Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Địa lí địa phương tỉnh Quảng Ninh

Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức

-Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh:

+Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính

+Những thuận lợi và khó khăn về ĐKTN và TNTN trong sự phát triển kinh tế của tỉnh .

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng quan sát tranh ảnh để đánh giá tiềm năng tự nhiên.

- Phát triển năng lực nhận thức thực tế

 

doc17 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Địa lí địa phương tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị Trấn. Môn học: Địa lí. Khối lớp 9. Họ tên GV: Lê Thị Ngoan. Tên bài giảng: ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NINH Số tiết của bài dạy: 47. I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức -Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh: +Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính +Những thuận lợi và khó khăn về ĐKTN và TNTN trong sự phát triển kinh tế của tỉnh . 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng quan sát tranh ảnh để đánh giá tiềm năng tự nhiên. - Phát triển năng lực nhận thức thực tế 3. Thái độ -Có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường tài nguyên của tỉnh. - Có ý thức khác thác tác tiềm năng một cách hiệu quả theo định hướng tích cực. II.YÊU CẦU CỦA BÀI DẠY: 1.Về kiến thức của học sinh: a.Kiến thức về CNTT: b.Kiến thức chung về môn học: -Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh: +Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính. +Những thuận lợi và khó khăn về ĐKTN và TNTN trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. 2.Về trang thiết bị đồ dùng dạy học: a.Thiết bị đồ dùng dạy học có liên quan đến CNTT: -Phần cứng: -Phần mềm: Powpoint. b.Trang thiết bị đồ dùng khác: III.CHUẨN BỊ: 1. GV: -Máy chiếu. 2. HS: -Dụng cụ học tập và bài soạn IV.NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1. Tổ chức lớp: - Kiểm tra sĩ số: 9A 9B 9C 9D 2. Kiểm tra bài cũ: - Không. 3.Giảng bài mới: *Giới thiệu: Cách đây 600 năm, khi đến vùng đất Quảng Ninh, vua lê Thánh Tông đã nói đến nguồn lợi của vùng này trong hai câu thơ sau: “Ngư diêm như thổ dân xu lợi Hoà đạo vô điền thuế bạc chinh” Dịch ý: Cá muối nhiều như đất dân lắm lợi Không ruộng cày cấy nên thuế má nhẹ. Cùng với sự phát triển của đất nước, của thời đại và khoa học kĩ thuật, Quảng Ninh ngày nay không chỉ là vùng đất nhiều cá , muối mà còn là nơi có tài nguyên phong phú, đa dạng, dồi dào vào bậc nhất của đất nước. Khi đến thăm cán bộ đồng bào khu Hồng Quảng ngày 4/10/1957, Bác Hồ đã nói: “ Hồng Quảng (tên Quảng Ninh ngày trước) là nơi rừng vàng bể bạc rất là phong phú”. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu kĩ hơn.... Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng *Nhận xét về vị trí địa lí tỉnh Quảng Ninh trên lược đồ VN. *Quan sát bản đồ Quảng Ninh: ?XĐ các phần tiếp giáp ? +Bắc: giáp Quảng Tây- Trung Quốc (132,8 km) Lạng Sơn (58 km) +Tây: giáp Bắc Giang (71km) +Tây Nam: giáp Hải Dương (50 km), Hải Phòng(78 km) +Đông, Đông Nam: giáp biển Đông (250 km). *Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Quảng Ninh là h/a thu nhỏ của Việt Nam” ->Là tỉnh có nhiều đảo trên biển nhất, chiếm 13% dtích toàn tỉnh (662 / 6.110 km2) ->Cho HS Qsát thêm bản đồ các đảo QN. ? Với vị trí như trên, Quảng Ninh có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng ? -Thuận lợi trong giao lưu kinh tế với Đb sông Hồng -Thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài nước bằng đường thuỷ và bộ. Là cửa ngõ vùng ĐBắc. *-Diện tích: 6.110 km2, đứng thứ 21/64 tỉnh thành. Tài liệu khác: 5938 km2 ? Em có hiểu biết gì về quá trình hình thành tỉnh ta ? Thời Văn Lang: là bộ Ninh Hải, một trong 15 bộ. Thế kỉ XVIII, trên bản đồ hành chính, QN có tên là Yên Quảng Trước 1947: gồm Miền Đông và Miền Tây. +Miền Đông: trước đây là Hải Ninh, gồm: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên, Bình Liêu) +Miền Tây: ·Gồm Quảng Yên: Chí Linh, kinh Môn, Nam Sách, Đông Triều, Thuỷ Nguyên, Sơn Động ·Đặc khu Hòn Gai. Tháng 3 /1947: sáp nhập HG vào tỉnh QYên thành liên khu Quảng Hồng 16/12/1948 lại tách HG ra để để tiện cho việc chỉ đạo phong trào công nhân. 1955, lại hợp nhất thành khu Hồng Quảng và trả các huyện về cho các tỉnh bạn. 30/10/1963: Quốc Hôi VNDC CH khoa II kì họp thứ 7 chính thức phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành đơn vị hành chính mới lấy tên là Quảng Ninh. Bác Hồ gợi ý: Quảng (Hồng Quảng) và Ninh (của Hải Ninh)-> Quảng Ninh: vùng đất rộng lớn, an bình. *Ngày 1/1/1964, hai đơn vị này chính thức được sáp nhập thanh tỉnh Quảng Ninh. ? Hiện nay tỉnh ta có bao nhiêu huyện thành? Hãy đọc tên. ? Với sự hiểu biết của bản thân hãy cho biết tỉnh ta có những dạng địa hình nào ? 1.Vùng đồi núi: chiếm 4/5 diện tích tỉnh, gồm: -Miền đông: từ Tiên Yên đến Móng Cái: 2 dãy: Quảng Nam Châu và Cao Xiêm chạy theo hướng ĐB-TN với độ cao dưới 1400 m. -Miền Tây: những dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều, 2 đỉnh Yên Tử và AmVáp độ cao dưới 1000m 2.Vùng Trung du- ĐB ven biển: gồm đồi thấp và những cánh đồng ven sông biển. -Yên Hưng và Đông Triều là 2 cánh đồng màu mỡ nhất, ngoài ra: UBí, nam TYên, ĐHà, HHà, một phần Móng Cái. 3.Vùng biển đảo: -Nhiều đảo ven bờ: chiếm 2/3 đảo (2078 đảo) cả nước ? Em hãy cho biết sự ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế như thế nào. =>Địa hình đồi núi gây trở ngại lớn đến sự phát triển ktế của vùng, đặc biệt vùng miền Đông. ?Nêu đặc điểm khí hậu ? Thuận lợi và khó khăn ? -Mùa hè: chịu a/hưởng của gió mùa Đông Nam. Lượng mưa lớn, từ 1700 – 2400 mm, số ngày mưa từ 90 – 170 ngày. Có áp thấp, bão và lũ. -Mùa đông: lạnh hơn các nơi cùng vĩ tuyến từ 1 đến 3°C. Chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông bắc. Khu vực núi cao (Ba chẽ, Bình Liêu ) có sưong muối. ? Em hãy cho biết sự ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống như thế nào ? *Đa dạng cơ cấu cây trồng. Thiên tai ảnh hưởng lớn tới đời sống dân cư. ? Em có nhận xét gì về hệ thông sông ngòi tỉnh ta ? *Sông: +Trên 30 sông suối dài 10 km trở lên. +Có 4 sông lớn: Tiên Yên, Ba chẽ, Ka Long, hạ lưu sông Thái Bình ( Bạch Đằng, Đá Bạc) +Sông Tiên Yên với 82 km được coi là sông dài nhất tỉnh. =>Khó khăn: chế độ nước trong mùa mưa thất thường, lũ lên nhanh và xuống nhanh. ? Tỉnh ta có những hồ lớn nào mà em biết ? * Có khoảng 69 hồ với tổng trữ lượng nước 222 triệu m3. Hồ Yên Lập (Hoành Bồ ) là hồ lớn nhất: 118 triệu m3, tưới cho khoảng 10.000 ha, cung cấp nước SH cho 100.000 dân. ? Nêu giá trị về sông hồ của tỉnh ? =>Vai trò: Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản suất, giao thông đường sông nội vùng. =>Cho HS quan sát sông Ka Long, sông Cửa Lục. ?Đặc điểm về thổ nhưỡng, thuận lợi, khó khăn ? =>Cho HS quan sát hình ảnh: +Ruộng lúa Bình Liêu +Đồi chè Hải Hà. +Rừng sú. ?Kể tên các khoáng sản? Giá trị kinh tế ? *Than QN chạy từ Mạo Khê đến Cẩm Phả. Mạch than dài 180 km, dày 2000 m, rộng 20-30 km, trữ lượng khoảng 12 tỉ tấn, cho phép khai thác 30-40 triệu tấn trên năm. -Được phát hiện vào cuối những năm 30 của thế kỉ XIX. - 2004, khai thác 25 triệu tấn / năm. =>Quan sát 2 hình ảnh: +Khai thác than Quảng Ninh. +Vận chuyển than xuất khẩu ở Cửa Ông ?Em biết gì về thực trạng khai thác than ở Quảng Ninh ? =>Nguồn than Quảng Ninh hiện đang có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng do sự khai thác và buôn bán trái phép. *Các tài nguyên khác: +Đá hoa Tấn Mài ->Xây dựng, điêu khắc. ?Đặc điểm nguồn tài nguyên rừng ? *Rừng ngập mặn (nhiều ở Móng Cái, Tiên Yên ): mắm, sú, vẹt, đước...->Lớn thứ nhì cả nước, chỉ sau ĐBSCL. *Rừng lấy gỗ: có giá trị kinh tế cao: +Rừng tự nhiên: lim, sồi, dẻ, trâm, chẹo, táu, sến, ... +Rừng trồng mới: thong nhựa, bạch đàn, mã vĩ... +Rừng đặc sản: hồi, quế, trẩu. =>Quan sát rừng thông nhân tạo: *Động vật: nhiều loài quý hiếm: -Loài tự nhiên: Nai, hoẵng, lợn rừng, sóc, chồn, gà gô, ....có nhiều ở vịnh Hạ long: Ba Mùn (Vân Đồn), đảo Rều (Cẩm Phả); vùng Yên Tử, Quảng Nam Châu. -Loài vật nuôi truyền thống: gà (Tiên yên), lơn (Móng Cái) ?Em biết gì về hiện trạng khai thác rừng, các loại động vật khác của QN ? +Cần làm gì để phục hồi nguồn tài nguyên này ? ?Thế mạnh của nguồn tài nguyên biển ? Khả năng phát triển kinh tế ? =>Quan sát ảnh nuôi thuỷ sản trong lồng bè. *Thuỷ sản: gần 1000 loài cá, 730 loài đã được đặt tên. - Tôm: 200-300 tấn / năm. - Mực: 400-500 tấn / năm. *San hô có nhiều loài, có cả san hô màu đỏ tía, thuộc loại quý hiếm, được chép vào sách đỏ. ngắm san hô ở độ sâu 10-20 m, ta sẽ thấy nhấp nhô những cồn bãi san hô màu xanh cẩm thạc hay đỏ tía, vàng gạch nằm dưới lớp rong biển loáng thoáng. Trong bài “Cành phong lan bể”, Chế Lan Viên viết: “Nơi đáy bể những rừng san hô vờ thức ngủ Những rừng rong tóc xoã lược trăng cài” *Địa hình đáy biển không bằng phẳng, sâu 20 m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ cùng với vùng vịnh kín gió cho phép XD các cảng lớn, phát triển giao thông bằng đường thuỷ, địa hình đáy biển có những dải đá ngầm là nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú. * Vịnh Hạ Long (được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngày 17/12/1994) với dạng địa hình Caxtơ tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kì vĩ có giá trị lớn