1. Kiến thức: Sau bài học này, học sinh cần:
- Biết được Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản. Đó là một nguồn lực quan trọng để tiến hành Công nghiệp hoá đất nước.
- Biết được mối quan hệ giữa khoáng sản và lịch sử phát triển lãnh thổ, giải thích vì sao nước ta lại giàu tài nguyên, khoáng sản.
- Biết được các giai đoạn tạo mỏ và sự phân bố các mỏ, các loại khoáng sản chủ yếu của nước ta.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/2/2010
Ngày dạy:././
Tiết:../ Tuần:
Bài 26: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Sau bài học này, học sinh cần:
- Biết được Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản. Đó là một nguồn lực quan trọng để tiến hành Công nghiệp hoá đất nước.
- Biết được mối quan hệ giữa khoáng sản và lịch sử phát triển lãnh thổ, giải thích vì sao nước ta lại giàu tài nguyên, khoáng sản.
- Biết được các giai đoạn tạo mỏ và sự phân bố các mỏ, các loại khoáng sản chủ yếu của nước ta.
2. Kỹ năng:
- Củng cố, nâng cao kỹ năng đọc, phân tích lược đồ Việt Nam.
3. Thái độ:
- Bảo vệ và khai thác có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá của nước ta.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Phương tiện:
+ Bản đồ địa chất khoáng sản, H 26.1: Lược đồ khoáng sản Việt Nam.
2. Học sinh:
+ SGK + Các dụng cụ học tập cần thiết
+ Soạn bài trước ở nhà, xem trước hình 26.1
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1phút) Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Trình bày lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta?
- Nêu ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Khoáng sản là gì chúng được hình thành như thế nào? Việt Nam có những loại khoáng sản nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10
- GV: Đất nước ta có lịch sử phát triển trải qua hàng trăm triệu năm, cấu trúc địa chất phức tạp. Nước ta lại ở khu vực giao nhau của 2 vành đai sinh khoáng của thế giới là ĐTH và TBD. Điều đó có ảnh hưởng đến tài nguyên khoáng sản của nước ta như thế nào?
Ø Hoạt động 1: Cá nhân
- CH: Yêu cầu HS dựa vào H 26.1, kết hợp nội dung SGK và kiến thức đã học. Hãy xác định vị trí các khoáng sản lớn ở nước ta?
- HS lên bảng xác định trên bản đồ. Lớp nhận xét.
1. Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản.
- Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng.
- Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.
- Một số mỏ có trữ lượng lớn: Than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, bôxít, apatit
- CH: Dựa vào H 26.1, nêu nhận xét về sự phân bố tài nguyên khoáng sản của Việt Nam?
CH: Nước ta có những loại tài nguyên khoáng sản nào có trữ lượng lớn?
CH: Tại sao nói nước ta lại giàu tài nguyên khoáng sản?
- HS dựa vào bản đồ trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- Do lịch sử kiến tao đia chất lâu dài, nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Đia Trung Hải.
=> GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức trên bản đồ, học sinh ghi ý chính.
- Chuyển ý: Sự hình thành các mỏ khoáng sản gắn liền với lịch sử phát triển lãnh thổ Việt như thế nào, ta sang nghiên cứu mục (2)
15
10
Hoạt động 2: 3 nhóm
CH: Cho biết sự hình thành các mỏ khoáng sản trong từng giai đoạn phát triển, nơi phân bố.
Nhóm 1: Giai đoạn Tiền Cambri.
Nhóm 2: Giai đoạn Cổ kiến tạo.
Nhóm 3: Giai đoạn Tân kiến tạo.
? Đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam?
CH: Vì sao phải khai thác hợp lí và bảo vệ tài nguyên khoáng sản?
CH: Nhà nước ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lí?
CH: Nguyên nhân dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên?
Đại diện nhóm lên trình bày.
Nhom1; Là giai đoạn hoạt động Macma, hình thành vỏ lục địa nguyên thủy, các mỏ khoáng sản hình thành trên nền địa khối cổ: Than chì, sắt, đồng, vàng, đá quý.
Nhóm 2: Chảy qua 4 chu kỳ kiến tạo, trong đó chu kỳ Inđôxini là quan trọng và tạo nhiều khoáng sản: Apatit, than đá, đá vôi, sắt, thiếc, vàng, titan, đất hiếm, đá quý, Bôxit.
Nhóm 3: Xảy ra vào Đại tân sinh: Dầu khí, than nâu, than bùn, bôxit, thiếc, vàng, titanriêng bôxit hình thành chủ yếu ở tây nguyên: Đăk La8k, Lâm Đồng, Gia Lai
- Vì khoáng sản là nguồn tài nguyên không thể phục hồi, có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
- Đầu tư kĩ thuật, phương tiện nâng cao hiệu quả khai thác
Khai thác quá mức, thăm dò đánh giá chưa chính xác trữ lượng, hàm lượng, khai thác lãng phí.
2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta.
a. Tiền Cambri
- Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon tum: Than chì, đồng, vàng, sắt, đá quý.
b. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
- phân bố khắp lãnh thổ nhưng chủ yếu ở phía Bắc nước ta: Apatit, than, sắt, Mangan, Titan, vàng, Bôxit, đá quý, đá vôi.
b. Giai đoạn Tân kiến tạo.
- Các mỏ dầu khí ở các đồng bằng và thềm lục địa như: dầu mỏ, khí đốt, than nâu, than bùn.
- Tây Nguyên: có nhiều Bôxit
3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
Cần thực hiện tốt các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm, lâu dài có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.
IV. Củng cố. 3 phút
V. Dặn dò. 1 phút
File đính kèm:
- bai 26 dac diem tai nguyen khoang san viet nam.doc