Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Địa lí tỉnh Phú Thọ (tiếp)

Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55 - 21O43 vĩ độ Bắc, 104O48 - 105O27 kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc.

Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh, được xác định là trung tâm kinh tế chính trị- kinh tế- xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, như:

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Địa lí tỉnh Phú Thọ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí địa phương Địa lí tỉnh phú thọ ( Từ tiết 47 – 49 ) Loại Tỉnh Địa chỉ hiện nay Phú Thọ Vùng Đông Bắc Bí thư Ngô Đức Vượng Chủ tịch HĐND Ngô Đức Vượng Chủ tịch UBND Nguyễn Doãn Khánh Diện tích 3.528,4 km2 (2007) Dân số 1.348.800 người (2007) Mật độ 382 người/km2 (2007) Dân tộc Kinh, Mường, Dao, Sán Chay Mã điện thoại 24 Mã số xe 19 website I- Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên 1- Vị trí địa lí Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’ kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái. ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc. Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc. Với vị trí “ngã ba sông”, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc. Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh, được xác định là trung tâm kinh tế chính trị- kinh tế- xã hội của vùng trung du Bắc Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km. Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, như: quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang sang Vân Nam - Trung Quốc (đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); quốc lộ 70 xuất phát từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái - Lào Cai và cũng sang Vân Nam - Trung Quốc, tuyến này đang được nâng cấp để trở thành con đường chiến lược Hà Nội - Hải Phòng - Côn Minh (Trung Quốc); quốc lộ 32A nối Hà Nội - Trung Hà - Sơn La, quốc lộ 32B Phú Thọ - Yên Bái với cầu Ngọc Tháp qua sông Hồng tại thị xã Phú Thọ là một phần của đường Hồ Chí Minh, nhánh 32C thuộc hữu ngạn sông Hồng đi thành phố Yên Bái, là những yếu tố thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài. Tỉnh Phu Thọ 2- Địa hình Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, nằm sát với đỉnh của vùng Đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp Vĩnh Phúc ,phía Đông Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp Sơn la, phía Nam giáp Hoà Bình, Thành phố Việt Trì là trung tâm tỉnh , cách Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Phú Thọ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đồng bằng sông Hồng với Miền núi và trung du phía Bắc, trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc thông thương và phát triển kinh tế của tỉnh. 3- Khí hậu Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nhưng do độ cao không lớn nên ngay trong mùa đông thì khí hậu cũng không lạnh lắm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Số giờ nắng trong năm khá cao (1300 - 1400 giờ/ năm). Lượng mưa trung bình khoảng 1500mm/năm, tập trung vào các tháng 5 - 6 - 7- 8 - 9. Độ ẩm trung bình là 85%. Nhìn chung, chế độ nhiệt và ẩm của Phú Thọ cho phép tỉnh có điều kiện đa dạng hoá nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất. 4- Sông ngòi Có ba sông lớn chảy qua tỉnh Phú Thọ là Sông Thao, Sông Lô, Sông Đà, hay còn gọi là vùng Tam Giang với tổng chiều dài 200km. Chi lưu sông Hồng phía hữu ngạn gồm sông Bứa từ xứ Mường qua Đồn Vang đến Tứ Mỹ, sông Ngòi Gianh từ núi Đại Thân chảy về Tăng Xá, sông Ngòi Lao chạy từ Nghĩa Lộ đến Bằng Dã. Các dòng sông lớn tụ hội ở Việt Trì, tạo nên "thành phố ngã ba sông" với nhiều thuận lợi để trở thành một thành phố công nghiệp. Ngoài ra, Phú Thọ còn có một lượng nước ngầm với chất lượng khá tốt, lưu lượng trung bình 40 - 50m3/h ở vùng đồi núi. 5- Tài nguyên thiên nhiên a- Đất Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng được dùng để trồng rừng. Đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến. Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn nhỏ ven sông đều nằm trên các bậc thềm sông. Các đồi ở đây có đất phù sa cổ, phần lớn được sử dụng để trồng cây công nghiệp. Đất chưa sử dụng ở Phú Thọ còn chiếm diện tích khá lớn với hơn 40% diện tích tự nhiên. b- Rừng Phú Thọ là tỉnh có độ che phủ rừng lớn với diện tích rừng hiện có là 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong giai đoạn phát triển. Diện tích che phủ rừng của Phú Thọ tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, rừng tự nhiên của Phú Thọ chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ không cao. Trong rừng còn có nhiều loài động vật quý hiếm. c- Khoáng sản Khoáng sản của Phú Thọ không nhiều và trữ lượng cũng không lớn, chủ yếu còn ở dạng tiềm ẩn, chưa được khai thác. Tuy nhiên, một số loại có giá trị kinh tế cao như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng, quactit, đá vôi, pirit, tantalcum ... Đây là một số lợi thế giúp Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng. d-Du lịch Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng du lịch nhân văn rất lớn với các hoạt động văn hoá dân gian, các lễ hội, di tích. Tuy nhiên, hoạt  động du lịch của tỉnh chưa khởi sắc, số khách du lịch ngoại tỉnh và khách nước ngoài chưa nhiều (trừ dịp lễ hội Đền Hùng). Tỉnh có các di tích như Khu di tích Đền Hùng , đền Âu Cơ, chùa Xuân Lũng, chùa Phúc Thánh, Đầm Ao Châu, rừng và hang Xuân Sơn, Giếng Trời, ..... Khu di tích Đền Hùng nằm cách thành phố Việt Trì khoảng 10km và cách Hà Nội khoảng 95km. Khu di tích này chủ yếu gồm các di tích ở núi Hy Cương (còn có các tên gọi khác là Nghĩa Cương, Hùng Lĩnh, Hùng Sơn) thuộc xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, gắn liền với truyền thuyết về 18 đời vua Hùng. Khu di tích gồm có Đền Giếng, lăng vua Hùng, Đền Thượng. Hàng năm, lễ hội Đền Hùng vào mồng 10 tháng 3 AL thu hút hàng vạn lượt người tới tham quan và hành hương về giỗ Tổ. *- Đặc sản Thịt chó Việt Trì Bánh tai Phú Thọ Bưởi Đoan Hùng Hồng hạc Trà (Chè) Cá lăng *- Hành chính và các đơn vị trực thuộc Tỉnh lị của tỉnh là thành phố Việt Trì Các đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm , thị xã Phú Thọ và 11 huyện khác là Thành phố Việt Trì, thị xã Phú thọ và 11 huyện khác là : Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, hạ Hoà, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng, Yên Lập, Tân Sơn , Lâm Thao , Thanh Sơn *- Lịch sử hình thành và phát triển Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam , thủ đô là Phong Châu Tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sau tách dần đất để lập thêm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, sơn la, Yên Bái Tỉnh thành lập ngày 8/9/1891, gồm 2 huyện Tam nông, Thanh Thuỷ của tỉnh Hưng Hóa cũ, 3 huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây. Ngày 5 tháng 5 năm 1903, tỉnh lỵ tỉnh Hưng Hóa chuyển từ làng Hưng Hóa lên làng Phú Thọ để gần đường xe lửa hơn. Do đó, tỉnh Hưng Hóa cũng đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao ), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập). Cho đến 1945, địa giới tỉnh có một số sự thay đổi. Tháng 3/1968, sáp nhập với Tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh phú. Cuối năm 1996, tách tỉnh Vĩnh Phú, tái lập tỉnh Phú Thọ. Đây là địa bàn hoạt động chống Pháp cuối thế kỷ XIX - XX của Lãnh Tanh, Đốc Khoát, Tán Rật, Lãnh Đa, Lãnh Tùng, Đốc Tòng, Đốc Thực II- Kinh tế 1- Nông nghiệp Đây là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh. Tỉnh hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và đã có nhiều chuyển biến tích cực, khai thác được lợi thế của từng vùng, kinh tế hộ gia đình, kinh tế đồi rừng, kinh tế trang trại. Diện tích, sản lượng nông nghiệp tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế. Cơ chế nông nghiệp chậm thay đổi, ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao so với chăn nuôi. Việc vận dụng các thiết bị khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn chậm và chưa đồng đều. Tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác hết. Các cây lượng thực chính là lúa, ngô, sắn, khoai lang. Ngoài sản xuất lúa, gạo, tỉnh còn trồng các cây công nghiệp đặc sản như chè, cọ, dứa, sơn trong đó cây chè chiếm hơn 90% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Sơn là cây công nghiệp truyền thống của tỉnh. 2- Công nghiệp Phú Thọ là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp như chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hóa chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. So với các tỉnh vùng Đông Bắc thì Phú Thọ có nền công nghiệp phát triển tương đối sớm, từ những năm 1960. Tỉnh có nhiều nhà máy lớn, nhiều khu công nghiệp tập trung. Các nhà máy chè đen ở Cẩm Khê, super phốt phát ở Lâm Thao , nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển xây dựng các nhà máy chế biến nhiều hơn nữa để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. 