về du lịch. =>Quan sát chùm ảnh về: +Vịnh Hạ long toàn cảnh: đứng từ trên nhìn xuống, HL như một bức thanh thuỷ mặc. +Núi Bài Thơ: trước núi có tên là Truyền Đăng, cao 200 m, như một ngọn tháp khổng lồ. Năm 1948, vua Lê Thánh Tông đã ứng tác một bài thơ cho khắc vào vách núi, từ đó núi có tên như hiện nay. +Đảo trên vịnh :lung linh, huyền ảo, duyên dáng, sống động với muôn hình muôn vẻ: hòn Gà Chọi, hòn Đầu Người, hòn Yên Ngựa, hòn Lư Hương...ta ngỡ như đang lạc vào một thế giới cổ tích xa xưa...tất cả đều rất có hồn. +Các hang động: như những lâu đài nguy nga, tráng lệ giữa chốn trần gian... *Ngoài ra, còn có các đảo khác có giá trị về du lịch. =>Quan sát thêm về các đảo khác: Tuần Châu, Cô Tô, Ngọc Vừng. *Vùng biển Quảng Ninh hiện đang bị ô nhiễm: quan sát hình ảnh san hô chết trong vùng biển Cô Tô. ?Cần có những phương hướng gì để bảo vệ môi trường biển đảo ? ?Kể tên một số cảng của Quảng Ninh mà em biết ? Những cảng này có vai trò gì trong sự phát triển kinh tế của tỉnh ? *QN có nhiều hải cảng, trong đó có hai cảng nước sâu lớn nhất tỉnh là Cái Lân và Cửa Ông...rất thuận lợi để giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. *Cảng Cái Lân cho phép tàu có trọng tải 3 đến 15 vạn tấn có thể cập bến, lượng hàng bốc dỡ hàng năm khoảng 3 triệu tấn trên năm. ->Quan sát hình ảnh. ?Em có đánh giá chung gì về tiềm năng tự nhiên Quảng Ninh ? =>Có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. I.VĨ TRÍ DỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH. 1.Vị trí địa lí: -Vị trí: thuộc phía Đông bắc của vùng TD-MN phía Bắc +Kinh độ:106°25’Đ ->108°05’Đ +Vĩ độ: 20°40’B ->21°44’B. -Tiếp giáp: +Bắc: giáp Trung Quốc, Lạng Sơn +Tây: giáp Bắc Giang +Tây Nam: giáp Hải Dương, Hải Phòng +Đông, Đông Nam: giáp biển Đông. -Diện tích: 6.110 km2. 2. Sự phân chia hành chính: -Quá trình hình thành tỉnh: +30/10/1963: Quốc Hôi VNDC CH khoa II kì họp thứ 7 chính thức phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành đơn vị hành chính mới lấy tên là Quảng Ninh. + Ngày 1/1/1964, hai đơn vị này chính thức được sáp nhập thành tỉnh Quảng Ninh - Các đơn vị hành chính: +1 TP: Hạ Long. +3 TX: Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí. +6 huyện miền núi: Tiên Yên, Ba chẽ, BLiêu, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn. +2 huyện đảo; Vân đồn, Cô Tô. +2 huyện đồng bằng: Yên Hưng, Đông Triều. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 1.Địa hình: -Vùng đồi núi. -Trung du và đồng bằng ven biển. -Biển đảo. 2. Khí hậu: + Nhiệt đới gió mùa ẩm -Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều, có gió Đông nam -Mùa đông: kéo dài (tháng 11->tháng 3 lạnh, có mưa phùn, mưa nhỏ, có gió mùa Đông Bắc. 3. Thuỷ văn: *Sông ngòi -Mật độ tương đối dày, chủ yếu sông nhỏ, ngắn, dốc. -Chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. -Chế độ dòng chảy: +Chịu a/h của thuỷ triều +Có 2 mùa nước rõ rệt:Mùa lũ và mùa cạn. *Hồ: khoảng 69 hồ, hồ Yên lập là hồ lớn nhất. 4. Thổ nhưỡng: - Đất Feralit chiếm dtích lớn nhất: 68,1% ->Trồng rừng, cây CN, cây ăn quả. - Đất phù sa: 6,6% ->Trồng lúa, cây hoa màu. - Đất mặn ven