Việt Nam là đất nước tuy nhỏ nhưng lại có đường bờ biển rất dài, khoảng 3200 km. Suốt chiều dài ấy, 120 bãi cát rộng, dài với phong cảnh đẹp, thanh bình là sự hấp dẫn du khách đến tắm biển. Theo đánh giá chung của nhiều tổ chức trên thế giới, biển Việt Nam thuộc vào loại hàng đầu thế giới. Bãi biển Đà Nẵng vinh dự được tạp chí Forbes của Mỹ bầu chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Các bãi biển hiện nay có nhiều khu nghỉ dưỡng, sẵn sàng phục vụ du khách một cách tối đa.
Các đảo ven bờ cũng có phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Các đảo chủ yếu là khu vực Nha Trang, đảo Phú Quốc,
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Bài 38: Tổng hợp phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - Đảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO
Môn: Địa lí
BÀI 38: TỔNG HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO
Phần 2: Du lịch biển - đảo
I. Thuận lợi:
Việt Nam là đất nước tuy nhỏ nhưng lại có đường bờ biển rất dài, khoảng 3200 km. Suốt chiều dài ấy, 120 bãi cát rộng, dài với phong cảnh đẹp, thanh bình là sự hấp dẫn du khách đến tắm biển. Theo đánh giá chung của nhiều tổ chức trên thế giới, biển Việt Nam thuộc vào loại hàng đầu thế giới. Bãi biển Đà Nẵng vinh dự được tạp chí Forbes của Mỹ bầu chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Các bãi biển hiện nay có nhiều khu nghỉ dưỡng, sẵn sàng phục vụ du khách một cách tối đa.
Các đảo ven bờ cũng có phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Các đảo chủ yếu là khu vực Nha Trang, đảo Phú Quốc,
Ngoài bãi tắm đẹp, biển Việt Nam nhiều vùng còn có dịch vụ câu cá, câu mực, rất hấp dẫn du khách bởi tính độc đáo và mới lạ.
II. Khó khăn:
Tuy có nhiều thuận lợi nhưng du lịch biển Việt Nam vẫn còn không ít khó khăn. Có 4 nguyên nhân chính khiến kinh tế du lịch biển của Việt Nam chưa được khai thác triệt để gồm:
- Mâu thuẫn lợi ích với lĩnh vực khác khiến môi trường bị ô nhiễm (Tất cả các bãi biển của VN đều bị ô nhiễm ở mức báo động. Một ví dụ điển hình là vụ tràn dầu vào năm 2007, đã làm cho toàn bộ bãi biển nước ta trở nên bị ô nhiễm nặng.)
- Thứ đến là việc Việt Nam không theo kịp đầu tư về hạ tầng cao cấp đáp ứng nhu cầu du khách (nhà ga quá bé, năng lực cảng biển yếu, ít sân bay quốc tế và khách sạn cao cấp...)
- Tổ chức du lịch biển thiếu tính đặc thù, gây nhàm chán cho khách (bãi tắm, kiến trúc nhà nghỉ, món ăn gần như nhau ở các vùng)
- Cuối cùng là vấn đề duy trì chính sách thị thực cứng nhắc khiến du khách ngại đến VN.
III. Tình hình phát triển:
Hoạt động du lịch biển đảo ở nước ta có thời kì hoàng kim vào giai đoạn những năm 1999-2002. Lúc ấy, thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong sạch là yếu tố quan trọng khiến những bãi biển nước ta thu hút nhiều du khách. Có nhiều năm, Việt Nam đón hơn 200.000 du khách bằng đường tàu biển quốc tế.
Rồi thời kì hoàng kim ấy qua đi, du lịch biển nước ta không có được một sự đột phá nào vì nước ta không có những chính sách đúng đắn cho loại hình du lịch này.
Tổng cục Du lịch vừa cho biết, sau nhiều năm vắng bóng thì gần đây khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bằng tàu biển có xu hướng sôi động trở lại. Tổng lượt khách du lịch quốc tế bằng tàu biển 10 tháng của năm 2007 lên 188.712 lượt, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2006. Trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch sẽ hợp tác với Singapore để cùng phát triển loại hình du lịch biển đảo. Ta đặt mục tiêu phát triển mạnh ngành du lịch biển để đến năm 2020, kinh tế biển sẽ đóng góp khoảng 53-55% GDP của cả nước, trong đó du lịch biển là khâu đột phá thứ 4 có mức đóng góp khoảng 14-15% GDP của kinh tế biển quốc gia.
IV. Xu hướng phát triển:
Tuy phát triển mạnh như vậy nhưng còn nhiều khó khăn mà du lịch biển nước ta vướng phải. Hiện tại, xu hướng của ngành du lịch biển Việt Nam là giải quyết khó khăn, phát triển ngành mạnh mẽ hơn với nhiều nét mới lạ, thu hút du khách. Khó khăn cấp bách hiện tại là phải xử lí tình trạng ô nhiễm ở vùng biển. Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền giữ gìn vệ sinh nơi bãi tắm, bờ biển
Việt Nam đang thực hiện kế hoạch phát triển ngành du lịch biển thêm nhiều mảng mới. Các hoạt động câu cá, câu mực ở các vùng đảo đang được đẩy mạnh để thu hút thêm khách du lịch bởi tính mới lạ. Du lịch lặn ở Nha Trang, Đà Nẵng giúp du khách thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt vời dưới đáy đại dương. Các hoạt động thể thao bãi biển như bóng chuyền bãi biển, lướt sóng, cũng được nhà nước khuyến khích nhằm thu hút thêm khách đến biển.
V. Biện pháp giải quyết khó khăn:
- Chủ động giải quyết tình trạng ô nhiễm, kêu gọi du khách có ý thức giữ vệ sinh, ngăn chặn nạn tràn dầu, hạn chế xây dựng nhà máy công nghiệp gần khu vực biển.
- Xây dựng thêm nhiều khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp để đáp ứng nhu cầu của khách, nâng cấp sân bay, nhà ga, cảng biển để tiện cho du khách đến.
- Thay đổi phong cách du lịch, tạo nét mới để du khách cảm thấy thú vị (tổ chức thêm nhiều hoạt động du lịch thú vị bên cạnh tắm biển như câu cá, câu mực, du lịch lặn, tham quan làng nghề cá,)
- Thay đổi chính sách thị thực, mềm mỏng và thoải mái hơn.
Bài báo cáo do tập thể nhóm 2, tổ 2, lớp 9A7 thực hiện.
Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi bài báo cáo của nhóm.
Trong quá trình làm việc, có thể nhóm sẽ mắc phải một số sai sót, mong cô và các bạn bỏ qua và góp ý để sửa chữa.
DANH SÁCH NHÓM
Họ và tên
Danh số
Mức độ tham gia
Trần Hoài Giang
8
A-
Trần Thị Kim Hoàn
11
A-
Nguyễn Vĩ Khang
17
A
Nguyễn Thành Trọng
42
A-
Nguyễn Hoàng Việt
45
A
File đính kèm:
- BAI 38 TONG HOP PHAT TRIEN KINH TE VA BAO VE TAI NGUYEN MOI TRUONG BIEN DAO.doc