Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi bắc bộ

1. Kiến thức:

Sau khi học, hs cần:

-Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí,một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,đặc điểm dân cư, xã hội của vùng

-Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệmôi trường, phát triển kinh tế xã hội.

 

doc83 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 17: Vùng trung du và miền núi bắc bộ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :9 Tiết :18 Ngày soạn :15/10/09 KIỂM TRA 1TIẾT I/ Mục tiêu: -Kiểm tra kiến thức trọng tâm -Đánh giá nhận thức của hs -Phát triển tư duy cho hs -Rèn luyện kĩ năng làm các dạng bài II/Thiết bị: Đề + Đáp án III/ Hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra sĩ số lớp 2. Phát đề 3. Thu bài và dặn dò: Đọc bài 17: "Trung du và miền núi Bắc bộ"-Dự kiến trả lời các câu hỏi trong bài MA TRẬN HAI CHIỀU Mức độ ND Nhận biết Thơng hiểu Vận dụng Tổng điểm Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Bài 3 Bài 6 Bài 7 Bài 9 Bài 10 Bài 12 Bài 14 Bài 15 C6:1đ C3:0,25đ C1:0,25đ C1:2đ C4:0,25đ C2:2đ C2:0,25đ C5:1đ C3:3đ 1,25đ 2đ 0,25đ 0,25đ 3đ 1đ 0,25đ 2đ Tổng 1,5đ 2đ 0,25đ 2đ 1,25đ 3đ 10 Tuần 10 Tiết 19 Ngày soạn:20/10/09 SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ Bài 17:VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I/ MỤC TIÊU: Kiến thức: Sau khi học, hs cần: -Hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí,một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,đặc điểm dân cư, xã hội của vùng -Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệmôi trường, phát triển kinh tế xã hội. 2. Kĩ năng: -Xác định được ranh giới của vùng, vị trí của một số tài nguyên thiên nhiên quan trọng trên lược đồ -Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội II/ THIẾT BỊ: -Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc bộ -Bản đồ hành chính Việt Nam III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Ổn định lớp: 1' Kiểm diện, KTSS 1. Mở bài:Từ khi nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,thì cơ cấu có những chuyển biến cả về chất và lượng.Bên cạnh đó do yêu cầu của việc mở cửa với thế giới và hội nhập vào nền kinh tế khu vực ,Việt Nam cần có một chiến lược phù hợp.Nhà nước đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đến năm 2010 và sẽ có quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 2. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 15' 15' 10' Cho hs mở lại bài 6 xem lược đồ các vùng kinh tế- chú ý vùng trung du và miền núi Bắc Bộ GV giới thiệu trên bản đồ treo tường vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (lưu ý cả các đảo và quần đảo trên vịnh Bắc Bộ) GVtreo bản đồ Trung du và miền núi Bắc Bộ)HS quan sát kết hợp với lược đồ hình 17.1 SGK GV gọi hs lên bảng xác định vị trí giới hạn TDvà MNBB GVlưu ý:điểm cực bắc: Lũng Cú (núi Rồng ,Đồng Văn ,Hà Giang) +Điểm cực Tây: Apachải (Sín Thầu, Mường Nhé,Điện Biên) GVhướng dẫn hs xác định sau đó gv xác định lại GV:Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng? Cho hs quan sát bản đồ trên bảng kết hợp lược đồ SGK nhận xét gì về độ cao ,địa hình và hướng núi? + Tây Bắc:Núi cao theo hướng TB_ĐN +Đông Bắc:Núi trung bình theo hướng hình cánh cung,sông chảy theo hướng địa hình GV giải thích : vùng trung du Bắc Bộ làvùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi GVnhấn mạnh: khí hậu có mùa đông lạnh,sát chí tuyến Bắc nên tài nguyên sinh vật đa dạng.Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc GV:Dựa vào hình 17.1 xác định vị trí các mỏ than thiếc ,apatít và các dòng sông có khả năng phát triển thủy điện? HS lên bảng xác định GV:Em có nhận xét gì về tài nguyên khoáng sản của vùng? HS trả lời GV:Em cho biết các công trình thủy điện nào đã được xây dựng trên những con sông nào? HS: +Sơn La ,Hòa Bình trên sông Đà +Thác Bà trên sông Chảy GV:Em có nhận xét gì về nguồn thủy năng của vùng ? HS trả lời GV:Cho hs đọc nhanh bảng 17.1, hs thảo luận (3') ?Hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng ĐB và TB? HS trình bày GV:Nêu những khó khăn của vùng? HS:-Giao thông đi lại -Khoáng sản trữ lượng nhỏ -Chặt phá rừng làm sạt lở,lũ... GV:Để hạn chế khó khăn, phát huy thế mạnh phát triển kinh tế cần có những biện pháp gì? HS-Trồng và bảo vệ rừng -Xây dựng đường hầm xuyên núi - Trồng cây cơng nghiệp - Phát triển kinh tế theo mơ hình nơng- lâm kết hợp Giáo dục hs: Em hãy kể những việc làm cụ thể của em để góp phần bảo vệ môi trường ? HĐ nhóm:(3') 1)Ngoài dân tộc kinh còn có những dân tộc nào ở vùng này? Nêu đặc điểm sản xuất của họ? -Thái, Mường, Dao, Mông...ở Tây Bắc; Tày , Nùng, Dao, Mông,... ở Đông Bắc -Kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp;chăn nuôi gia súc lớn; trồng cây công nghiệp ,cây dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt 2)Dựa vào số liệu trong bảng 17.2 hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư ,xã hội của hai tiểu vùng ĐBvà TB? 3)Tại sao trung du Bắc bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế xã hội cao hơn miền núi bắc bộ? -Trung du gần đồng bằng có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao -Nguồn nước ,nguồn đất lớn -Thuận lợi giao thông, công nghiệp -Trồng cây công nghiệp ,chăn nuôi gia súc 4) Hãy kể các công trình phát triển kinh tế miền núi Bắc Bộ mà em biết? HS trình bày, gv chuẩn xác kiến thức I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Có điều kiện giao lưu kinh tế xã hội với ĐBSH,Bắc Trung bộ, đồng thời với các tỉnh phía Nam Trung Quốc và Thượng Lào. II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Địa hình : núi cao ,cắt xẻ mạnh ở Tây Bắc; nuiù thấp và trung bình ở Đông Bắc. -Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới -Nhiều khoáng sản -Thủy năng dồi dào III/ Đặc điểm dân cư, xã hội -Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc -Trình độ văn hóa ,lao động còn thấp -Đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn nhưng đang được cải thiện IV/ PHỤ LỤC:5' 1. Đánh giá ?Gọi hs xác định lại vị trí, giới hạn của vùng? ?Nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của trung du và miền núi bắc bộ? 2..Dặn dò:-Học bài theo câu hỏi SGK -Đọc và chuẩn bị bài 18-xem lược đồ hình 18.1 Tuần 10 Tiết 20 Ngày soạn:1/11/09 Bài 18: TRUNGDU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TT) I/ MỤC TIÊU: Kiến thức: Sau bài học hs cần: -Hiểu được về cơ bản tình hình phát triển kinh tế ở trung du và miền núi bắc bộ theo trình tự: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Nắm được một số vấn đề trọng tâm 2. Kĩ năng -Nắm vững phương pháp so sánh giữa các yếu tố địa lí, kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích giải thích theo câu hỏi gợi ý trong bài II/ THIẾT BỊ: -Lược đồ kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ , tranh ảnh III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Ổn định lớp:1' Kiểm diện, KTSS KT bài cũ: 5' ?Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ? ?Tại sao Trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế xã hội cao hơn miền núi Bắc Bộ? 1. Mở bài:Cho hs nêu thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng.Với những thế mạnh đó tình hình kinh tế của vùng như thế nào? 2. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 25' 10' Cho hs quan sát kĩ hình 18.1 kết hợp bản đồ trên bảng xác định các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, các trung tâm công nghiệp luyện kim,hóa chất HS xác định trên bản đồ GV:Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng ĐB? HS: có nhiều khoáng sản GV:Vì sao phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng TB? HS:Sông lớn có nhiều thác ghềnh GV:Nêu ý nghĩa của thủy điện Hòa Bình? HS:Sản xuất điện,điều tiết lũ -Cung cấp nước tưới cho mùa khô -Nuôi trồng thủy sản,điều hòa khí hậu GV:Cho biết nông nghiệp của vùng có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển như thế nào? HS:Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới phát triển GV:Cho hs xác định trên hình 18.1 địa bàn phân bố cây công nghiệp lâu năm?Cây trồng nào có tỉ trọng lớn nhất so với cả nước? HS xác định -Cây chè GV:Nhờ những điều kiện thuận lợi gì mà cây chè chiếm tỉ trọng lớn về sản lượng và diện tích HS:Đất ,khí hậu GV:Ngoài những sản phẩm nêu trên Trung du và MNBB còn có những điều kiện gì để sản xuất lương thực? HS:Cánh đồng lớn GV:Cho biết trong vùng còn có những thế mạnh gì đem lại hiệu quảkinh tế cao? HS:Ngề rừng, nuôi trâu, lợn, đánh bắt nuôi trồng thủy sản GV:Nêu ý nghĩa của phát triển nghề rừng theo hướng nông ,lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc bộ? HS:Điều tiết chế độ dòng chảy của các dòng sông -Cân bằng sinh thái -Nâng cao đời sống -Bảo vệ mơi trường GV:Trong sản xuất nông nghiệp của vùng còn có những khó khăn gì? HS:Sản xuất còn mang tính tự túc ,tự cấp, lạc hậu -Thiên tai ,lũ quét ,xói mòn đất -Thị trường ,vốn đầu tư, quy hoạch HSxác định trên hình 18.1 các tuyến đường sắt ,đường ô tô xuất phát từ Hà Nội đến thành phố thị xã của các tỉnh biên giới Việt -Trung ,Việt -Lào HS:Quốc lộ 1A,3,2,70,6,18 -Đường sắt:Hà Nội -Lạng Sơnvà Hà Nội-Lào Cai GV:Hãy cho biết đặc điểm các tuyến đường trên? HS:Nối liền ĐBSHvới Trung Quốc và Lào GV:Trung du và MNBB có thể trao đổi các sản phẩm gì với các vùng khác? HS:Xuất:Khoáng sản ,lâm sản ,chăn nuôi -Nhập:lương thực, hàng công nghiệp GV:Giao thông phát triển dẫn tới phát triển những dịch vụ gì? HS:Thương mại,du lịch GV:Tìm trên hình 18.1 các cửa khẩu quan trọng biên giới Việt -Trung, Việt -Lào? HS:Móng Cái,Lào Cai,Hữu Nghị, Tây Trang GV:Cho biết các thế mạnh phát triển du lịch của vùng? HS Trả lời GV:Khu du lịch nào được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? HS:Vịnh hạ Long GV mở rộng: VHL đang được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới HSxác định trên hình 18.1 vị trí các trung tâm kinh tế GV:Nêu các ngành công nghiệp đặc trưng của mỗi trung tâm? HS:Thái Nguyên :Luyện kim, cơ khí +Việt Trì:Hóa chất ,vật liệu xây dựng +Hạ Long:công nghiệp than ,du lịch +Lạng Sơn:Cửa khẩu quốc tế IV/ Tình hình phát triển kinh tế 1.công nghiệp -Khai thác than ở Quảng Ninh -Thủy điện trên sông đà -Luyện kim đen ở thái Nguyên 2. Nông nghiệp -Trồng nhiều cây công nghiệp lâu năm ( chè, hồi),rau quả cận nhiệt và ôn đới -Lúa ngô là lương thực chính. -Nghề rừng phát triển mạnh theo hướng nông lâm kết hợp -Chăn nuôi gia súc 3. Dịch vụ -Mạng lưới giao thông phát triển -Các cửa khẩu quốc tế quan trọng:Móng Cái, Hữu Nghị, Lào Cai -Du lịch là thế mạnh của vùng,đặc biệt là Vịnh Hạ Long V. Các trung tâm kinh tế -Thái Nguyên ,ViệtTrì ,Hạ Long, Lạng Sơn. IV/ PHỤ LỤC 5' 1) Đánh giá:?Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng ĐB còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng TB? ?Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông ,lâm kết hợp ở trung du và MNBB? 2. Dặn dò -Làm bài tập 1,2, 3/69 -Học bài theo câu hỏi SGK -Đọc bài 19 trang 70-Chuẩn bị bài thực hành. Tuần 11 Tiết 21 Ngày soạn:1/11/09 BÀI 19 :Thực hành:ĐỌC BẢN ĐỒ ,PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I/ MỤC TIÊU: Sau bài học, hs cần: -Nắm được kĩ năng đọc các bản đồ -Phân tích và đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi bắc bộ -Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác ,chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản II/ THIẾT BỊ: -Bản đồ tự nhiên ,kinh tế Vùng trung du và MNBB III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: * Ổn định lớp:1' Kiểm diện, KTSS KT bài cũ:5' ?Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc? ? Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? 1. Mở bài:N.N.Branxki,nhà địa lí nổi tiếng người Nga có nói:"Địa lí học bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ".Như vậy đọc bản đồ có ý nghĩa lớn trong việc học địa lí .Thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu này người hs đã phân tích ,đánh giá các yếu tố địa lí theo thời gian và không gian.Với mục tiêu trên , bài thực hành hôm nay chúng ta cùng phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới sự phát triển công nghiệp ở vùng trung du và miền núi bắc bộ. 2. Bài mới TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 10' 25' HĐ1:Nhóm/ cặp-trực quan -Cho hs đọc phần chú giải của lược đồ hình 17.1 về các khoáng sản -Xác định vị trí các mỏ khoáng sản chủ yếu: than ,sắt ,thiếc ,apatit,bôxit, đồng ,chì,kẽm -Đọc tên các địa phương có khoáng sản GVgọi hs lên bảng xác định ,hs khác nhận xét -Thảo luận nhóm +Nhóm 1:Những ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ?Vì sao? HS trả lời GVbổ sung:Hiện nay nước ta cần khai thác than để làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện,sản xuất vật liệu xây dựng,chất đốt cho sinh hoạt,xuất khẩu apatit làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp +Nhóm 2:Chứng minh ngành luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ? .Các mỏ khoáng sản gần nguồn nước(sông cầu) .Gần đường giao thông (đường sắt Hà Nội-Thái nguyên ) +Nhóm 3: Xácđịnh trên hình 18.1: -Vị trí vùng mỏ than Quảng Ninh -Nhà máy nhiệt điện Uông Bí -Cảng xuất khẩu than Cửa Ông HS xácđịnh trên bản đồ +Nhóm 4:Dựa vào hình 18.1,sự hiểu biết ,vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích: .Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện .Phục vụ nhu cầu than trong nước .Xuất khẩu GVhướng dẫn hs vẽ 1. Xác định trên hình 17.1 các mỏ khoáng sản -Than (QuảngNinh ) -Sắt (Thái Nguyên ,Hà Giang ,Yên Bái ) -Thiếc (Cao Bằng ,Tuyên Quang ) -Aptit (Lào Cai ) 2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc bộ -Công nghiệp khai thác:than, sắt ,apatit,kim loại màu phát triển mạnh do có trữ lượng khá,điều kiện khai thác thuận lợi,đáp ứng nhu cầu kinh tế -Các mỏ sắt TrạiCaucách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên (7 km),than Khánh Hòa( 10 km), than mỡ Phấn Mễ (17 km ) Cuba EU TQ Nhật Xuất khẩu Sản xuất than tiêu dùng trong nước Nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại Than (Quảng Ninh) GV:năng lượng điện từ nhà máy nhiệt điện hòa mạng với lưới điện quốc gia đến tận vùng sâu,vùng xa ở Tây Nguyên ,ĐBSCL.Như vậy than Quảng Ninh trở thành tài sản chung của cả nước IV/ PHỤ LỤC:5' 1. Đánh giá:Sử dụng hình 17.1 và 18.1 cho biết những khoáng sản gì ở địa phương nào chưa được khai thác? -Chì ,kẽm ,thiếc ở Tuyên Quang -Bôxit ở Lạng Sơn -Mangan ở Cao Bằng -Titan ở Thái Nguyên 2. Dặn dò: -Tập đọc các bản đồ -Đọc bài 20:" Vùng đồng bằng sông Hồng"-Xem lược đồ -Dự kiến trả lời các câu hỏi SGK -Mang máy tính bỏ túi Tuần 11 Tiết 22 Ngày soạn:3/11/09 Bài 20:VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG I/ MỤC TIÊU : Kiến thức: Sau bài học ,hs cần: -Nắm được các đặc điểm cơ bản về ĐBSH, giải thích một số đặc điểm của vùng như đông dân nông nghiệp thâm canh, cơ sở hạ tầng ,kinh tế xã hội phát triển... -Biết một số tài nguyên của vùng, quan trọng nhất là đất; việc sử dụng đất tiết kiệm hợp lí và bảo vệ đất khỏi bị ơ nhiễm là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng ĐBSH - Biết ảnh hưởng của mức độ tập trung dân cư đơng đúc tới mơi trường. 