biển: 8,1% ->Trồng rừng ngập mặn (cói, sú, vẹt) nuôi thuỷ sản. 5. Khoáng sản: - Than Atraxit có trữ lượng lớn, chất lượng tốt ->CN khai thác. - Đá vôi, sét, cao lanh ->SX vật liệu xây dựng, gốm sứ. - Cát trắng: Vĩnh Thực, Vân Hải -> SX thuỷ tinh, pha lê. - Nước khoáng: Quang Hanh. 6. Tài nguyên rừng: *Thực vật: phong phú - Rừng ngập mặn ven biển. - Rừng lấy gỗ có giá trị kinh tế cao: +Rừng tự nhiên: lim, sồi, dẻ, trâm, chẹo, táu, sến, ... +Rừng trồng mới: thong nhựa, bạch đàn, mã vĩ... +Rừng đặc sản: hồi, quế, trẩu. - Thảm thực vật: nhiều loại quý hiếm: + Cây dược liệu: ba kích, tràm hương, hoàng đằng, đẳng sâm. + Cây thân bám: dương xỉ, phong lan... *Động vật: nhiều loài quý hiếm: - Nai, hoẵng, lợn rừng, sóc, chồn 7. Tài nguyên biển: phong phú, đa dạng: - Vùng biển rộng: 6000km2, nhiều thuỷ sản có giá trị: cá, tôm, mực, ngọc trai, ngán, sá sùng... ->Đưa khai thác thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. -Đáy biển: nhiều san hô: 165 loài- Tảo: 177 loài ->Làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, hoá chất. -Nhiều đảo đẹp. -Vịnh Hạ Long ( di sản thiên nhiên TG) với dạng địa hình Caxtơ tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kì vĩ. =>Có giá trị về du lịch rất lớn. -Nhiều cảng biển lớn nhỏ có giá trị vận tải lớn. 4. Củng cố: - Tiềm năng về tự nhiên để phát triển kinh tế của Quảng Ninh ? *Hướng dẫn về nhà: - Dặn dò: +Về học bài cũ. +Chuẩn bị bài mới soạn theo câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu về địa lí dân cư Quảng Ninh. V. Nguồn tài liệu tham khảo: - Tài liệu: Quảng Ninh đất và người” – Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Quảng Ninh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. - Tài liệu: Nguồn hình ảnh qua mạng ... VI. Phân tích lợi ích việc ứng dụng CNTT: Học sinh biết được vị trí, các đơn vị hành chính của Quảng Ninh một cách chính xác trên lược đồ. Học sinh hứng thú khi được quan sát các hình ảnh thực, từ đó thấy được những tiềm năng to lớn về tự nhiên Quảng Ninh. Tiết kiệm thời gian: giáo viên không phải thực hiện các thao tác treo tranh ảnh, lược đồ. Ngày 10 tháng 4 năm 2009 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Người soạn: Lê Thị Ngoan S: G: Tiết 47: ĐỊA LÝ TỈNH QUẢNG NINH A.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức -Bổ sung và nâng cao những kiến thức về địa lí tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh: +Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính +Những thuận lợi và khó khăn về ĐKTN và TNTN trong sự phát triển kinh tế của tỉnh . 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng quan sát tranh ảnh để đánh giá tiềm năng tự nhiên. - Phát triển năng lực nhận thức thực tế 3. Thái độ -Có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường tài nguyên của tỉnh. - Có ý thức khác thác tác tiềm năng một cách hiệu quả theo định hướng tích cực. B.CHUẨN BỊ: 1. GV: máy chiếu. 