1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức: Biết đựơc kiến thức phổ thông, cơ bản về:
- Trái Đất : Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây.
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết cách xác định phương hướng trên bản đồ
14 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Chủ đề 1: Trái đất trong hệ mặt trời. Hình dạng trái đất và cách thể hiện bề mặt trái đất trên bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/9/2012
Ngày giảng: 17/9/2012
Dạy lớp: 9
Ngày giảng:
Dạy lớp:
Chủ đề 1: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT VÀ CÁCH THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ.
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức: Biết đựơc kiến thức phổ thông, cơ bản về:
- Trái Đất : Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây...
- Định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết cách xác định phương hướng trên bản đồ
b. Về kỹ năng
- Xác định được vị trí của Trấi Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ.
- Xác định được kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam....
- Biết cách tính tỉ lệ bản đồ theo đường chim bay.
- Xác định được phương hướng và toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả địa cầu.
c. Về thái độ
- Yêu thích bộ môn và có niềm tin khoa học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn - giảng
- SGK, SGV
- SGK Địa lí 10.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, giấy bút.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ
b. Dạy bài mới
Vào bài : Chúng ta cùng hệ thống lại kiến thức môn Địa lí từ Địa lí Đại cương
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung và ghi bảng
- Cung cấp cho hs các khái niệm:
- Vũ trụ:
- Giải thích thêm : Thiên hà có chứa MT và các hành tinh của nó trong đó có T.
- Hệ MT là gì:
- Giải thích thêm : Hệ MT gồ có MT ở trung tâm cùng với các thiên thể chuyển động xunh quanh (Các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí.
? TĐ nàm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần MT? Cho biết ý nghĩa của vị trí đó?
? Chp biết hình dạng và kích thước của TĐ?
- Hướng dẫn hs quan sát H3 sgk /7 nêu và trinỳh bày khái niệm : Kinh tuyến, vĩ tuyến?
? Thế nào là kinh tuyến gốc? Xác định nửa cầu Đông, nửa cầu Tây dựa vào kinh tuyến gốc?
? Thế nào là vĩ tuyến gốc? Xác định nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam dựa vào vĩ tuyến gốc?
? Bản đồ là gì?
? Có những hướng chính nào trên bản đồ? Làm thế nào để xác định phương hướng trên bản đồ?
? Em hãy cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Làm thế nào để tính tỉ lệ bản đồ?
? Khi nào thì sử dụng các loại kí hiệu điểm, đường, diện tích?
- Cho hs xác định toạ độ của điểm trên bản đồ sgk:
- Vị trí thứ 3
- Hình dạng của TĐ : dạng hình cầu
- Kích thước rất lớn
- Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ
- Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0o (xích đạo).
- Nửa cầu Bắc: nửa bền mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bền mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam.
- Dựa vào thông tin sgk trả lời
+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
- Ký hiệu điểm thường được thể hiện vị trí các đối tượng có diện tích nhỏ, trong ký hiệu điểm người ta có thể sử dụng ký hiệu dạng hình học, ký hiệu chữ, ký hiệu tượng hình.
1, Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Vũ trụ Là khoảng không gian bao la vô tận chứa các thiên hà. ( Thiên hà có chứa MT và các hành tinh của nó trong đó có TĐ)
- Hệ MT là tập hợp các thiên thể nằm trong dải ngân hà.
- Hệ MT gồm 8 hành tinh:
- Trái Đất trong hệ MT:
+ TĐ là một hành tinh trong hệ MT.
+ Vị trí của TĐ trong hệ MT (Vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần MT)
+ Khoảng cách TB từ TĐ đến MT là 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho TĐ nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.
- Hình dạng của TĐ : dạng hình cầu
- Kích thước rất lớn : Từ cực Bắc đến cực Nam dài 40076 km, chiều dài bán kính đường XĐ là 6370 km.
2, Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây...
- Kinh tuyến: là những đường nối từ cực Bắc xuống cực Nam (Trên bề mặt TĐ có 360 KT)
- Vĩ Tuyến: là đường vòng tròn vuông góc với đường kinh tuyến (Trên bề mặt TĐ có 181 VT)
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến o0, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).
- Kinh tuyến Đông: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ
- Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0o (xích đạo).
- Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Bắc: nửa bền mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bền mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực Nam.
3, Định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết cách xác định phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản về bản đồ.