2. Kĩ năng: -Đọc được lược đồ kết hợp với kênh chữ để giải thích được một số ưu thế,một số nhược điểm của vùng đông dân và một số giải pháp để phát triển bền vững. - II/ THIẾT BỊ: -Lược đồ tự nhiên vùng ĐBSH -HS mang máy tính bỏ túi III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC * Ổn định lớp:1' Kiểm diện, KTSS 1. Mở bài:Tổ tiên ta từ văn hóa Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm nguồn sản xuất chính,đặt nền móng cho nông nghiệp nước nhà ở lưu vực sông Hồng.Cũng tại đây người Việt Cổ đã sáng tạo ra nền văn minh rực rỡ ,chinh phục sông Hồng-ĐBSH chính là cội nguồn của văn minh Lạc Việt ,với kĩ thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các vua Hùng.Để tìm hiểu các đặc điểm cơ bản về vùng ĐBSH hiện tại và tương lai, ta cùng nghiên cưú nội dung bài 2. Bài mới TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 10' 15' 15' HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết kể tên các tỉnh, thành phố thuộc ĐBSH?Nêu diện tích dân số GVtreo bản dồ tự nhiên vùng ĐBSH HS quan sát hình 20.1SGK kết hợp bản đồ treo tường xác định: -Ranh giới giữa ĐBSH với các vùng Trung du và miền núi Bắc bộ ;Bắc trung bộ -Vị trí các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ Gọi 2 hs lên bảng xác định GV:Nêu ý nghĩa về vị trí địa lí ĐBSH? HS trả lời Chuyển ý:Với vai trò đặc biệt trong phân công lao động của cả nước,ĐBSH có đặc điểm về tự nhiên và tài nguyên thiên như thế nào? GV gợi ý để hs phân biệt -ĐBSH là một vùng kinh tế -Châu thổ sông Hồng là sản phẩm bồi đắp của dòng sông cùng tên có diện tích nhỏ hơn vùng ĐBSH HS thảo luận: 3' 1. Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư? HS trả lời: -Bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới,mở rộng diện tích GV khắc sâu:Bồi đắp phù sa mở rộng diện tích về phía Vịnh bắc bộ. Do đặc điểm thủy chế sông Hồng nên phải có hệ thống đê điều ven sông Ven biển vững chắc để bảo vệ sản xuất,tính mạng và tài sản của nhân dân.ĐBSH là vùng đông dân,nông nghiệp trù phú,công nghiệp và đô thị diễn ra sôi động 2. Cho hs quan sát hình 20.1 kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở ĐBSH? HS trả lời GV:Sử dụng đất được coi là một trong những vấn đề trọng tâm của vùng.Trong điều kiện quỹ đất có hạn,dân số đông nên phải biết tiết kiệm và sử dụng hợp lí cho hôm nay và thế hệ mai sau 3.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì? GVKL Khó khăn :Diện tích đất lầy thụt và đất mặn,đất phèn cần cải tạo -Đại bộ phận đất canh tác ngoài đê đang bị bạc màu HĐ: nhóm /cặp GV:Dựa vào hình 20.2 cho biết ĐBSH có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình của cả nước,của các vùng Trung du và MNBB,Tây Nguyên? HS lấy máy tính: -ĐBSH gấp 4,9 lần trung bình cả nước - " 10,3 lần Trung du MNBB - " 14,5 lần Tây Nguyên HS nhận xét về dân số và mật độ dân cư GV:Mật độ dân số cao ở ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội? HS:Thuận lợi:-Nguồn lao động dồi dào -Thị trường tiêu thụ rộng lớn -Trình độ thâm canh lúa nước -Giỏi nghề thủ công -Đội ngũ trí thức và kĩ thuật đông đảo Khó khăn: -Thất nghiệp ở thành thị thiếu việc làm ở nông thôn -Dân cư đông đời sống chậm được cải thiện -Bình quân đấùt nông nghiệp hiện ở mức thấp nhất trong cả nước -Nhu cầu lớn về việc làm ytế,văn hóa, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn -Ơ nhiễm mơi trường , cạn kiệt tài nguyên GV: Nêu một số biện pháp khắc phục khĩ khăn? HS: -Thực hiện tốt chính sách dân số Phân bố lại dân cư và lao động Cần quy hoạch