Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản đứng đầu cả nước.
- Hiểu rõ, công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thô, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng .
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích dữ liệu trong sơ đồ lết hợp với lược đồ khai thác kiến thức câu hỏi.
- Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ với thực tế để phân tích, giải thích một vấn đề bức xúc của vùng
6 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TRỪ VĂN THỐ
GV: HUỲNH MINH TY
BÀI 36
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản đứng đầu cả nước.
- Hiểu rõ, công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phố Cần Thô, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng .
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích dữ liệu trong sơ đồ lết hợp với lược đồ khai thác kiến thức câu hỏi.
- Biết kết hợp kênh hình, kênh chữ và liên hệ với thực tế để phân tích, giải thích một vấn đề bức xúc của vùng
II. Phương tiện dạy học
Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
III. Bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ:
a. Dựa vào kiến thức đã học, cho biết thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long?
- Yêu cầu trả lời:
+ Đất: Đất phù sa ngọt- đất phèn, mặn
+ Rừng: Rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm
+ Khí hậu
+ Sông ngòi
+ Biển
2. Bài giảng:
Vào bài: Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản đứng đầu cả nước, công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển, các thành phố trung tâm bắt đầu phát huy tiềm năng kinh tế của mình Sự phát triển đó ra sao? Chúng ta cùng tham khảo bài hôm nay sẽ rõ.
GV: Cho HS mở SGK trang 36 ghi bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động cá nhân
GV: Cho HS đọc kênh chữ, đoạn từ: “ Đồng bằngcam bưởi”
CH: Dựa vào sự hiểu biết của em và đoạn 1 SGK, em trình bày cơ cấu cây trồng của vùng đồng bằng sông Cửu Long?
HS:
- Cây lương thực: Lúa hoa màu, rau đậu
- Cây công nghiệp: mía đướng, dừa, ca cao
- Cây ăn quả nhiệt đới: sầu riêng, chôm chôm, măng cụt
CH: Em cho biết, cây trồng nào là cây chủ lực của vùng?
HS: -Cây lúa nước
CH: Dựa vào bảng 36.1SGK tính tỉ lệ % diện tích và sàn lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long so cả nước?
HS:
- Diện tích lúa ĐBCL so cả nước 51,1% (3834,8x100)/7504
- Sản lượng lúa so cả nước 51,5%
àKết kuận: DT và SL cao nhất nước
CH: qua kết luận trên em cho biết ý nghỉa của việc sản xuất lương thữcọ ở ĐBCL?
HS:
+ Vùng trọng điểm sản xuất lương thực
+ Cây lương thực chiếm ưu thế
+ Giải quyết an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực
GV: Ghi bảng
CH: Dựa vào lược đồ 36.2 trang 132, cho biết tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất ở ĐBCL? - Kết hợp HS chỉ bản đồ?
GV: mở rộng – 13 tỉnh ĐBCL- sản lượng lúa lớn nhất thuộc các tỉnh
- Kiên Giang - An Giang - Đồng Tháp
GV: chuẩn xác kiến thức – Ghi bảng
CH:
Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình, em cho biết: Ngoài cây lúa vùng còn trồng cây gì? Phân bố ở đâu?
( Cây hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp)
( Cây ăn quả của Tiền Giang vùng Ngũ Hiệp Ba Dừa, LongTiên huyện Cai Lậy nổi tiếng với cây sầu riêng, Bến Tre, Vĩnh Long có cam sành, xoài cát, bưởi quít đường ở Đồng Tháp
GV: Cây ăn quả gặp khó khăn trong xuất khẩu do mẫu mã chất lượng còn hạn chế
Chuyển ý: ĐBCL còn có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản thuỷ sản, chúng ta cùng tìm hiểu phần b.
CH: Quan sát ảnh 36.1 cho biết nội dung của ảnh này?
CH: Dựa vào nội dung SGK em cho biết sản lượng của ngành thuỷ sản so cả nước?
HS: trả lời – GV ghi bảng
Hoạt động nhóm: Phát phiếu học tập, chia 2 bàn thành 1 nhóm, thời gian 5 phút
CH:
Tại sao ĐBCL có thế mạnh để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?
Các nhóm thảo luận – và trình bày ý kiến của mình GV chuẩn xác kiến thức. Nội dung thảo luận xoay quanh vấn đề sau:
Vùng biển rộng, ấm quanh năm
Rừng ven biển cug cấp tôm giống, thức ăn
Lũ hàng năm đem nguồn thuỷ sản
Vựa lúa lớn, nguồn tôm cá là nguồn thức ăn phong phú
GV: mở rộng, liên hệ thực tế
+ Nghề nuôi cá bè: Dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên để chế biến
+ Tôm được ưa chuộng trên thị trường thế giới
+ Khó khăn: nông dân phá rừng hàng loạt để nuôi tôm, nạn ô nhiễm môi trường
+ Thị trường không ổn định
Kết thúc hoạt động nhóm
CH: Ngoài chăn nuôi thuỷ sản ĐBCL còn nuôi vật nuôi gỉ? phân bố ở đâu?