- Định nghĩa bản đồ : bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- Phương hướng trên bản đồ :
+ Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính)
+ Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
. Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến : Phải dựa vào KT và VT để xác định.
. Với bản đồ không vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến : Phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng bắc sau đó tìm các hướng còn lại.
- Tỉ lệ bản đồ:
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ : Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ : tỉ lện thước và tỉ lệ số.
- Kí hiệu bản đồ :
+ Có 3 loại KH : Điểm, đường, diện tích.
+ Có 3 dạng kí hiệu: chữ, hình học, diện tích.
+ Ngoài ra còn có các dạng kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ - biểu đồ.
- Cách biểu hiện độ cao của địa hình trên bản đồ : bằng thang màu, bằng đường đồng mức.
- Đ/N: Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng độ cao với nhau.
- Kinh độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lý của một điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó.
c. Củng cố, luyện tập (4')
GV: Yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học.
d. Hướng dẫn hs học bài ở nhà (1')
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong sgk.
e. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------
Ngày soạn: 21/9
Ngày giảng:24/9/2012
Dạy lớp: 9
Chủ đề 2: CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức: Biết đựơc kiến thức phổ thông, cơ bản về:
- Chuyển động tự quay quanh trục và quanh MT : hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động.
- Các hệ quả chuyển động của giải thích được nguyên nhân sinh ra các hệ quả trên TĐ.
b. Về kỹ năng
- Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của TĐ và chuyển động của TĐ quanh MT.
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng của các vật thể trên TĐ.
- Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục TĐ khi chuyển động...
c. Về thái độ
- Yêu thích bộ môn và có niềm tin khoa học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn - giảng
- SGK, SGV
- SGK Địa lí 10.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, giấy bút.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ
b. Dạy bài mới
Vào bài : Ta cùng học tiếp bài Địa Lí Đại cương ....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung và ghi bảng
- Yêu cầu hs biết và hiểu được kiến thức trọng tâm của các bài đã học
? Cho biết hướng tự quay quanh trục của TĐ? Thời gian tự quay quanh trục?
? Thời gian tự quay quanh trục của TĐ một vòng thật là bao nhiêu?
? TĐ chuyển động quanh MT theo hình gì? Một vòng quay của TĐ quanh MT là bao nhiêu ngày?
? Em hãy nêu các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của TĐ?
? Em hãy cho biết nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày, đêm trên TĐ?
? Nguyên nhân sinh ra giờ trên TĐ là gì?
? Cho biết tạo sao các vật thể chuyển động ở 2 nửa cầu lại bị lệch hướng?
? Tại sao trên bề mặt TĐ lại sinh ra các mùa trong năm?
? Nguyên nhân chung nhất sinh ra các hệ quả trên TĐ là gì?
- Dựa vào kiến thức đã học để trả lời
- 23 giờ 56 phút 56 giây.
- TĐ chuyển động quanh MT theo quỹ đạo hình elíp gần tròn.
- Thời gian TĐ chuyển động một vòng quanh MT là 365 ngày 6 giờ.
- Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên TĐ.
- Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày quốc tế .
- Sự chuyển động lệch hướng của các vật thẻ chuyển động ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt TĐ
- Nguyên nhân : do hình dang TĐ là hình khối cầu nên TĐ luôn được MT chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng. Do TĐ tự quay quanh trục nên có hiện tượng luôn phiên ngày và đêm.
- Do TĐ hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên ở các địa điểm khác nhau sẽ có giờ riêng
- Là khi TĐ tự chuyển động quanh trục mọi địa điểm đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông vì vậy, các vật chuyển động trên bề mặt TĐ sữ bị lệch hướng so ới hướng ban đầu
- Do trục TĐ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của TĐ và trong suốt năm.
- Trục TĐ không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía MT, có thời kỳ nửa cầu Nam ngả về phía MT làm cho thời gian chiếu sáng và thu nhận nhiệt khác nhau ở mỗi bán cầu.
- Do trục nghiêng và hướng quay của TĐ.
1, Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh MT : hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động.
- Chuyển động tự quay quanh trục của TĐ :
+ TĐ tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay : từ Tây sang Đông
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trực là 24 giờ (Một ngày đêm). Vì vậy, bề mặt TĐ được chia thành 24 khu vực giờ.
- Chuyển động của TĐ quanh MT :
+ TĐ chuyển động quanh MT theo quỹ đạo hình elíp gần tròn.
