Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với Tây Nguyên

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 -Phân tích và so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng: Trung Du Và Miền Núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn, các giải pháp để phát triển bền vững.

2.Kỹ năng:

-Củng cố kỹ năng đọc và phân tích bản đồ, lựơc đồ, bảng số liệu thống kê.

-Có kĩ năng viết và trình bày một báo cáo ngắn gọn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: Ngày dạy: Bài: 30 THỰC HÀNH: SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM ỞTRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Phân tích và so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở 2 vùng: Trung Du Và Miền Núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn, các giải pháp để phát triển bền vững. 2.Kỹ năng: -Củng cố kỹ năng đọc và phân tích bản đồ, lựơc đồ, bảng số liệu thống kê. -Có kĩ năng viết và trình bày một báo cáo ngắn gọn. 3.Thái độ: - Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề sử dụng, cải tạo đất, chống xói mòn đất. II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên: -Bản đồ tự nhiên – kinh tế Việt Nam. 2. Học sinh: -Máy tính, thước, bút chì, bút màu. III. Phương pháp dạy học: -Phương pháp trực quan -Hình thức tổ chức: nhóm IV.Tiến trình: 1. Oån định lớp: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Giảng bài mới: Khởi động: GV nêu nhiệm vụ cần phải hòan thành trong tiết học- Cách làm việc để đạt kết quả cao nhất trong giờ học. Hoạt động thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Nhóm ? HS dựa vào bảng 30.1 trả lời câu hỏi của bài tập số 1: a. Cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào trồng đựơc ở cả 2 vùng, những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ. b. So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở 2 vùng. HS trình bày kết quả. GV chuẩn xác kiến thức. GV chuyển ý Hoạt động 2: Nhóm GV chia lớp thành 2 nhóm Nhóm 1: Viết báo cáo cây cà phê. Nhóm 2: Viết báo cáo cây chè. GV gợi ý theo dàn ý sau: 1.Đặc điểm sinh thái của cây cà phê hoặc cây chè. 2. Tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong 2 loại cây (cà phê hoặc cây chè) GV cung cấp thêm thông tin: Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam là: Nhật, Đức; cây chè: EU, Tây Á, Nhật, Hàn Quốc HS trao đổi kết quả làm bài, bổ sung cho nhau – đại diện nhóm báo cáo kết quả. GV chuẩn xác kiến thức Bài tập 1 a. Cây trồng chủ yếu có ở 2 vùng: Chè, Cà phê. b. So sánh: Ở Tây Nguyên cà phê là cây công nghiệp mũi nhọn chiếm diện tích 480.800 ha bằng 85.1 % diện tích trồng cà phê cả nước, sản lượng chiếm 90.6% sản lượng cả nước. Trong khi đó cây chè chỉ chiếm 24.6 % diện tích chè cả nước, sản lượng chiếm 29.1% cả nước. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thì cây chè chiếm ưu thế diện tích 67.600 ha bằng 68.8 % diện tích chè cả nước, sản lượng chiếm 62.1% sản lượng cả nước. Trong khi đó cây cà phê chỉ mới bắt đầu phát triển nên chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Bài tập 2 4. Củng cố và luyện tập: -GV chấm điểm bài thực hành của HS. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà -Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 30 -Chuẩn bị bài 31: “VÙNG ĐÔNG NAM BỘ”. ? Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động và nguyên nhân dẫn đếnsự phát triển kinh tế năng động ấy. ? Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng. V.Rút kinh nghiệm: 1/Nội dung: +Ưu điểm: +Tồn tại:.. CHướng khắc phục. 2/Phương pháp: +Ưu điểm:.. +Tồn tại: CHướng khắc phục 3/Hình thức tổ chức +Ưu điểm: +Tồn tại: CHướngkhắc phục

File đính kèm:

  • docDia 9 bai 30.doc
Giáo án liên quan