2.HS:-Dụng cụ học tập, và bài soạn C.PHƯƠNG PHÁP: -Quan sát, thuyết trình, đàm thoại. D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định tổ chức: 9A 9B 9C 9D II. Kiểm tra bài cũ: Các đảo ven bờ của nước ta tiềm năng để phát triển kinh tế ? Những ngành kinh tế nào có khả mămg phát triển ? Trình bày thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm MT biển, phương hướng bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ? III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng *Nhận xét về vị trí địa lí tỉnh Quảng Ninh trên lược đồ VN. *Quan sát bản đồ Quảng Ninh: ?XĐ các phần tiếp giáp ? +Bắc: giáp Quảng Tây- Trung Quốc (132,8 km) Lạng Sơn (58 km) +Tây: giáp Bắc Giang (71km) +Tây Nam: giáp Hải Dương (50 km), Hải Phòng(78 km) +Đông, Đông Nam: giáp biển Đông (250 km). *Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Quảng Ninh là h/a thu nhỏ của Việt Nam” ->Là tỉnh có nhiều đảo trên biển nhất, chiếm 13% dtích toàn tỉnh (662 / 6.110 km2) ->Cho HS Qsát thêm bản đồ các đảo QN. ? Với vị trí như trên, Quảng Ninh có những thuận lợi và khó khăn gì trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng ? -Thuận lợi trong giao lưu kinh tế với Đb sông Hồng -Thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các vùng trong và ngoài nước bằng đường thuỷ và bộ. Là cửa ngõ vùng ĐBắc. *-Diện tích: 6.110 km2, đứng thứ 21/64 tỉnh thành. Tài liệu khác: 5938 km2 ? Em có hiểu biết gì về quá trình hình thành tỉnh ta ? Thời Văn Lang: là bộ Ninh Hải, một trong 15 bộ. Thế kỉ XVIII, trên bản đồ hành chính, QN có tên là Yên Quảng Trước 1947: gồm Miền Đông và Miền Tây. +Miền Đông: trước đây là Hải Ninh, gồm: Móng Cái, Hà Cối, Tiên Yên, Bình Liêu) +Miền Tây: ·Gồm Quảng Yên: Chí Linh, kinh Môn, Nam Sách, Đông Triều, Thuỷ Nguyên, Sơn Động ·Đặc khu Hòn Gai. Tháng 3 /1947: sáp nhập HG vào tỉnh QYên thành liên khu Quảng Hồng 16/12/1948 lại tách HG ra để để tiện cho việc chỉ đạo phong trào công nhân. 1955, lại hợp nhất thành khu Hồng Quảng và trả các huyện về cho các tỉnh bạn. 30/10/1963: Quốc Hôi VNDC CH khoa II kì họp thứ 7 chính thức phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành đơn vị hành chính mới lấy tên là Quảng Ninh. Bác Hồ gợi ý: Quảng (Hồng Quảng) và Ninh (của Hải Ninh)-> Quảng Ninh: vùng đất rộng lớn, an bình. *Ngày 1/1/1964, hai đơn vị này chính thức được sáp nhập thanh tỉnh Quảng Ninh. ? Hiện nay tỉnh ta có bao nhiêu huyện thành? Hãy đọc tên. ? Với sự hiểu biết của bản thân hãy cho biết tỉnh ta có những dạng địa hình nào ? 1.Vùng đồi núi: chiếm 4/5 diện tích tỉnh, gồm: -Miền đông: từ Tiên Yên đến Móng Cái: 2 dãy: Quảng Nam Châu và Cao Xiêm chạy theo hướng ĐB-TN với độ cao dưới 1400 m. -Miền Tây: những dãy núi thuộc cc Đông Triều, 2 đỉnh Yên Tử và AmVáp độ cao dưới 1000m 2.Vùng Trung du- ĐB ven biển: gồm đồi thấp và những cánh đồng ven sông biển. -Yên Hưng và Đông Triều là 2 cánh đồng màu mỡ nhất, ngoài ra: UBí, nam TYên, ĐHà, HHà, một phần Móng Cái. 3.Vùng biển đảo: -Nhiều đảo ven bờ: chiếm 2/3 đảo (2078 đảo) cả nước ? Em hãy cho biết sự ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế như thế nào. =>Địa hình đồi núi gây trở ngại lớn đến sự phát triển ktế của vùng,đặc biệt vùng miền Đông. ?Nêu đặc điểm khí hậu ? Thuận lợi và khó khăn ? -Mùa hè: chịu a/hưởng của gió mùa Đông Nam. Lượng mưa lớn, từ 1700 – 2400 mm, số