do những cố gắng về y tế, tuyên truyền trong hơn 30 năm qua. + Không giống nhau: Thành thị thấp, nông thôn cao - Các vùng núi và cao nguyên tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn đồng bằng -> Do nhận thức và công tác tuyên truyền về dân số chưa cao III. Cơ cấu dân số 1. Cơ cấu theo nhóm tuổi + Nhóm tuổi 0 - 14 giảm dần + Nhóm tuổi 15 - 59 tăng nhanh + Nhóm tuổi trên 60 tăng nhưng chậm -> Nước ta có dân số trẻ, khó khăn cho công tác y tế giáo dục. - Tỉ lệ sinh đang giảm dần 2. Cơ cấu về giới - Nam giới ít hơn nữ giới, tuy nhiên sự chênh lệch về giới thay đổi theo hướng giảm dần từ 3% vào năm 1979 xuống còn 1.6% năm 1999. - Do chiến tranh và do đặc điểm giới tính (Mỗi năm, dõn số nước ta tăng khoảng 1 triệu người, mất cõn đối về tỷ lệ giới tớnh khi sinh (112 trẻ trai/100 trẻ gỏi). Nhiều vựng địa lý tỷ số này cũn lờn đến 115-125/100 . Năm 2008 là năm thứ 2 liờn tiếp cụng tỏc DS-KHHGĐ ở nước ta khụng đạt được chỉ tiờu kế hoạch giảm sinh do Quốc hội giao, là năm cú tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lờn tăng cao nhất trong giai đoạn 2006-2008 và là năm cú tỷ lệ sử dụng biện phỏp trỏnh thai hiện đại giảm 0,7% so với năm 2007.) V/ Hoạt động nối tiếp: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3/10. Vẽ biểu đồ và tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên giai đoạn 1979 - 1999 (Vẽ biểu đồ hình cột hoặc đồ thị) + Hướng dẫn học sinh : - Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên = Tỉ suất sinh- tỉ suất tử - Vẽ biểu đồ đường gồm có cả tỉ suất sinh và tỉ suất tử Bài tập: Cho các vùng: ĐB sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng Bằng Sông Cửu Long Hãy ghi tên vào vùng ô trống thích hợp. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 1999( trung bình cả nước 1,43%) Vùng có tỉ lệ cao hơn Vùng có tỉ lệ thấp hơn Tuần 2 Ngày soạn: 20/8/2009 Bài 3: Tiết 3 Phân bố dân cư và các loại hình quần cư I - Mục đích yêu cầu - Giúp học sinh hiểu và trình bày đặc điểm về mật độ dân số và phân bố dân cư, các loại hình quần cư (hình thức, tổ chức, sản xuất và đời sống) - Rèn kỹ năng phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở Viêt Nam II - Phương tiện dạy học cần thiết - Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam - Tranh ảnh minh họa cho các loại hình quần cư - Thống kê mật độ dân số III - Tiến trình tổ chức bài mới *Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích những nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh? ? Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. * Bài mới: Dân cư nước ta tập trung đông ở Đồng Bằng và đô thị, thưa thớt ở miền núi. ậ từng nơi người dan lựa chọn loại hình quần cư cho phù hợp. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 ? Khái niệm cách tính mật độ dân số? HS: - Mật độ dân số là thuật ngữ chỉ đặc điểm dân số ở mỗi địa phương, khu vực địa lý nhất định. Tính bằng: Tổng số dân Tổng diện tích đơn vị Người/Km2 ? So sánh về số dân và diện tích của nước ta. (Cao gấp trờn 5 lần và đứng thứ 41 trong 208 nước và vựng lónh thổ trờn thế giới; cao gấp hơn 2 lần và đứng thứ 8/11 nước ở Đụng Nam Á, cao gấp đụi và đứng thứ 16/50 nước và vựng lónh thổ ở chõuÁ.) ? Quan sát hình 3.1 hãy ch biết dân cư tập trung đông ở những vùng nào, thưa thớt ở những vùng nào. ? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy HS: - Nguyên nhân: Những vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi hơn: đi lại dễ dàng, sản xuất phát triển, đời sống văn hóa cao.... - Vùng núi đi lại khó khăn, đời sống khó khăn Hoạt động2 ? Giải thích thuật ngữ "Quần cư" ? Có mấy loại hình quần cư. ? Đặc trưng của loại hình này. ? Nêu những thay đổi ở quê em mà em biết trong loại hình quần cư nông thôn. ? Đặc trưng của loại hình quần cư thành thị. ? Sự khác biệt giữa hai loại hình quần cư là gì. ? Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích Hoạt động3 Quan sát bảng số liệu 3.1 trang 13SGK ? Nhận xét sự thay đổi của tỉ lệ dân số thành thị ở nước ta. ? Điều đó phản ánh quá trình đô thị hóa như thế nào? Đặc trưng của quá trình này ở nước ta. ? Hãy lấy ví dụ minh hoạt về việc mở rộng quy mô các thành phố. I. Mật độ dân số và phân bố dân cư - Việt Nam đứng thứ 58 về diện tích, dân số đứng thứ 14 -> không tương xứng, mật độ dân cư cao - Mật độ dân số nước ta tăng dần cùng với sự gia tăng dân số + Năm 1999: 195 người/km2 + Năm 2003 246 người/km2 + Mật độ dõn số của Việt Nam đạt 260 người/km2 -> Cao hơn 5 lần trung bình của thế giới và cao hơn trung bình của nhiều quốc gia, nhiều châu lục + Những vùng có mật độ trung bình trên 1000 người/km2 là: đồng bằng sông Hồng, Miền đông Nam bộ + Những vùng có mật độ dân số thấp là: Tây bắc, Tây nguyên, Trường sơn bắc... - Sự chênh lệch giữa thành thị (26%)và nông thôn( 74%) phản ánh đặc trưng sản xuất của kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp II. Các loại hình quần cư 1. Quần cư nông thôn - Sống ở nông thôn, hoạt động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp. - Sống tập trung thành các điểm dân cư: làng, xóm, thôn, bản, buôn, sóc.... - Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đang làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi: Nhiều cơ sở dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp.... ra đời, đời sống thay đổi, quan hệ cũng thay đổi... 2. Quần cư thành thị - Mật độ dân số cao. Kiểu nhà ống san sát, chung cư cao tầng.... - Hoạt động kinh tế chủ yếu: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật.... - Là những trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của mỗi địa phương III. Đô thị hóa - Số dân thành thị tăng lên: Từ 1985 đến 2003 là 11,3 triệu lên 21 triệu người. Tỉ lệ tăng lên 25.8% (2003) - Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra nhưng không thực sự nhanh do nền kinh tế chuyển hướng chậm và quá trình công nghiệp hóa chậm - Mở rộng các đô thị, lối sống thành thị đã và đang ảnh hưởng đến các vùng nông thôn ngoại thành và vùng nông thôn thuần túy V/ Hoạt động nối tiếp: Bài tập 1: Ghi vào chỗ trống của sơ đồ sau các ý thích hợp: Quần cư thành thị Kiểu kiến trúc nhà: Chức năng đô thị Bài tập: điền vào chỗ trống để hoàn thành sơ đồ sau: Đồng bằng ven biển và các thành phố: . Phân bố dân cư Nông thôn: .. Miền núi, trung du: Thành thị ***************************************************** Ngày soạn: 22 tháng 8 năm 2009 Bài4: Tiết 4 Lao động và việc làm chất lượng cuộc sống I - Mục đích yêu cầu - Giúp học sinh hiểu và trình bày được đặc điểm của người lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống, nhận xét và đánh giá qua các số liệu, biểu đồ, bản đồ II- Phương tiện dạy học cần thiết - Biểu đồ cơ cấu lao động - Bảng thống kê sử dụng lao động III - Tiến trìnhtổ chức bài mới: * Kiểm tra bài cũ: ? So sánh sự khác nhau giữ hai hình thức quần cư nông thôn và thành thị. ? Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta. *Bài mới: Nước ta có dân số trẻ lực lượng lao động đông đảo. Trong những năm qua nước ta đã có nhiều cố gắng để giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 ? Từ những số liệu về số dân và tỉ lệ độ tuổi lao động ở các bài học trước, em có đánh giá gì về lực lượng lao động ở nước ta. - Dân số nước ta có khoảng 80 triệu người (2004) trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là khoảng 58.4% vì thế nước ta có lực lượng lao động dồi dào với hơn 40 triệu lao động ? Nêu một vài đặc điểm của người lao động Việt Nam. HS: - Nhiều kinh nghiệm, tiếp thu KHKT nhanh, thông minh, sáng tạo, cần cù GV treo biểu đồ cơ cấu lao động ? Nhận xét về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn? nguyên nhân nào dẫn đến tình hình ấy? ? Chất lượng lao động ở nước ta có đặc điểm gì. HS: - Hạn chế của lao động nước ta: trình độ chuyên môn chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo nghề, ít được tiếp thu KHKT, sức khỏe yếu.... ? Chúng ta đã có các biện pháp gì để nâng cao chất lượng lao động. GV đưa thêm các số liệu khác về trình độ văn hóa, chuyên môn của lao động nước ta (SGV/18) Quan sát biểu đồ và cơ cấu sử dụng lao động qua các năm 1989 - 2003 ? Nhận xét về cơ cấu sử dụng lao động. ? Đánh giá như thế nào về cơ cấu kinh tế và sử dụng lao động. Hoạt động 2 ? Nêu những thuận lợi và khó khăn từ đặc điểm nguồn lao động dồi dào. - Thời gian lao động ít nhất là ở khu vực nông thôn: đạt 77.7% ? Vì vậy ở nước ta đang xảy ra tình trạng gì. ? Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những biện pháp gì. Hoạt động 3 GV gọi học sinh đọc và nêu cảm nhận về hình ảnh 4.3 ? Nhận xét về những tiến bộ trong việc cải tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta. HS: - Đảng và nhà nước đã và đang có sự quan tâm đến đời sống và cải thiện đời sống cho nhân dân bằng nhiều chính sách mới: Xóa đói giảm nghéo, cho vay vốn phát triển sản xuất, quỹ ủng hộ người nghèo... I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động - Nguồn lao động rồi rào, mỗi năm tăng 1 triệu lao động. - Cơ cấu lực lượng lao động: + Thành thị: 24,2% + Nông thôn: 75,8% - Nguyên nhân: Do đặc điểm của nền kinh tế thiên về nông nghiệp và phân bố dân cư không đồng đều nên lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, thành thị ít lao động. - Chất lượng lao động: + Qua đào tạo: 21,2% + Không qua đào tạo: 78,8% - Cần mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng các trường dạy nghề và THCN, đào tạo lao động hợp tác quốc tế 2. Sử dụng lao động - Lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đang giảm dần. - Lao động trong công nghiệp và xây dựng đang tăng nhưng tăng nhanh nhất là lao động trong ngành dịch vụ -> Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh. II. Vấn đề việc làm - Thuận lợi khi xây dựng cơ cấu kinh tế và mở rộng quy mô sản xuất, giá nhân công rẻ... - Khó khăn: Vấn đề giải quyết việc làm - Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao: đạt khoảng 6% III. Chất lượng cuộc sống - Ngày nay: Sau 20 năm đổi mới bộ mặt đời sống đã có nhiều thay đổi, người biết chữ đạt 90.3%, tuổi thọ bình quân đạt 67.5t (Nam) và 74t (Nữ), thu nhập trung bình đạt trên 400 USD/ năm, chiều cao thể trọng đều tăng... V/ Hoạt động