Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

1/ Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.

- Biết được sức ép của dân số đối với giải quyết việc làm ở nước ta.

- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.

2/ Kĩ năng:

Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động.

3/ Thái độ:

Hiểu được sức ép đối với việc giải quyết việc làm và những ảnh hưởng của nó đối với chất lượng cuộc sống → ý thức được mục đích học tập và có thái độ, động cơ học tập đúng đắn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I- Mục tiêu bài học 1/ Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết được sức ép của dân số đối với giải quyết việc làm ở nước ta. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. 2/ Kĩ năng: Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động. 3/ Thái độ: Hiểu được sức ép đối với việc giải quyết việc làm và những ảnh hưởng của nó đối với chất lượng cuộc sống → ý thức được mục đích học tập và có thái độ, động cơ học tập đúng đắn. II- Thiết bị dạy học - Các biểu đồ cơ cấu lao động. - Bảng thống kê về sử dụng lao động. III- Hoạt động dạy học Mở bài: Việt Nam là một nước còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính, và nguồn tài nguyên chưa được sử dụng hiệu quả. Do vậy nguồn lực con người đóng vai trò quyết định, có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế → Vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * HĐ1: Tìm hiểu về nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta (Cá nhân) - Từ những số liệu về số dân và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở các bài học trước, em có nhận xét gì về nguồn lao động nước ta? - Việt Nam đã kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số trẻ” vào năm 2005. Từ 2006, mức sinh giảm xuống, mức chết cũng giảm từ từ đã đưa nước ta vào giai đoạn cơ cấu dân số vàng (Khi chỉ số phụ thuộc giảm dưới 50%. Tổng tỷ suất phụ thuộc được xác định = (số người trong độ tuổi dưới 15 + số người trong độ tuổi từ 65 trở lên) : số người trong độ tuổi 15-64. Đây là giai đoạn mà trong đó, 2 người trong độ tuổi lao động chỉ “cõng” 1 người phụ thuộc). Hiện nay, tỉ lệ dân số từ 15 - 59 tuổi chiếm 65,2% và được dự kiến sẽ kéo dài khoảng 40 năm, đây là cơ hội giúp cho việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh. - Quan sát biểu đồ (hình 4.1), em có nhận xét gì về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân? Lao động nông thôn (75,8%) đông hơn nhiều so với lao động thành thị. Do đặc điểm của nền kinh tế nước ta thiên về nông nghiệp + quá trình ĐTH diễn ra chậm. - Quan sát biểu đồ (hình 4.1), em có nhận xét gì về chất lượng lao động ở nước ta. Chất lượng lao động nước ta còn thấp, trình độ chuyên môn chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông không qua đào tạo nghề (78,8%). - GV đưa thêm các số liệu khác về trình độ học vấn của lực lượng lao động nước ta (2005): 4% còn mù chữ, tốt nghiệp THCS chiếm 32,6%; tốt nghiệp THPT 21,2%. + Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì? Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (mở rộng quy mô đào tạo, mở rộng các trường dạy nghề và THCN, đào tạo lao động hợp tác quốc tế) - Quan sát biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động qua các năm 1989, 2003. Nhận xét về cơ cấu sử dụng lao động? + Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp đều cao, tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ, thấp nhất là lao động CN-XD + Tỉ trọng lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp đang giảm dần. Lao động trong CN & XD đang tăng nhưng tăng nhanh nhất là lao động trong ngành dịch vụ. → Thể hiện sự CDCCKT và quá trình CNH – HĐH nền kinh tế đang diễn ra nhanh. * HĐ2: Tìm hiểu về vấn đề việc làm (Cá nhân + nhóm) - Nguồn lao động nước ta dồi dào. Đặc điểm này mang lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay? + Thuận lợi: Hiện nay, mỗi năm nước ta có khoảng 1,4 - 1,6 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động. Một khi lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động vào SX → sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích luỹ lớn cho tương lai của đất nước. + Vấn đề giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn vì nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, mỗi năm yêu cầu phải có thêm hơn 1 triệu việc làm cho hơn 1 triệu người đến tuổi lao động. Thiếu việc làm, không thể tạo ra của cải vật chất đủ đáp ứng nhu cầu sống của XH. Hơn nữa, “Nhàn cư vi bất thiện”, khi số người trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, rất dễ kéo theo các tệ nạn XH gia tăng. - Cho biết tình hình giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn, thành thị? Nguyên nhân? + Nông thôn: thiếu việc làm (Do tính mùa vụ trong SXNN + Sự hạn chế trong phát triển ngành nghề ở nông thôn) + Thành thị: thất nghiệp - Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần có những giải pháp nào? (Nhóm) + Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. + Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. + Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. + Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm. * HĐ3: Tìm hiểu về chất lượng cuộc sống (Cá nhân) - Em có nhận xét gì về chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam trong những năm qua? - Căn cứ vào đâu để đánh giá chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao? + Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 94% (2009) + Tuổi thọ bình quân đạt 74 tuổi (2009) + Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm (Năm 1985 là 59,7%, năm 2007 là 33%). Chiều cao, thể trọng đều tăng (chiều cao trung bình: 163,7 cm (nam) và 153,9 cm (nữ)). + Nhiều dịch bệnh được đẩy lùi. + Thu nhập/người tăng. - Chất lượng cuộc sống có thay đổi ở khắp mọi miền đất nước không? Phân tích hình ảnh 4.3 và nêu cảm nhận của em. I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động. - Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. - Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong SXNN, thủ công nghiệp, tiếp thu KHKT nhanh, thông minh, sáng tạo, cần cù. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao. - Tuy nhiên, người lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. Số lao động chưa qua đào tạo còn lớn. 2. Sử dụng lao động Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực. II. Vấn đề việc làm Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Ở nông thôn: tình trạng thiếu việc làm có khá phổ biến. - Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp còn tương đối cao (khoảng 6%). III. Chất lượng cuộc sống - Đời sống của nhân dân ta đang được cải thiện. - Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. IV- Đánh giá Tình hình giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay? Nguyên nhân? Để khắc phục tình trạng đó, theo em cần có những giải pháp nào? V- Hoạt động nối tiếp Bài tập 3 trang 17 SGK.

File đính kèm:

  • docBai 4 Lao dong va viec lam.doc
Giáo án liên quan