+ Hướng tự quay : từ Tây sang Đông
+ Thời gian TĐ chuyển động một vòng quanh MT là 365 ngày 6 giờ.
+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh MT, trục TĐ lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
2, Trình bày được các hệ quả chuyển động của TĐ.
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của TĐ :
+ Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên TĐ. Nguyên nhân do hình dang TĐ là hình khối cầu nên TĐ luôn được MT chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng. Do TĐ tự quay quanh trục nên có hiện tượng luôn phiên ngày và đêm.
+ Giờ trên TĐ và đường chuyển ngày quốc tế : nguyên nhân sinh ra hiện này là do TĐ hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên ở các địa điểm khác nhau sẽ có giờ riêng. Nguời tư chia bề mặt TĐ ra làm 24 khu vực giờ, lấy KT gốc làm múi giờ số 0 và kinh tuyến 1800 làm kinh tuyến đổi ngày.
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể chuyển động ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam trên bề mặt TĐ. Nguyên nhân của sự lệch hướng là khi TĐ tự chuyển động quanh trục mọi địa điểm đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ Tây sang Đông vì vậy, các vật chuyển động trên bề mặt TĐ sữ bị lệch hướng so ới hướng ban đầu.
- Hệ quả chuyển động của TĐ quanh MT :
+ Hiện tượng các mùa trên TĐ.
(Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
. Nguyên nhân :
. Do trục TĐ nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của TĐ và trong suốt năm.
. Trực TĐ không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía MT, có thời kỳ nửa cầu Nam ngả về phía MT làm cho thời gian chiếu sáng và thu nhận nhiệt khác nhau ở mỗi bán cầu.
+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ. Do trục TĐ nghiêng và không đổi phương nên tuỳ vị trí TĐ trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. Mùa ở 2 bán cầu luôn trái ngược nhau.
+ Chuyển động biểu kiến hằng năm của MT. Lúc MT lên thiên đỉnh (Hiện tượng này chỉ xảy ra tư VT Bắc đến VT Nam). Điều này làm ta ao giác là MT di chuyển, nhưng thực tế là TĐ chuyển động TT quanh MT. Chuyển động không có thực đó gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của MT.
c. Củng cố, luyện tập (4')
GV: Yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học.
d. Hướng dẫn hs học bài ở nhà (1')
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong sgk.
e. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/10/2012
Ngày giảng:1/10/2012
Dạy lớp9
Chủ đề 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. ĐỊA HÌNH
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
a. Kiến thức: Trình bày đựơc kiến thức phổ thông, cơ bản về:
- Nêu tên các lớp cấu tạo của TĐ và đặc điểm của từng lớp.
- Trình bày được vai trò của lớp vỏ TĐ đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật và xã hội loài người.
- Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực đối với địa hình bề mặt TĐ.
b. Về kỹ năng
- Quan sát và nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong TĐ
- Xác định 6 lục địa, 4 đại dương và 7 mảng kiến tạo lớn.
c. Về thái độ
- Yêu thích bộ môn và có niềm tin khoa học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn - giảng
- SGK, SGV
- SGK Địa lí 10.
b. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, giấy bút.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ
b. Nội dung dạy bài mới
Vào bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung và ghi bảng
? Người ta đã dùng những phương pháp gì để nghiên cứu cấu tạo của TĐ?
- Yêu cầu hs dựa vào hình vẽ về cấu tạo của TĐ, cho biết
? Cấu tạo của TĐ gồm mấy lớp? Cho biết đặc điểm của từng lớp? (Độ dày, nhiệt độ, trạng thái vật chất của từng lớp)
? Cấu tạo của lớp vỏ TĐ gồm có mấy địa mảng nằm kề nhau?
? Vở TĐ có vai trò gì đối với sự sống của sinh vật và loài người trên TĐ?
? Tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương trên TĐ như thế nào?
? Sự phân bố các lục địa và đại dương như thế nào?
? Nguyên nhân sinh ra nội lực là gì?
? Sự tác động của nội lực đã sinh ra những hiện tượng gì?
? Hoạt động của nội lực có những vận động chủ yếu nào?
- Hiện tượng này vấn tiếp tục xảy ra như phía bắc Thuỵ Điển và phần Lan được nâng lên, còn Hà Lan lại bị hạ xuống.
? Em hãy cho biết nguyên nhân sinh ra nội lực?
- Khí hậu : nhiệt độ, gió, mưa.