ngày mưa từ 90 – 170 ngày. Có áp thấp, bão và lũ. -Mùa đông: lạnh hơn các nơi cùng vĩ tuyến từ 1 đến 3°C. Chịu a/h mạnh của gió mùa Đông bắc. Khu vực núi cao (Ba chẽ, Bình Liêu ) có sưong muối. ? Em hãy cho biết sự ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống như thế nào ? *Đa dạng cơ cấu cây trồng. Thiên tai a/h lớn tới đời sống dân cư. ? Em có nhận xét gì về hệ thông sông ngòi tỉnh ta ? *Sông: +Trên 30 sông suối dài 10 km trở lên. +Có 4 sông lớn: Tiên Yên, Ba chẽ, Ka Long, hạ lưu sông Thái Bình ( Bạch Đằng, Đá Bạc) +Sông Tiên Yên với 82 km được coi là sông dài nhất tỉnh. =>Khó khăn: chế độ nước trong mùa mưa thất thường, lũ lên nhanh và xuống nhanh. ? Tỉnh ta có những hồ lớn nào mà em biết, nêu giá tri của hồ ? * Có khoảng 69 hồ với tổng trữ lượng nước 222 triệu m3. Hồ Yên Lập (Hoành Bồ ) là hồ lớn nhất: 118 triệu m3, tưới cho khoảng 10.000 ha, cung cấp nước SH cho 100.000 dân. ? Giá trị sông ngòi tỉnh ta ? =>Vai trò: Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản suất, giao thông đường sông nội vùng. =>Cho HS quan sát sông Ka Long, sông Cửa Lục. ?Đặc điểm về thổ nhưỡng, thuận lợi, khó khăn ? =>Cho HS quan sát hình ảnh: +Ruộng lúa Bình Liêu +Đồi chè Hải Hà. +Rừng sú. ?Kể tên các khoáng sản? Giá trị kinh tế ? *Than QN chạy từ Mạo Khê đến Cẩm Phả. Mạch than dài 180 km, dày 2000 m, rộng 20-30 km, trữ lượng khoảng 3,8 tỉ tấn, cho phép khai thác 30-40 triệu tấn trên năm. -Được phát hiện vào cuối những năm 30 của thế kỉ XIX. - 2004, khai thác 25 triệu tấn / năm. =>Quan sát 2 hình ảnh: +Khai thác than Quảng Ninh. +Vận chuyển than xuất khẩu ở Cửa Ông *Đá hoa Tấn Mài ->XD, điêu khắc. ?Đặc điểm nguồn tài nguyên rừng ? *Rừng ngập mặn (nhiều ở Móng Cái, Tiên Yên ): mắm, sú, vẹt, đước...->Lớn thứ nhì cả nước, chỉ sau ĐBSCL. =>Quan sát rừng thông: ?Thế mạnh của nguồn tài nguyên biển ? khả năng phát triển kinh tế ? =>Quan sát ảnh nuôi thuỷ sản trong lồng bè. *Thuỷ sản: gần 1000 loài cá, 730 loài đã được đặt tên. - Tôm: 200-300 tấn / năm. - Mực: 400-500 tấn / năm. *Địa hình đáy biển không bằng phẳng, sâu 20 m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ cùng với vùng vịnh kín gió cho phép XD các cảng lớn, phát triển giao thông bằng đường thuỷ. địa hình đáy biển có những dải đá ngầm là nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú. * Vịnh Hạ Long (đđược công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ngay 17/12/1994) với dạng địa hình Caxtơ tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kì vĩ có giá trị lớn về du lịch. =>Quan sát chùm ảnh về: +Vịnh Hạ long toàn cảnh: đứng từ trên nhìn xuống, HL như một bức thanh thuỷ mặc. +Núi Bài Thơ: trước núi có tên là Truyền Đăng, cao 200 m, như một ngọn tháp khổng lồ. Năm 1948, vua Lê Thánh Tông đã ứng tác một bài thơ cho khắc vào vách núi, từ đó núi có tên như hiện nay. +Đảo trên vịnh :lung linh, huyền ảo, duyên dáng, sống động với muôn hình muôn vẻ: hòn Gà Chọi, hòn Đầu Người, hòn Yên Ngựa, hòn Lư Hương...ta ngỡ như đang lạc vào một thế giới cổ tích xa xưa...tất cả đều rất có hồn. +Các hang động: như những lâu đài nguy nga, tráng lệ giữa chốn trần