Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 1: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Bình

Nằm ở đông nam đồng bằng sông Hồng, tỉnh Thái Bình nổi tiếng với cánh đồng lúa “thẳng cánh cò bay” bởi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và con người cần cù lao động.

 I. Vị trí, diện tích và sự phân chia hành chính

 1. Vị trí địa lí

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 1: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Bình Nằm ở đông nam đồng bằng sông Hồng, tỉnh Thái Bình nổi tiếng với cánh đồng lúa “thẳng cánh cò bay” bởi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và con người cần cù lao động. I. Vị trí, diện tích và sự phân chia hành chính 1. Vị trí địa lí Tỉnh Thái Bình nằm ở đông nam đồng bằng Bắc Bộ, từ 20017’B đến 20049’B, từ 106006’Đ đến 106039’Đ, diện tích tự nhiên 1546 km2 ( 2003). Thái Bình được bao bọc bởi sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá và trên 50km bờ biển trong vịnh Bắc Bộ. Phía đông bắc giáp Hải Phòng, phía Tây Bắc giáp Hưng Yên, Hải Dương, phía tây nam và phía nam giáp Hà Nam và Nam Định. Tỉnh Thái Bình nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hà Nội, Hải Phòng là những thị trường tiêu thụ rộng lớn, là trung tâm hỗ trợ đầu tư, chuyển giao công nghệ, thông tin cho Thái Bình, mở ra khả năng sản xuất hàng hoá, giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và quốc tế. Mặt khác, nó đặt ra một thử thách lớn với Thái Bình trong sự cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 2. Tổ chức hành chính Tỉnh Thái Bình được thành lập ngày 21 tháng 3 năm 1890 gồm 12 huyện, 96 tổng, 802 làng với số ruộng đất 365787 mẫu ( khoảng 1317km2). Hiện nay tỉnh Thái Bình có 1 thành phố và 7 huyện: thành phố Thái Bình, các huyện hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư, Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương, Tiền Hải. Đến năm 2004, toàn tỉnh có 269 xã, 8 phường và 7 thị trấn. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hình Thái Bình là tỉnh điển hình của đồng bằng châu thổ. Tính chất bằng phẳng của địa hình bề mặt chỉ bị phá vỡ bởi các sống đất ven sông, các dải cồn ven biển, các gò đống và hệ thống đê sông, đê biển. Độ cao phổ biến từ 1 đến 2m. Nhìn chung hướng địa hình thoải từ tây- tây bắc xuống đông - đông nam. Hệ thống đê ven sông có tác dụng ngăn lũ, nhưng đồng thời ngăn cản quá trình phát triển tự nhiên bồi đắp phù sa cho đồng bằng. Các vùng ngoài đê vẫn được bồi, dần dần cao hơn các vùng trong đê. Các vùng trong đê không được bồi thường xuyên, vẫn tồn tại các ô trũng bên cạnh các gò đống cao. Thái Bình có 50 km bờ biển, tương đối bằng phẳng. Địa hình đáy biển nông, thuận lợi cho việc hình thành các cồn cát duyên hải, thúc đẩy quá trình mở rộng đồng bằng. Bãi triều khá rộng là cơ sở để mở rộng diện tích trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thuỷ hải sản. Các cửa sông có thể xây dựng cảng giao thông nhưng vì địa hình bãi bồi nông đòi hỏi chi phí nạo vét nhiều và không xây dựng được cảng lớn. 2. Khí hậu 2.1 Khí hậu Thái Bình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiệt độ trung bình năm 23-240C, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8400-85000C, số giờ nắng từ 1600 đến 1800h, tổng lượng mưa trong năm 1700 - 2200mm, độ ẩm không khí 80-90%. Gió mùa mang đến cho Thái Bình một mùa đông lạnh, mưa ít, một mùa hạ nóng, mưa nhiều và hai thời kì chuyển tiếp ngắn. Là tỉnh đồng bằng nằm sát biển, khí hậu Thái Bình được điều hoà bởi hơi ẩm từ vịnh Bắc Bộ tràn vào. Sự điều hoà của biển làm cho biên độ nhiệt tuyệt đối ở Thái Bình thấp hơn ở Hà Nội 50C. Ngay trong phạm vi tỉnh, sự điều hoà nhiệt ẩm ở vùng ven biển Thái Thụy và Tiền Hải rõ rệt hơn những vùng xa biển. Tuy nhiên do diện tích nhỏ, gọn và địa hình tương đối bằng phẳng nên sự phân hoá theo lãnh thổ của tỉnh không rõ rệt. 2.2 Diễn biến phức tạp của chế độ gió mùa gây nên sự biến động mạnh mẽ của thời tiết và khí hậu Thái Bình. - Mùa đông: không khí lạnh cực đới tràn xuống từng đợt gây lạnh đột ngột. Sự luân phiên tác động của khối khí và chuyển động của các fron gây nhiễu loạn thời tiết. Trong mùa đông thường gặp các kiểu thời tiết hanh khô, nồm, nắng ấm, lạnh ẩm và mưa phùn. - Mùa hạ: Có những ngày gió đông nam mát mẻ, có ngày gió tây nam khô nóng. Hoạt động của các dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn và giông bão bất thường. 