nối tiếp: Hs làm bài tập 3 SGK. - Về nhà học bài cũ chuẩn bị bài mới. Tuần 3 Ngày soạn: 28 tháng 8 năm 2009 Bài 5: Tiết 5 Thực hành: phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 I/ Mục đích yêu cầu - Gúp học sinh biết cách phân tích, so sánh tháp dân số. Tìm được sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi - Xác lập mối quan hệ giữa tăng dân số và cơ cấu dân số II/ Phương tiện dạy học: - Đồ dùng giáo viên tự làm. - Bản đồ dân số Việt Nam III/ Tiến trìnhtổ chức bài mới: *Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta? *Bài mới: ở các bài học trước các em đã học về dân số, kế tiếp bài học hôm nay cô và các em rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ . Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 ? Nêu những hiểu biết của em về tháp dân số. - GV nói thêm về tháp dân số - Mỗi khoảng cách là 5 tuổi, chia 2 bên (nam và nữ). Hàng đứng là độ tuổi, hàng ngang là số dân (tỉ lệ) và giới tính ? So sánh hình dạng của tháp (giữa năm 1989 - 1999)? ? Cơ cấu dân số phân theo độ tuổi? ? Tỉ lệ dân số phụ thuộc? ? Nhận xét về tất cả những sự thay đổi ấy? ? Giải thích nguyên nhân? Hoạt động 2 ? Trình bày những ảnh hưởng của sự thay đổi cơ cấu dân số đến đời sống kinh tế xã hội? Hoạt động 3 ? Nêu những thuận lợi và khó khăn do dân số mang lại. 1. Quan sát và phân tích tháp dân số * Hiểu biết về tháp dân số - Tháp dân số là một dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo độ tuổi, giới tính, tỉ lệ giữa nam và nữ, số lượng dân số * Tháp dân số có hình chân rộng, đỉnh nhọn vào năm 1989 , đến năm 1999 chân tháp nhỏ hơn - Thể hiện tỉ lệ dân số độ tuổi trẻ nhiều hơn - Tỉ lệ dân số phụ thuộc ít hơn số người trong độ tuổi lao động + Nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14) chiếm 39% giảm xuống còn 33.5% (1999) + Nhóm tuổi lao động (15 - 59) chiếm 53.8% tăng lên 58.4% + Nhóm trên tuổi lao động từ 7.2% tăng lên 8.1% 2. Sự thay đổi dân số theo độ tuổi - Độ tuổi dưới tuổi lao động giảm chỉ còn 33.5% do tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm - Độ tuổi lao động và trên tuổi tăng cho thấy xu thế ổn định của dân số trong thời gian qua và trong cả những năm tới. Nước ta đã qua giai đoạn bùng nổ dân số 3. Thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: + Số người ngoài tuổi lao động ít hơn số người trong độ tuổi lao động, tỉ lệ người phụ thuộc ít. Năng suất và sản phẩm nhiều + Tuổi dưới lao động ít góp phần giảm sức ép của giáo dục và y tế - Khó khăn: Vấn đề việc làm cho số lao động V/ Hoạt động nối tiếp: - GV đánh giá tiết thực hành. - Về nhà học bài cũ chuẩn bị bài mới: Sự phát triển nền kinh tế việt nam ***************************************************************** Địa lí kinh tế Ngày soạn: 28 tháng 9 năm 2009 Bài 6: Tiết 6 Sự phát triển nền kinh tế việt nam I/ Mục đích yêu cầu - Giúp học sinh có những hiểu biết về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. - Hiểu được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những khó khăn và thách thức. - Rèn kỹ năng phân tích biểu đồ, đọc bản đồ, vẽ biểu đồ hình tròn và nêu nhận xét II/ Phương tiện dạy học cần thiết: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ các vùng kinh tế - Một số hình ảnh phản ánh thành tựu kinh tế xã hội III/ Tiến trình tổ chức bài mới: * Kiểm tra bài cũ: ? Nền kinh tế nước ta hiện nay theo kiểu nền kinh tế nhà nước