I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
*Sau bài học HS cần:
-Hiểu được nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, hiện nay nền kinh tế-xã hội của Tây Nguyên phát triển toàn diện: Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nông nghiệp, lâm nghiệp chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần nhưng còn thấp.
-Thấy được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số thành phố Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
2.Kỹ năng:
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: Bài: 29
VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo)
Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
*Sau bài học HS cần:
-Hiểu được nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới, hiện nay nền kinh tế-xã hội của Tây Nguyên phát triển toàn diện: Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nông nghiệp, lâm nghiệp chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần nhưng còn thấp.
-Thấy được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số thành phố Plâyku, Buôân Ma Thuột, Đà Lạt.
2.Kỹ năng:
-Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ để nhận xét một số vấn đề bức xúc ở Tây Nguyên.
-Biết đọc bản đồ, biểu đồ, lược đồ để khai thác thông tin tìm ra kiến thức mới.
3.Thái độ:
-Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch.
II.Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
-Bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên.
b. Học sinh:
-Tập bản đồ Địa lí 9 – bài soạn
III. Phương pháp dạy học:
-Phương pháp trực quan -diễn giảng – vấn đáp
-Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
IV.Tiến trình:
1.Oån định lớp: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập
2.Kiểm tra bài cũ:
? Tây Nguyên có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế (7 điểm)
? Vùng Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước, mật độ trung bình năm 2002 là:
a. 69 người/km2.
b. 81 người/km2.
c. 86 người/km2.
d. 90 người/km2. (3 điểm)
-Khí hậu: mát mẽ có một mùa khô kéo dài.
-Tài nguyên:
+Đất badan chiếm 60 % diện tích đất badan của cả nước.
+Rừng chiếm diện tích và trữ lượng lớn nhất.
+Tiềm năng thủy điện khá.
+Khoáng sản: Bôxit có trữ lượng lớn.
+Giàu tiềm năng du lịch.
Câu b
3. Giảng bài mới:
Khởi động: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhờ có chính sách phù hợp với hoàn cảnh thực tế, nhằm phát huy tiềm năng kinh tế, công cuộc đổi mới, kinh tế – xã hội của Tây Nguyên đã bắt đầu khởi sắc hòa nhập với cả nước trên con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc anh em.
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân
? Dựa vào bảng 29.1, H29.1, kết hợp kiến thức đã học:
-Cho biết Tây Nguyên trồng những cây công nghiệp nào? Loại cây nào trồng nhiều nhất?
-Nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên? Tỉnh nào có giá trị sản xuất nông nghiệp cao nhất? Tại sao?
-So sánh tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên với cả nước? Vì sao cà phê trồng nhiều nhất ở vùng này?
-Xác định trên bản đồ các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên.
-Chuyển hướng quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp của vùng là gì? Tại sao?
(Giá trị sản xuất tăng nhanh.
2 tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất là Đắc Lắc nhờ có diện tích lớn, sản xuất và xuất khẩu cà phê, ngoài ra còn có hồ tiêu, hạt điều và Lâm Đồng nhờ có thế mạnh trồng chè, rau quả, hoa với qui mô tương đối lớn, du lịch kích thích tiêu thụ sản phẩm).
HS phát biểu, chỉ bản đồ.
GV chuẫn kiến thức.
GV chuyển ý:
Nhờ tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường, phát huy và khai thác tối đa thế mạnh sẵn có nên công nghiệp của vùng đang có nhiều chuyển biến, tuy nhiên so với giá trị sản xuất công nghiệp cả nước còn quá thấp.
Hoạt động 2: Cá nhân
? HS dựa vào B29.2, H29.2 kết hợp kiến thức đã học:
-Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%).
-Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở tây Nguyên.
-Xác định vị trí các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên.
(Ý nghĩa: khai thác thế mạnh về thủy năng của vùng. Thủy điện ® nguồn năng lượng, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt đặc biệt là về mùa khô. Góp phần ổn định nguồn sinh thủy cho các dòng sông chảy về các vùng lân cận.)
-Xác định các trung tâm công nghiệp của vùng. Các ngành chủ yếu của từng trung tâm?
HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
GV chuyển ý:
Nhờ xuất khẩu nông sản, du lịch, các hoạt động dịch vụ của Tây Nguyên đã có bước tiến đáng kể.
Hoạt động 3: Cá nhân
? Nêu tiềm năng xuất khẩu nông sản của Tây Nguyên.
? Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tây Nguyên.
? Những khó khăn và giải pháp khắc phục khó khăn để phát triển dịch vụ ở Tây Nguyên.
HS phát biểu.
GV chuẩn xác kiến thức
GV chuyển ý: Nằm trên ngã ba biên giới (3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia) trong công cuộc đổi mới, vùng Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều trung tâm kinh tế lớn.
Hoạt động 4: Cá nhân
? Dựa vào H29.2
- Xác định vị trí các thành phố Plâyku, Buôân Ma Thuột, Đà Lạt.
? Cho biết tại sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên? Nêu chức năng chuyên ngành của từng thành phố.
? Xác định những quốc lộ nối các thành phố này với thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
HS phát biểu, chỉ bản đồ.
GV chuẩn xác kiến thức.
IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Nông nghiệp
-Vai trò quan trọng nhất.
-Tốc độ tăng khá lớn, tập trung ở Đắc Lắc và Lâm Đồng.
-Cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao: cà phê, cao su, chè, điều
-Sản xuất lâm nghiệp có bước chuyển biến quan trọng.
2. Công nghiệp
-Tốc độ phát triển khá nhanh nhưng chậm hơn so với cả nứơc.
-Chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với cả nước.
-Các ngành phát triển thủy điện, khai thác chế biến gỗ, chế biến cà phê xuất khẩu.
3. Dịch vụ
-Phát triển khá nhanh, đặc biệt là ngành du lịch.
-Hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê.
-Nhiều thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, văn hóa.
IV. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ
-Plâyku, Buôân Ma Thuột, Đà Lạt.
-Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng.
4. Củng cố và luyện tập:
? Làm bài tập câu 1, 2 SGK/ 111
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 29.
-Ôn lại: các bài đã học để ôn tập thi học kì I.
V.Rút kinh nghiệm
1/Nội dung:
+Ưu điểm: +Tồn tại:..
CHướng khắc phục.
2/Phương pháp:
+Ưu điểm:..
+Tồn tại:
CHướng khắc phục
3/Hình thức tổ chức
+Ưu điểm:
+Tồn tại:
CHướngkhắc phục
File đính kèm:
- Dia 9 bai 29.doc