3. Thuỷ văn 3.1 Sông ngòi Thái Bình là một trong những tỉnh có mật độ sông ngòi lớn nhất cả nước, trung bình 4 đến 6 km/km2. Vùng bắc Kiến Xương, tây bắc Tiền Hải và tây Thái Thụy có mật độ trên 6km/km2. Chỉ có dải đất hẹp khu vực Thái Đô, Thái Xuyên, Thái Tân, Thái Học có mật độ dưới 2km/km2. Bảng: Tổng lượng nước chảy và lưu lượng trung bình của một số sông ở Thái Bình. Sông Trạm Tổng lượng chảy (tỉ m3/năm) Lưu lượng nước ( m3/s) Trung bình Mùa lũ Mùa cạn Hồng Ba Lạt 35 1110 1985 477 Luộc Triều Dương 11 349 624 150 Trà Lí Định cư 10 317 567 136 Chế độ nước sông Thái Bình chênh lệch lớn giữa các mùa, phụ thuộc chủ yếu vào chế độ nước của hệ thống sông Hồng và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Mùa lũ từ tháng VI đến tháng X chiếm 75% tổng lượng nước cả năm, lớn nhất vào tháng VIII. Vào mùa lũ, mực nước sông cao hơn mặt ruộng từ 2 đến 5m. Những đợt mưa lớn trong đồng bằng dễ gây lụt lội. Mùa cạn, mực nước sông hạ thấp hơn mặt ruộng từ 2 đến 3m, lưu lượng giảm, vùng cửa sông chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. 3.2 Nước ngầm Thái Bình có nguồn nước ngầm phong phú, gần sát mặt đất. Do vị trí nằm sát biển, địa hình thấp, ảnh hưởng của thuỷ triều vào sâu các cửa sông, tạo nên các lưỡi nước ngầm mặn không chỉ ở vùng ven biển mà còn lấn sâu vào những vùng khá xa như các huyện Đông Hưng, Quỳnh Phụ. 3.3 Biển Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ. Thuỷ triều có chế độ nhật triều đều, mực nước lên xuống nhanh, có khi lên tới 40cm/giờ. 4. Đất đai 4.1.Đặc điểm chung và sự phân loại đất Đất đai Thái Bình chủ yếu là đất phù sa chủ yếu do sông Hồng và biển bồi đắp. Một phần nhỏ ở phía bắc Quỳnh Phụ và Thái Thụy chịu ảnh hưởng của phù sa sông Thái Bình. Nhìn chung, đất có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là cây lúa nước. Song, đại bộ phận đất nghèo lân, nhất là lân dễ tiêu. Thành phần cơ giới lớp đất mặt phần lớn là cát pha và sét. Các loại đất được tập hợp thành hai nhóm chính là nhóm đất phù sa không mặn; nhóm đất phù sa mặn và chua mặn. a, Nhóm đất phù sa không mặn chiếm 67,28% diện tích đất nông nghiệp b, Nhóm đất mặn và chua mặn chiếm 32,72% diện tích đất nông nghiệp, chỉ phân bố ở 4 huyện: Thái Thụy, Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Đông Hưng. Chiếm diện tích lớn nhất là Thái Thụy. 4.2. Các vùng đất Căn cứ vào thời gian hình thành và sự nhiễm mặn, chua mặn, đất đai Thái Bình được chia thành 6 tiểu vùng: a. Đất phù sa mới ven sông Hồng là vùng đất trẻ, hàng năm được bồi hoặc được tưới nước phù sa sông Hồng, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, lúa. b. Đất phù sa tương đối mới ven sông Luộc là vùng đất tương đối trẻ thích hợp với nhiều cây công nghiệp. c. Đất phù sa hình thành sớm tạo thành dải liên tục từ Quỳnh Phụ, Hưng Hà sang Vũ Thư, thành phố Thái Bình và tây Kiến Xương, trên vùng có địa hình cao thấp xen kẽ nhau phức tạp. Vùng cao thích hợp với hoa màu, vùng thấp thích hợp với lúa. d. Đất chua mặn phân bố ở đông Quỳnh Phụ và tây Thái Thụy, là đất được hình thành sớm, nghèo chất dinh dưỡng. g. Đất ven biển phần lớn là đất phù sa mới, xen các cồn cát ven biển cũ. 5. Sinh vật Thái Bình là vùng đất được khai phá từ lâu đời. Địa hình, đất đai thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nên đã được sử dụng triệt để. Thảm thực vật tự nhiên được thay thế bằng cây trồng phù hợp với từng loại đất. Chiếm ưu thế là cây lúa nước, hoa màu lương thực, các loại cây công nghiệp và cây thực phẩm xuất khẩu. Cây ăn quả và cây lấy gỗ được trồng ở những vùng đất cao. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích nhỏ, trên đó phát triển rừng ngập mặn (sú, vẹt), chủ yếu là rừng mới trồng. Động vật tự nhiên rất ít vì không có môi trương sinh sống thuận lợi. Thỉnh thoảng chỉ gập nước bầy chim di trú tạm thời trên các bãi triều cửa sông, ven biển. Động vật dưới nước còn tương đối phong phú là các loài hải sản. Các loài thuỷ sản nước ngọt trong các sông ngòi bị suy giảm nghiêm trọng do sử dụng nhiều thuốc hoá học trong nông nghiệp và sử dụng các dụng cụ đánh bắt bằng xung điện. Các loài động vật tự nhiên có ích trên cạn hầu như vắng bóng, làm cho các loại sâu bọ có hại như chuột, sâu bọ có điều kiện phát triển mạnh. Vì vậy, cần bảo vệ và phát triển các loại động vật có ích như mèo, rắn, ếch nhái để lập lại thế cân bằng sinh thái có lợi cho môi trường sống của con người. 6. Khoáng sản Thái Bình nghèo khoáng sản. Các mũi khoan thăm dò đã phát hiện các vỉa than ở Hưng Hà, Đông Hưng, Kiến Xương, Tiền Hải. Khí đốt được phát hiện ở Tiền Hải, Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư. Các mỏ khí Tiền Hải và Thái Thụy đang được khai thác phục vụ khu công nghiệp Tiền Hải. Đất sét có ở nhiều nơi dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng. *********************

File đính kèm:

  • docDia li kinh te xa hoi THAI BINH.doc
Giáo án liên quan