HS:
-Vịt đàn, lợn
- Phân bố: Bạc liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang
GV: Ghi bảng
GV: Mở rộng, liên hệ các tỉnh ĐBCL vừa trãi qua cơn dịch cúm gia cầm gây thiệt hại cho vùng và cả nước, nhiều nông dân trắngtay, nợ ngân hàng
Đầu năm 2006 Tiền giang xảy ra dịch lở mồm long móng ở lợn tuynhiên đã dập tắt và phát triển bình thường
Rừng ngập mặn có vị tríquan trọng của vùng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống hiện tượng ấm lên của lhí hậu toàn cầu
GV: gọi HS đọc đoạn cuối của mục 1 đẩ thấy được tầm quan trọng của rừng ngập mặn
Chuyển ý: Hoạt động côngnghiệp dịch vụ có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế chúng ta cùng tìm hiểu phần 2
GV: gọi HS đọc bảng 36.2
CH: Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học giải thích vì sao trong cơ cấu sản xuất công nghiệp, ngành chế biến nông sản có tỉ trọng lớn nhất
HS: Sản phẩm nông nghiệp dồi dào phong phú là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
GV: Ghi bảng
Chuyển ý: Phần 3
CH: Dựa vào phần 3SGK em cho biếthoạt động dịch vụ chủ yế là ngành nào?
HS: Xuất nhập khẩu, Vận tải thuỷ, du lịch
Hoạt động nhóm: Phát phiếu học tập số 2- phân nhóm, thời gian thảo luận 3 phút
CH: Nhóm 1 - dựa vào hình 36.3 cho biết ý nghĩa của vận tải thuỷ trong sản xuấtvà đời sống của nhân dân?
- Sông dày đặc phục vụ xuấtkhẩu
- Nhu cầu đi lại vậnchuyển hàng hoá
- Buôn bán, chợ nổi trên sông
CH: Nhóm 2Trình bày tiềm năng du lịch của ĐBCL? Biện pháp khắc phục?
- Du lịch miệt vườn, biển đảo
- Khắc phục cơ sở hạ tầng
Các tổ thảo luận – GV chuẩn xác
Chuyển ý: Phần 5
CH: dựa vào BĐ ĐBCL, hãyxác định các trung tâm kih tế lớn của vùng?
HS: Xác định kết hợp chỉ bản đồ
I. Tình hình phát triển kinh tế:
1. Nông nghiệp:
a. Sản xuất lương thực:
- Vùng trọng điểm sản xuất lương thực
- Giữ vai trò hàng đầu trong việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu
- Lúa được trồng ở ven sông Tiền, sông Hậu
- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước
b. Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản:
- Chiếm 50% sản lượng cả nước, đặc biệt ngành nuôi tôm cá xuất khẩu
Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh
2. Công nghiệp
- Tỉ trọng CN còn thấp
- Ngành chế biến lương thực, thục phẩm chiếm tỉ trọng cao
- Hầu hết các tỉnh ĐBCL đều có ngành CN chế biến
- Cần Thơ là trung tâm CN lớn của vùng
3. Dịch vụ:
- Xuất nhập khẩu
- Vận tải thuỷ
- Dulịch sinh thái
V. Các trung tâm kinh tế:
Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng
IV. Củng cố:
Phát phiếu học tập số 3:
Hãy khoanh tròn các mẫu tự đầu câu em cho là đúng
Điều kiện để vùng đồng bằng Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước
A. Vùng có diện tích đất trồng lớn
B. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm
C. Hệ thống sông ngòi kênh rạch dày đặc dt mặt nước lớn
D. Mùa khô kéo dài, mùa lũ diện rộng
E. Dân cư đông có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá
F. Kết cấu hạ tầng còn kém
G. Nhà nước đầu tư, đưa tiến bộ khkt vào sản xuất
V.Dặn dò
- Trả lời 2 câu hỏi SGK
- Dựa vào bảng 36.3 trang 133 vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở ĐBCL và cả nước, nêu nhận xét
- Gợi ý để HS về nhà vẽ: dạng cột nhóm như hình sau
Nhận xét:
Giá trị sản lượng thuỷ sản ở ĐBCL tăng qua các năm
Giá trị sản lượng chiếm > 50% so cả nước
HẾT.
File đính kèm:
- BAI 36 DONG BANG SONGCUU LONGTT.doc