gian... *Ngoài ra, còn có các đảo khác có giá trị về du lịch. =>Quan sát thêm về các đảo khác: Tuần Châu, Cô Tô, Ngọc Vừng. *Vùng biển Quảng Ninh hiện đang bị ô nhiễm: quan sát hình ảnh san hô chết trong vùng biển Cô Tô. ?Cần có những phương hướng gì để bảo vệ môi trường biển đảo ? I.VĨ TRÍ DỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH. 1.Vị trí địa lí: -Vị trí: thuộc phía Đông bắc của vùng TD-MN phía Bắc +Kinh độ:106°25’Đ ->108°05’Đ +Vĩ độ: 20°40’B ->21°44’B. -Tiếp giáp: +Bắc: giáp Trung Quốc, Lạng Sơn +Tây: giáp Bắc Giang +Tây Nam: giáp Hải Dương, Hải Phòng +Đông, Đông Nam: giáp biển Đông. -Diện tích: 6.110 km2. 2. Sự phân chia hành chính: -Quá trình hình thành tỉnh: +30/10/1963: Quốc Hôi VNDC CH khoa II kì họp thứ 7 chính thức phê chuẩn việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành đơn vị hành chính mới lấy tên là Quảng Ninh. + Ngày 1/1/1964, hai đơn vị này chính thức được sáp nhập thành tỉnh Quảng Ninh - Các đơn vị hành chính: +1 TP: Hạ Long. +3 TX: Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí. +6 huyện miền núi: Tiên Yên, Ba chẽ, BLiêu, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn. +2 huyện đảo; Vân đồn, Cô Tô. +2 huyện đồng bằng: Yên Hưng, Đông Triều. II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. 1.Địa hình: -Vùng đồi núi. -Trung du và đồng bằng ven biển. -Biển đảo. 2. Khí hậu: + Nhiệt đới gió mùa ẩm -Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều, có gió Đông nam -Mùa đông: kéo dài (tháng 11->tháng 3 lạnh, có mưa phùn, mưa nhỏ, có gió mùa Đông Bắc. 3. Thuỷ văn: *Sông ngòi -Mật độ tương đối dày, chủ yếu sông nhỏ, ngắn, dốc. -Chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. -Chế độ dòng chảy: +Chịu a/h của thuỷ triều +Có 2 mùa nước rõ rệt:Mùa lũ và mùa cạn. *Hồ: khoảng 69 hồ, hồ Yên lập là hồ lớn nhất. 4. Thổ nhưỡng: - Đất Feralit chiếm dtích lớn nhất: 68,1% ->Trồng rừng, cây CN, cây ăn quả. - Đất phù sa: 6,6% ->Trồng lúa, cây hoa màu. - Đất mặn ven biển: 8,1% ->Trồng rừng ngập mặn (cói, sú, vẹt) nuôi thuỷ sản. 5. Khoáng sản: - Than Atraxit có trữ lượng lớn, chất lượng tốt ->CN khai thác. - Đá vôi, sét, cao lanh ->SX vật liệu xây dựng, gốm sứ. - Cát trắng: Vĩnh Thực, Vân Hải -> SX thuỷ tinh, pha lê. - Nước khoáng: Quang Hanh. 6. Tài nguyên rừng: -Rừng ngập mặn ven biển. - Rừng trồng mới lấy gỗ. -Cây đặc sản, dược liệu 7. Tài nguyên biển: phong phú, đa dạng: - Vùng biển rộng: 6000km2, nhiều thuỷ sản có giá trị: cá, tôm mực, ngọc trai, ngán, sá sùng... ->Đưa khai thác thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. -Đáy biển: nhiều san hô: 165 loài- Tảo: 177 loài -Nhiều đảo đẹp. -Vịnh Hạ Long ( di sản thiên nhiên TG) với dạng địa hình Caxtơ tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kì vĩ. =>Có giá trị về du lịch rất lớn. IV. Củng cố: - Tiềm năng về tự nhiên để phát triển kinh tế của Quảng Ninh ? V.Hướng dẫn về nhà: - Dặn dò: +Về học bài cũ., Làm bài tập số 3. +Chuẩn bị bài mới soạn theo câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu về địa lí Quảng Ninh. E. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 47 Dia li Quang Ninh.doc