lại đất nơng nghiệp và đất sử dụng cho các mục đích khác Liên hệ thực tế GD HS bảo vệ MT Cho hs quan sát bảng 20.1:Nhận xét tình hình dân cư,xã hội của vùng ĐBSH so với cả nước? HS:Trình độ dân cư xã hội khá cao do có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển GV:Hãy cho biết tầm quan trọng của hệ thống đê ở ĐBSH? HS: Nêu GVkhắc sâu:Vấn đề hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển bền vững của vùng. Và điều đó phải gắn với việc bảo vệ đê sông Hồng. Hiện nay đã có luật bảo vệ đê sông Hồng VD:Thành phố Hà Nội thành lập từ 1010 (kinh thành Thăng Long trước đây) I./ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ -Thuận lợi giao lưu kinh tế xã hộivới các vùng trong nước II/ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Đất phù sa màu mỡ -Nguồn nước dồi dào -Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thuận lợi thâm canh tăng vụ -Khoáng sản :đá vôi ,khí -Du lịch ,biển III/ Đặc điểm dân cư xã hội -Dân số đông -Mật độ dân số cao nhất -Nguồn lao động dồi dào ,lao động có kĩ thuật -Thị trường tiêu thụ rộng -Trình độ phát triển dân cư xã hội khá cao -Kết cấu hạ tầng nông thôn khá hoàn thiện -Môït số đô thị được hình thành từ lâu đời IV . PHỤ LỤC 5' 1. Đánh giá ?Điều kiện tự nhiên của ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế -xã hội? ?Tầm quan trọng của hệ thống đê điều ở ĐBSH? -Nét đặc sắc của nền văn hóa sông Hồng -Tránh lũ lụt ,mở rộng diện tích -Phân bố dân đều khắp đồng bằng -Nông nghiệp thâm canh tăng vụ ,công nghiệp dịch vụ phát triển -Giữ gìn các di tích và các giá trị văn hóa 2. Dặn dò: -Học bài theo câu hỏi SGK -GV hướng dẫn hs làm bài tập 3 trang 75SGK -Đọc bài 21-xem lược đồ ,biểu đồ Tuần12 Tiết23 Ngày soạn:8/11/09 Bài 21:VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TT) I/ MỤC TIÊU: Kiến thức: Sau bài học hs cần: -Hiểu được tình hình phát triển kinh tế ở ĐBSH trong cơ cấu GDP nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao,nhưng công nghiệp và dịch vụ đang chuyển biến tích cực -Thấy được vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống dân cư.Các thành phố Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn và quan trọng của ĐBSH. 2. Kĩ năng -Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng II/ THIẾT BỊ: -Bản đồ kinh tế vùng ĐBSH -Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở ĐBSH III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : * Ổn định lớp:1' Kiểm diện, KTSS KT bài cũ:5' ?Điều kiện tự nhiên của ĐBSH có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế- xã hội ? 1. Mở bài:SGK 2. Bài mới: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 25' 15' GV:Công nghiệp ở ĐBSH hình thành sớm nhất VN .Ngày nay ĐBSH là vùng phát triển mạnh về công nghiệp .Hiện trạng phát triển kinh tế của vùng thế nào, trước hết ta cùng tìm hiểu đặc điểm công nghiệp trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hóa ,hiện đại hóa. Cho hs quan sát hình 21.1, nhận xét sự chuyển biến về tỉ trọng khu vực công nghiệp ,xây dựng ở ĐBSH? So sánh với dịch vụ và nông ,lâm ,ngư nghiệp? Hs nhận xét GV rút ra kết luận:Trong cơ cấu GDP,nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng cao nhưng công nghiệp ,xây dựng và dịch vụ có những chuyển biến tích cực GV:Giá trị sản xuất công nghiệp thay đổi như thế nào? HS:Giá trị sản xuất công nghiệp tăng GV:Dựa vào SGK cho biết ngành công nghiệp trọng điểm của ĐBSH và cho biết các sản phẩm quan trọng của vùng? HS dựa SGK nêu GV:Dựa vào hình 21.2 cho biết địa bàn phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm? HS:Hà Nội ,Hải Phòng HS xác định 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất trên bản đồ Cho hs đọc pha

File đính kèm:

  • docDia li tap 2.doc