nào. * Bài mới:Nền kinh tế nước ta trải qua quá trình phát triển lâu dài và nhiều khó khăn. Từ năm 1986 nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng Hoạt động 1 ? Nêu những đặc điểm của nền kinh tế nước ta qua các giai đoạn lịch sử? GV treo một số tranh ảnh - Tranh ảnh phản ánh về đời sống, sản xuất, KHKT, kinh tế.... -> Đặc trưng là những khó khăn của giai đoạn trước để lại. Xây dựng lại toàn bộ cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng Hoạt động 2 ? Thời gian của qua trình đổi mới GV treo biểu đồ của qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ câu GDP giai đoạn 1991 - 2002 Gv giải thích một số kí hiệu của biểu đồ ? Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP của các ngành kinh tế trong giai đoạn này. ? Điều đó thể hiện đặc điểm gì của nền kinh tế nước ta ? Quan sát bảng 6.1 trang 23 em có nhận xét gì. ? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói lên điều gì.. HS: Thành phần kinh tế được mở rộng: Quốc doanh, tập thể, tư nhân, liên doanh - liên kết đang phát triển mạnh mẽ. Giảm dần sự phụ thuộc vào kinh tế nhà nước. GV: Tuy nhiên những ngành kinh tế trọng điểm và quan trọng như: điện. Bưu chính viễn thông.... vẫn là sự quản lý của nhà nước (Đòi hỏi cần phá bỏ độc quyền khi xây dựng nền kinh tế hợp tác quốc tế và ra nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa...) GV treo bản đồ hành chính ? Quan sát và nhận xét, đọc tên các vùng kinh tế trọng điểm? ? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nhằm mục đích gì? HS: - Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lợi từ thiên nhiên vào sản xuất đẩy mạnh chuyên môn hóa tạo năng suất cao trong lao động và sản xuất. ? Chỉ và đọc tên 7 vùng kinh tế khác và các vùng kinh tế trọng điểm , các vùng kinh tế giáp biển và không giáp biển. ? Thảo luận rút ra những thuận lợi và khó khăn, thách thức của nền kinh tế khi phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay? Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế - Biểu đồ tròn (Số liệu tính theo tỉ lệ %) I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới: - Trước cách mạng tháng 8: nền kinh tế phụ thuộc vào đế quốc, lạc hậu, đói nghèo. Chủ yếu là nông nghiệp với năng suất thấp - Từ 1945 đến 1954: Thực hiện cải cách ruộng đất, phát triển nông nghiệp và công nghiệp (còn ít và nghéo nàn) - Từ 1954 đến 1975: Đất nước bị chia cắt. Miền bắc phát triển kinh tế XHCN, miền nam phụ thuộc vào nền kinh tế TBCN, tập trung ở các đô thị lớn - Sau 1975: Đất nước thống nhất đi lên XHCN, thực hiện CNH - HĐH và mở cửa nền kinh tế, cơ cấu kinh tế và thành phần kinh tế đã có nhiều thay đổi. II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới - Quá trình đổi mới được thực hiện từ 1986 đến nay 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu ngành: Tỉ trọng ngành Nông – Lâm - Ngư nghiệp giảm dần - Công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ tăng lên. Khu vực dịch vụ đã chiến tỉ trọng khá cao nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều biến động " Quá trình tăng trưởng của nền kinh tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta đang diễn ra nhanh. (Chú trọng xây dựng nền kinh tế về cơ bản là công nghiệp và giảm dần tỉ trọng của nông lâm- ngư nghiệp) - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh

File đính kèm:

  • docdia li 9(5).doc
Giáo án liên quan