- các dạng nước chảy : nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...
- Sinh vật : động thực vật.
? Hoạt động của ngoại lực bao gồm những quá trình nào?
- Cường độ phong hoá mạnh nhất xảy ra ở bề mặt đất.
- Phương phát địa chấn.
- Gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi
- 7 địa mảng lớn nằm kề nhau
- Vai trò của lớp vỏ TĐ Vỏ TĐ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của TĐ, như có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
- Lục địa chiếm tỉ lệ nhỏ, đại dương chiếm tỉ lệ nhiều.
- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam.
- Do phản ứng hoá học trong lòng TĐ.
- Làm cho địa hình trải qua các hoạt động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, các đất đá bị uốn nếp hay đưt gãy, gây ra hiện tượng động đất, núi lửa...
- Vận động theo phương thẳng đứng
- Vận động theo phương nằm ngang .
- Do nguồn năng lượng của bức xạ MT, như yếu tố khí hậu, các dạng nước chảy, sinh vật và con người.
- Gồm : Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
1, Các lớp cấu tạo của TĐ và đặc điểm của từng lớp.
- Cấu tạo của TĐ gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi
+ Lớp vỏ : Vỏ TĐ là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày từ 5 km đến 70km. Lớp vỏ TĐ được cấu tạo bởi nhiều tầng đá khác nhau:
. Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
. Tầng granít gồm granit và các loại đá nhẹ tương tự như đá granít.
. Tầng badan gồm đá badan và các loại đá nặng tương tự như đá badan
+ Lớp manti (lớp trung gian), dày khoảng 3000 km, nhiệt độ khoảng 150000c đến 47000c.
. Tầng trên rất đậm đặc, ở trạng thái quánh dẻo
. Tầng manti dưới rắn.
+ Nhân TĐ: Độ dày trên 3000 km đến 5100 km, nhiệt độ khoảng 50000c, nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng; nhân trong trạng thái vật chất ở trạng thái rắn – hạt.
- Có 7 địa mảng nằm kề nhau : Mảng Âu – Á, Ấn Độ - Ô xtrây li-a, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Thái Bình Dương, Nam Cực, mảng Phi.
- Vai trò của lớp vỏ TĐ Vỏ TĐ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của TĐ, như có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
2, Sự phân bố các lục địa và các đại duqoqng trên TĐ
- Khoảng 2/3 diện tích bề mặt TĐ là đại dương và 1/3 diện tích là lục địa.
- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam.
3, Khái niệm nội lực, ngoại lực và tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt TĐ
- Nội lực là lực sinh ra ở bên trong TĐ.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng ở trong lòng TĐ như năng lựơng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học....
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt TĐ.
- Tác động của nội lực : Làm cho địa hình trải qua các hoạt động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, các đất đá bị uốn nếp hay đưt gãy, gây ra hiện tượng động đất, núi lửa...
- Các vận động chủ yếu:
+ Vận động theo phương thẳng đứng (Vận động năng lên, hạ xuống), xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn, làm cho lục địa này nâng lên, lục địa kia hạ xuống, sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
+ Vận động theo phương nằm ngang : hiện tượng uốn nếp, hiện tượng đứt gãy.
- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt TĐ.
- Nguyên nhân : do nguồn năng lượng của bức xạ MT, như yếu tố khí hậu, các dạng nước chảy, sinh vật và con người.
- Các quá trình ngoại lực gồm : Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
* Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ôxi, khí cacbonic, các loại a xít có trong thiên nhiên và sinh vật.
+ Phong hoá hoá lí là quá trình phá huỷ đá nhưng không thay đổi tích chất làm đá bị rạn nứt, vỡ thành nhiều mảnh...
+ Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ đá và khoáng vật – làm thay đổi tích chất hoá học của đá và khoáng vật.
+ Phong hoá sinh học là quá trình phá huỷ đá và sinh vật do tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây...
* Quá trình bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió..) làm các sqản phẩm phong hoá dời khỏi vị trí ban đầu.
* Quá trình vận chuyển là ...vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
* Quá trình bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ.
-> Do tác động của nội lực và ngoại lực nên địa hình trên TĐ có nơi cao, nơithấp, có nơibằng phẳng, có nơi gồ ghề.
c. Củng cố, luyện tập
GV: Yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học.
d. Hướng dẫn hs học bài ở nhà
- Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong sgk.
e. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an boi duong hoc sinh gioi dia li THCS.doc