Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 3: Địa lí kinh tế tỉnh Thái Bình ( tiếp theo)

Lợi thế thiên nhiên và lao động giúp Thái Bình trở thành vựa lúa của đồng bằng sông Hồng. Quá trình công nghiệp hoá đang làm cho Thái Bình thay đổi dần bộ mặt kinh tế - xã hội, song bước đầu cũng nảy sinh những vấn đề về tài nguyên, môi trường

 2. Các ngành kinh tế

 2.1. Nông lâm ngư nghiệp

 Nông ngư nghiệp là ngành sản xuất chính của tỉnh. Những năm gần đây có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi khá mạnh.

 2.1.1. Ngành trồng trọt

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 3: Địa lí kinh tế tỉnh Thái Bình ( tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 Địa lí kinh tế ( tiếp theo) Lợi thế thiên nhiên và lao động giúp Thái Bình trở thành vựa lúa của đồng bằng sông Hồng. Quá trình công nghiệp hoá đang làm cho Thái Bình thay đổi dần bộ mặt kinh tế - xã hội, song bước đầu cũng nảy sinh những vấn đề về tài nguyên, môi trường 2. Các ngành kinh tế 2.1. Nông lâm ngư nghiệp Nông ngư nghiệp là ngành sản xuất chính của tỉnh. Những năm gần đây có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi khá mạnh. 2.1.1. Ngành trồng trọt Là ngành chủ yếu trong nông nghiệp, phát triển khá đa dạng. Tỉ trọng ngành trồng trọt chiếm 68,7% giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2004. Điển hình là sản xuất lương thực với sản phẩm chính là cây lúa, ngoài ra còn có ngô, khoai lang Bảng: sản xuất lúa và bình quân theo đầu người năm 2004 Vùng Diện tích ( ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Bình quân ( kg/ người) Toàn tỉnh 168555 127,25 1.070.923 581 TP Thái Bình 3551 122,72 21.845 160 Quỳnh Phụ 24224 127,79 154.620 692 Hưng Hà 21280 128,15 136.047 538 Đông hưng 26297 129,23 169.858 661 Thái Thụy 27065 122,54 165.247 618 Tiền Hải 22055 130,45 143.772 673 Kiến Xương 25679 128,24 164.754 685 Vũ Thư 18386 125,22 115.212 502 Thái Bình luôn là tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa, là tỉnh duy nhất trong đồng bằng sông Hồng đạt sản lượng trên 1 triệu tấn. Hàng năm xuất khẩu 30-40 vạn tấn thóc hàng hoá. Hiện nay, tỉnh đang từng bước lựa chọn các giống có chất lượng cao để sản xuất, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Song việc quy hoạch vùng lúa hàng hoá chưa rõ. Cơ cấu cây trồng đang có sự chuyển dịch tích cực: ổn định diện tích cây lương thực, tăng diện tích các loại cây thực phẩm có giá trị xuất khẩu, chuyển các vườn tạp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như nhãn, hoà, cây cảnh Cây công nghiệp chủ yếu ở Thái Bình là các loại cây ngắn ngày như đậu tương, lạc, thuốc lào, đay, cói, vừng, mía, dâu tằmNhìn chung Thái Bình ít có thế mạnh về cây công nghiệp, diện tích các loại cây không ổn định. 2.1.2. Ngành chăn nuôi Sự phát triển mạnh sản xuất lương thực là điều kiện thuận lợi cho ngành chăn uôi phát triển. Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 16,67% năm 1995 lên 20,51% năm 2000 và 28,03% năm 2004. Hình thức chăn nuôi công nghiệp, tổ chức thành các trang trại, gia trại ngày càng phát triển. Đến hét năm 2003 toàn tỉnh có trên 100 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đàn lợn được phát triển mạnh nhất. Tổng đàn lợn toàn tỉnh năm 2004 đạt trên 1 triệu con với sản lượng thịt xuất chuồng gần 70.000 tấn. Lợn phân bố ở mọi địa phương trong tỉnh, nhiều nhất là ở Đông Hưng, Thái Thụy. Chương trình nạc hoá đàn lợn đang được triển khai rộng khắp Chăn nuôi trâu bò chuyển mục đích lấy thịt, sữa. Chương trình “ lai hoá đàn bò” đang được đẩy mạnh theo hướng tạo giống bò có trọng lượng lớn. Đàn bò của tỉnh có gần 5 vạn con, trong đó gần 30% là bò lai Sind, tập trung ở Hưng Hà, Đông Hưng. Tuy nhiên do thiếu đồng cỏ nên đàn trâu bò không thể phát triển nhiều. Đàn gia cầm được phát triển với hình thức chăn nuôi gia đình là chủ yếu, đã xuất hiện một số trang trại chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp. Gà chất lượng, vịt siêu trứng được phát triển ở một số vùng trong tỉnh. Ngan béo đang được nuôi thực nghiệm ở Vũ Thư. Số lượng đàn gai cầm toàn tỉnh năm 2000 khoảng 7 triệu con. Sản lượng gia cầm hàng năm: trên 8000 tấn thịt, 130 triệu quả trứng. Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm chịu ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, sản lượng chăn nuôi không ổn định. 2.1.3. Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản Bảng: Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 Vùng Sản lượng khai thác ( tấn) Diện tích nuôi trồng (ha) Sản lượng nuôi trồng ( tấn) Cá Tôm Tổng số Tôm Toàn tỉnh 18976 987 11235 29215 2683 TP Thái Bình 60 1 297 900 x Quỳnh Phụ 433 37 695 1458 x Hưng Hà 503 30 1165 3184 20 Đông hưng 302 15 661 1953 x Thái Thụy 11860 600 2829 6653 1345 Tiền Hải 4877 250 3657 11454 1289 Kiến Xương 663 35 913 1623 25 Vũ Thư 278 19 1018 2090 4 Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đang dần dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Là tỉnh đồng bằng có trên 50km bờ biển với 5 cửa sông lớn, bãi triều rộng có điều kiện phát triển cả nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản trong tổng giá trị nông lâm ngư nghiệp đã tăng từ 4,21% năm 1995 lên 13,12% năm 2004 và sẽ tăng trong những năm tới. Năm 2004, tổng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt gần 407 tỉ đồng, gấp 2,85 lần năm 1995. 2.1.4. Lâm nghiệp Đất lâm nghiệp của Thái Bình chỉ só diện tích trên 3349 ha, phân bố ở ven biển Thái Thụy 2147 ha, Tiền Hải 1247 ha ( 2003). Diện tích trồng rừng hiện có 1,7% tổng diện tích tự nhiên nhưng có vai trò hết sức quan trọng đối với môi sinh: chắn sóng, cố định đất phù sa, bảo vệ cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản ven biển, là môi trường sinh sống của các loại sinh vật tự nhiên trên rừng và dưới nước, góp phần giữ cân bằng sinh thái cho vùng. 2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 2.2.1. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Thái Bình những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá nhưng vẫn chiếm vị trí khiêm tốn trong GDP của tỉnh. Sự phát triển các khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh làm tăng nhanh giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh. Năm 1991, giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh mới chỉ đạt 485380 triệu đồng, năm 2004 đạt 2762590 triệu đồng. Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 1991 - 2000 là 11,13%/ năm; giai đoạn 2000 - 2004: 15,43%/năm. Tỉ trọng công nghiệp trong GDP giai đoạn 2000-2004 tăng bình quân 1,23%/năm song vẫn rất nhỏ bé so với tỉ trọng công nghiệp cả nước. Năm 2004, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 19,95% GDP của tỉnh. Trong khi đó, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng của cả nước là 40,09%; đồng bằng sông Hồng là 37,83%. 2.2.2. Ngành công nghiệp đa thành phần, chiếm ưu thế là công nghiệp ngoài quốc doanh Hoạt động công nghiệp chủ yếu là công nghiệp địa phương. Công nghiệp trung ương trên địa bàn tỉnh chỉ có 4 doanh nghiệp: 1 dầu khí, 1 dệt, 1 phương tiện vận tải, 1 phân phối điện. Trong công nghiệp địa phương, hộ công nghiệp cá thể đóng vai trò quan trọng. Quá trình đổi mới, các doanh nghiệp được xắp xếp lại để phát huy hiệu quả sản xuất, số lượng doanh nghiệp có sự biến đổi. 2.2.3. Cơ cấu ngành công nghiệp ở Thái Bình chủ yếu là công nghiệp chế biến; sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất vật liệu. Công nghiệp chế biến chiếm 97,66% giá trị sản lượng, 96,4% lao động công nghiệp. 2.2.4 Trình độ công nghệ thấp, năng suất lao động công nghiệp chưa cao Thái Bình có nguồn lao động đông nhưng trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp. Vốn đầu tư cho công nghiệp còn yếu, hạn chế sự đổi mới công nghệ. Đóng góp phần quan trọng trong giá trị sản lượng công nghiệp Thái Bình phải kể đến lực lượng lao động ở nông thôn hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp với phương thức sản xuất thủ công là chính. Thu nhập của lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhìn chung còn thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa các loại hình doanh nghiệp. 2.2.5. Sự phát triển và phân bố công nghiệp Sự phân bố công nghiệp hiện nay tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Bình và khu công nghiệp Tiền Hải. Với cơ sở hạ tầng phát triển hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thành phố Thái Bình có lợi thế thu hút nhiều doanh nghiệp công nghiệp với sự đa dạng hoá sản phẩm, điển hình là công nghiệp hàng tiêu dùng, thực phẩm, cơ khíMỏ khí đốt Tiền Hải là điều kiện thu huý các cơ sở công nghiệp tạo thành khu công nghiệp Tiền Hải chuyên môn hoá về vật liệu xây dựng. Rải rác ở các thị trấn của các huyện có các điểm công nghiệp nhỏ. Bảng: Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp theo quy hoạch của tỉnh Thái Bình Khu, cụm công nghiệp Diện tích ( ha) Hướng sản xuất KCN Phúc Khánh 300 Chế biến nông sản, thực phẩm, dệt, da, may mặc, cơ khí, sản xuất bao bì, nhựa, thiết bị văn phòng KCN Nguyễn Đức Cảnh 102 Sợi dệt, tẩy nhuộm, may, cơ khí và dịch vụ dệt may KCN Tiền Phong 56 Cơ khí, hoá chất, vật liệu xây dựng KCN Tiền Hải 128 Điện, Đạm, hoá chất, vật liệu xây dựng, gốm sứ thuỷ tinh, chế biến hải sản KCN Diêm Điền 50 Chế biến hải sản, sửa chữa tàu thuyền KCN An Hoà 700 Chế biến lương thực- thực phẩm, may mặc, công nghiệp nhẹ Cụm CN Gia Lễ 110 May mặc, chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ Cụm CN Cầu Nghìn 100 Chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ, điện tử văn phòng Sản xuất hàng tiêu dùng là nhóm ngành quan trọng bậc nhất của công nghiệp Thái Bình. Năm 2003, hàng tiêu dùng chiếm tỉ trọng 52,32% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Nổi lên hàng đầu là ngành dệt: 22,66%, sản xuất trang phục: 15,18%. Sự phát triển công nghiệp dệt nhuộm ở Thái Bình điển hình cho sự hợp tác sản xuất, tạo hiệu quả cao. Có thể nói quê hương của ngành dệt nhuộm Thái Bình thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà. Từ đây các doanh nhân nổi tiếng ngành dệt nhuộm đã trưởng thành và phát triển nghề này sang các vùng khác lên tận thành phố Thái Bình và phát triển ra cả tỉnh ngoài ( Vĩnh Phúc). Thành phố Thái Bình là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp dệt nhuôm: Bình Minh, Hương Sen, Thăng Long Tại đây có nhà máy xe tơ III thuộc tổng công ti dâu tằm tơ Việt Nam . Từ trung tâm thành phố Thái Bình, ngành dệt nhuộm có các cơ sở vệ tinh toả rộng về các làng nghề ở vùng nông thôn. Ngành chế biến lương thực- thực phẩm chiếm 21,22% giá trị sản lượng công nghiệp ( 2003), gần 16% số lao động công nghiệp. Các nhà máy xay xát gạo ở Thái Bình hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu. Hoạt động này chủ yếu phát triển ở các xã với các hình thức xay xát nhỏ lẻ. Các cơ sở đông lạnh có: xí nghiệp thực phẩm đông lạnh ở thành phố Thái Bình, hàng năm cung cấp 3000 tấn thịt lợn đông lạnh xuất khẩu, chế biến 1200 tấn thịt tiêu thụ nội địa; cơ sở đông lạnh thực phẩm Quỳnh Phụ; Xí nghiệp đông lạnh thủy sản Diêm Điền. Sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có số doanh nghiệp đứng thứ 3 sau sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm ( 22 doanh nghiệp). Ngành này sử dụng trên 1,1 vạn lao động, sản xuất ra 15% giá trị sản lượng công nghiệp toàn tỉnh. Công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển mạnh nhất tại KCN Tiền Hải tập trung ở các xã Đông Cơ, Đông Lam, Tây Giang, Tây Sơn, Thị trấn Tiền Hải với các cơ sở sản xuất gạch ốp lát, gạch men sứ, sứ vệ sinh, sứ cách điện, vật liệu chịu lửa, thuỷ tinh 2.3. Các ngành dịch vụ Các ngành dịch vụ chiếm 1/3 giá trị GDP toàn tỉnh. So với cả nước, chúng chiếm tỉ trọng khiêm tốn và có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển do công nghiệp chưa được mở mang. 2.3.1. Giao thông vận tải Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi các con sông lớn và trung bình, cùng với các sông nội tỉnh hợp thành mạng lưới đường sông lớn nhỏ, mmật độ đường sông 0,33km/km2. Tổng chiều dài gần 500km, trong đó có trên 250 km đường sông lớn liên thông với đường biển, có thể vận tải hàng hoá đi các tuyến xa. Bờ biển có 5 cửa sông: Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lí, Lân, Ba Lạt. Cửa Diêm Điền đã được xây dựng cảng, có thể đón nhận tàu trọng tải 1000tấn. Các tuyến quan trọng là: Sông Hồng dài gần 90km, sông Trà Lí dài 57 km, sông Luộc dài 51 km, sông Hoá dài 37 km. Hầu hết các xã ven sông đều có bến bãi, trong đó có nhiều bến bãi lớn, là nơi tập kết hàng hoá trung chuyển giữa đường thuỷ và đường bộ. Trước kia Thái Bình bị cách trở sông nước với các tỉnh bạn, các tuyến đường bộ đều phải qua phà, đò. Ngày nay, cùng với sự hiện đại hoá các tuyến đường quốc gia, điền liên tỉnh, các cầu đường bộ lớn được xây dựng, xoá bỏ sự cách trở, giúp Thái Bình mở rộng quan hệ kinh tế xã hội với cả nước. Điển hình là cầu Tân Đệ; cầu Nghìn trên quốc lộ 10; cầu Triều Dương trên quốc lộ 39; cầu phao Hồng Quỳnh trên tỉnh lộ 39B. 2.3.2. Thông tin liên lạc Từ năm 2000 đến nay, được sự hỗ trợ của bộ Bưu chính viễn thông và sự nỗ lực của Bưu điện tỉnh, tốc độ hiện đại hoá cơ sở vật chất của ngành thông tin liên lạc khá nhanh. Toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 7 bưu cục huyện, 40 bưu cục khu vực, 30 tổng đài điện thoại. Mạng lưới điểm bưu điện văn hoá xã được phát triển rộng khắp trên tất cả các xã toàn tỉnh. Đầu năm 2006 mật độ điện thoại là trên 500 máy/1 vạn dân. 2.3.3.Thương mại Thương mại nội tỉnh chủ yếu giao lưu buôn bán qua hệ thống chợ ở các địa phương cùng với mạng lưới các đại lí phân phối từ thành phố tới thị trấn. Hàng hoá tại các chợ khá đa dạng. Nhìn chung thị trường hàng hoá ngày càng đa dạng và phát triển cùng với sự phát triển của mạng lưới GTVT. Hoạt động buôn bán giữa Thái Bình và các tỉnh bạn khá thường xuyên và liên tục, đảm bảo cung ứng vật tư nguyên liệu cho sản xuất, mở rộng thị trường cho các ngành sản xuất trong tỉnh. Các luồng hàng chủ yếu giữa Thái Bình với tỉnh ngoài là hàng nông sản thực phẩm từ Thái Bình cung cấp cho các thị trường như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hà NộiNgược lại hàng hoá từ tỉnh ngoài được tiêu thụ ở Thái Bình là các hàng công nghiệp tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựngDoanh thu của ngành thương mại tăng từ 360 Tỉ đồng (2000) lên 478 tỉ đông (2004). Tổng mức bán lẻ hàng hoá trong thời gian trên tăng từ 2090 tỉ đồng lên 3414 tỉ đồng. Cùng với sự đa dạng hoá ngành nghề trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu có sự phát triển tương ứng. Giá trị xuất nhập khẩu của tỉnh tăng nhanh từ 75142USD năm 2000 lên 159584 USD năm 2004, trong đó có nhiều năm xuất siêu. Tuy nhiên, việc xuất siêu ấy không chứng tỏ một nền kinh tế đang phát triển, mà chỉ thể hiện một số thế mạnh của tỉnh về các sản phẩm nông nghiệp và nguồn nhân lực dồi dào. Ngành công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư và lao động chuyên môn kĩ thuật cao. các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh hàng may mặc, khăn bông các loại, hàng mây tre cói đan, lợn sữa, tôm đông lạnh, gạo...Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thép, nguyên liệu dệt may, thuốc tân dược, men gạch, hoá chất... 2.3.4. Hoạt động du lịch, khách sạn nhà hàng và các dịch vụ khác Dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng mới được phát triển. Số cơ sở kinh doanh tăng nhanh nhưng gia strị doanh thu tăng không đáng kể. Các khách sạn tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Bình. Các nhà nghỉ phân bố ở các thị trấn huyện lị và dọc theo các đường giao thông chính, nhất là ven quốc lộ 10. Hoạt động du lịch còn đơn điệu, phổ bóên chỉ có ở khu nghỉ mát Đồng Châu( Tiền Hải) và một vài lễ hội địa phương, chưa thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài. Các di tích lịch sử văn hoá đáng chú ý là Chùa Keo ở xã Duy Nhất ( Vũ Thư), Khu di tích Nhà Trần (Hưng Hà)... có thể trở thành những điểm du lịch văn hía có giá trị. Loại hình hoạt động phi kết cấu ( Là hoạt động đơn lẻ không được thống kê vào khu vực kinh tế) phát triển rất phổ biến. Nhân lực tham gia vào hoạt động này chủ yếu là lao động nông nghiệp các xã ven thành phố và ven đường giao thông lớn, tận dụng thời gian nhàn rỗi làm thêm nghề phụ như thu gom phế liệu, sản xuất đồ chơi trẻ em và các đồ dùng cá nhân... Điển hình như các xã Vũ Hội, Đông Các, Đông Động, Đông La v.v Nguồn nhân lực này giao lưu buôn bán khắp tỉnh, thậm chí còn vươn ra xa các tỉnh khác ở miền Bắc và các thành phố trong cả nước. V. Bảo vệ tài nguyên và môi trường Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Bình đang có nguy cơ bị ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Hoạt động nông nghiệp thâm canh, sử dụng nhiều phân hoá học, vô cơ làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Sự lạm dụng các sản phẩm của công nghiệp hoá học gây thoái hoá đất, dư lượng thuốc trừ sâu, phân hoá học trong đất, trong nước của hệ sinh thái nông nghiệp bị ô nhiễm, đa dạng sinh học giảm đáng kể và mất cân bằng sinh thái đồng ruộng. Các hoạt động tiểu thủ công nghiệp với công gnhệ thấp, không có công trình sử lí chất thải làm ô nhiễm môi trường trầm trọng tại một số nơi, ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân trong vùng. Hoạt động công nghiệp tuy chưa nhiều, song vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp cũng là vấn đề đáng quan tâm. Là một tỉnh đông dân, mật độ dân số đặc biệt cao tại các vùng đô thị, gây ô nhiễm rác thải sinh hoạt. Mỗi người cần có ý thức tự giác bảo vệ môi trường sống. Tăng cường áp dụng các biện pháp kĩ thuật làm sạch môi trường. Xây dựng các công trình xử lí chất thải tại các khu công nghiệp, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Vận dụng rộng rãi chương trình IPM trong nông nghiệp, phòn trừ dịch hại tổng hợp. Phân loại rác thải để biến chúng thành nguồn tài nguyên tái tạo, có thể sử dụng được. VI. Phương hướng phát triển kinh tế Trong những năm tới, tỉnh Thái Bình cần tập trung sức phát triển công nghiệp để tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Đa dạng hoá các loại hình kinh tế dịch vụ để tăng thu nhập cho người lao động. Việc phát triển kinh tế không thể tách rời các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường . ================

File đính kèm:

  • docDia li kinh te xa hoi THAI BINH 3.doc
Giáo án liên quan