3- Dịch vụ Năm 2000, ngành dịch vụ của tỉnh Phú Thọ chiếm 34% tổng GDP của tỉnh. Nhìn chung, tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng chậm, một số ngành dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là khu vực nông thôn. Ngành giao thông vận tải gần đây đã có nhiều chuyển biến như làm mới và nâng cấp một số tuyến đường phục vụ nhu cầu giao thương và đi lại của người dân. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Số phương tiện vận tải tăng nhanh. Ngành thông tin liên lạc cũng phát triển với số thuê bao điện thoại ngày càng tăng. Hiện mật độ máy điện thoại đã đạt hơn 5 máy/ 100 dân. III- Điều kiện dân cư – xã hội 1- Dân số Phú Thọ có dân số trung bình năm 2003 là 1.302,7 triệu người, tốc độ tăng dân số tự nhiên, 1,01% và tăng cơ học là 0,1%, với 21 dân tộc trong đó đông nhất là người Kinh, người Mường. Cơ cấu dân số phân theo giới tính năm 2003 là nam (49%), nữ (51%). Mật độ dân số khoảng 370 người/km2, trong đó thành thị (15,1%), nông thôn (84,9%). Dự báo dân số có nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 0,84, giai đoạn 2010- 2020 là 0,66 để đến năm 2020 dân số trung bình đạt 1.479,0 ngàn người, trong đó thành thị (42%), nông thôn (58%). 2- Trình độ học vấn Trình độ học vấn hiện nay của dân cư Phú Thọ vào loại khá so với cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn tỉnh, trong khi cả nước còn tới 3,5% số người chưa biết chữ so với tổng số dân cả nước. Tỉnh có 1 trường Đại học, 1 trường Cao đẳng, 4 trường Trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ sở dạy nghề, 600 trường phổ thông và gần 20 Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học của Trung ương và của tỉnh đóng góp trên địa bàn. Tổng số học sinh, sinh viên theo học các cấp là đại học, cao đẳng (6.600), trung học chuyên nghiệp (4.700), học nghề (9.800) và học sinh phổ thông (307.000), bình quân 2.310 học sinh/vạn dân. Số người có trình độ Đại học 12. 469 người, thạc sỹ 142 người, tiến sỹ 43 người. 3- Nguồn nhân lực Tổng nguồn lao động xã hội năm 1997 có khoảng 680 nghìn lao động, chiếm 52,8%, năm 2000 có khoảng 727,5 nghìn lao động, chiếm 57,1%, năm 2002 có khoảng 730 nghìn lao động, chiếm 56,3% và 2003 có khoảng 750,6 nghìn lao động, chiếm 57,6% dân số toàn tỉnh. Số lao động đã qua đào tạo năm 2003 đạt 26%, trong đó có 17% là công nhân kỹ thuật. Dự báo năm 2005 (???) có khoảng 777 nghìn lao động, năm 2010 có khoảng 845 nghìn lao động và năm 2020 có khoảng 976 nghìn lao động, trong đó lao động qua đào tạo đạt 60 - 65% 4- Văn hóa Phú Thọ có nền văn hóa rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hóa ,Sơn Vi, Đồng Đậu , Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hóa của dân tộc. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ, khu di tích Đền Hùng. Đặc biệt, Phú Thọ còn là kinh đô của các vua Hùng, nổi tiếng cả nước về di tích đền Hùng và nhiều di chỉ khảo cổ học thời đại Hùng Vương. Đây là quê hương các vua Hùng và nhiều danh nhân như Quản áo, Hà Chương, Hà Đặc, Vũ Duệ, Nguyễn Mẫn Đốc, Nguyễn Hàng, Đề Kiều, Đặng Minh Khiêm, Đinh Công Mộc, Nguyễn Thuyên, Nguyễn Thiệu Trị, Đỗ Duy Trung. Phú Thọ là trung tâm của nhiều lễ hội. Các lễ hội chính có Hội đền Hùng, Gia Thanh, Hội Đào Xá, Hội đền Mẹ Âu Cơ, Hội đình Cả, Hội chọi trâu Phù Ninh, Hội Chu Hóa, Hội mở cửa rừng, Hội đánh cá, Lễ Cầu tháng Giêng, Hội phết Hiền Quan, Hội Xoan... Bên cạnh đó, đồng bào dân tộc ít người cũng có những đặc trưng văn hóa riêng của mình như người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát sắc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo... 5- Giao thông Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh khoảng 4650 km, trong đó có 263 km đường quốc lộ. Thế nhưng, chất lượng đường chưa cao. Trong tổng số chiều dài đường bộ thì chỉ có 240 km đường nhựa và bê tông, còn lại là các đường đá, gạch, hay đường cấp phối, đường đất (3840 km đường đất). Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đường sông có 302km. Tỉnh có 3 sông lớn lSông Hồng, sông Thao, sông Lô, sông Đà giao lưu rất tiện lợi, trong đó sông Thao có ý nghĩa về mặt giao thông hơn cả. Khái lược lịch sử hình thành tỉnh Phú Thọ Hàng nghìn năm qua, từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang cho đến ngày nay, địa bàn Phú Thọ đã trải qua nhiều đổi thay về địa danh và địa giới hành chính. Thời Hùng Vương, địa bàn Phú Thọ nằm trong bộ Văn Lang, trung tâm của nước Văn Lang. Thời An Dương Vương với Nhà nước Âu Lạc, Phú Thọ nằm trong huyện Mê Linh. Dưới thời Bắc thuộc (từ năm 111 trước công nguyên đến thế kỷ X), Phú Thọ nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân Xương, Phong Châu. Thời kỳ phong kiến độc lập, đơn vị hành chính nước ta có sự thay đổi, chế độ quận, huyện thời Bắc thuộc được thay thế bằng các đạo (lộ, trấn, xứ, tỉnh), dưới đạo là các phủ, châu, huyện. Phú Thọ thuộc lộ Tam Giang. Đầu triều Nguyễn, Phú Thọ nằm trong hai tỉnh Hưng Hoá và Sơn Tây. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), nhà vua đã tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các trấn trong nước là tỉnh, điều chuyển một số huyện từ tỉnh nọ sang tỉnh kia, chia tách một số huyện lớn ở phạm vi hai tỉnh Hưng Hoá và Sơn Tây, chuyển huyện Tam Nông thuộc tỉnh Sơn Tây về Hưng Hoá; năm 1833, tách huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng của tỉnh Hưng Hoá thành hai huyện Thanh Sơn và Thanh Thuỷ. Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, hoàn thành việc xâm lược toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp thi hành chính sách chia để trị, lập ra các tỉnh mới địa bàn nhỏ hơn trước để dễ dàng và chủ động đàn áp các phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Chúng còn lập ra các quân khu, đạo quan binh, các tiểu quân khu. Một số huyện của tỉnh Sơn Tây và Hưng Hoá nằm trong tiểu quân khu Yên Bái. Đối với tỉnh Hưng Hoá, sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập các tỉnh mới Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, chính quyền thực dân điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với một số huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hoá mới. Địa phận tỉnh Hưng Hoá được thành lập theo Điều I của Nghị định toàn quyền Đông Dương ngày 8 tháng 9 năm 1891 (là tiền thân của tỉnh Phú Thọ sau này) gồm có: 1. Các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, huyện Thanh Thuỷ bỏ tổng Cự Thắng nhưng tăng thêm tổng Tinh Nhuệ của huyện Thanh Sơn. 2. Các huyện Sơn Vi, Thanh Ba và Phù Ninh của phủ Lâm Thao tỉnh Sơn Tây. Như vậy tỉnh Hưng Hoá mới thành lập có 5 huyện. Ngày 9 tháng 12 năm 1892 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuyển huyện Cẩm Khê nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái về tỉnh Hưng Hoá. Ngày 5 tháng 6 năm 1893 huyện Hạ Hoà tách khỏi tiểu quân khu Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá. Tiếp đó ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hoá. Ngày 24 tháng 8 năm 1895 hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang thuộc đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá. Năm 1900 thành lập thêm huyện Hạc Trì. Ngày 5 tháng 5 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định chuyển tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Hoá (từ làng Phúc Trê huyện Tam Nông) lên làng Phú Thọ thuộc tổng Yên Phú, huyện Sơn Vi và từ đây tỉnh Hưng Hoá đổi tên thành tỉnh Phú Thọ với 10 huyện: Tam Nông, Thanh Thuỷ, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hoà, Hạc Trì, Hùng Quan, Ngọc Quan và hai châu là Thanh Sơn, Yên Lập. Từ năm 1903 (năm tỉnh có tên là Phú Thọ) đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, về cơ bản là đơn vị hành chính trong tỉnh không có những thay đổi lớn, chỉ có thay đổi tên gọi một số huyện và thành lập một số làng xã mới. Ngày 22 tháng 10 năm 1907 thành lập thị xã Phú Thọ và thị xã Việt Trì. Năm 1919 bỏ tên huyện Sơn Vi đổi gọi là phủ Lâm Thao. Cũng chính năm này hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan hợp nhất thành phủ Đoan Hùng. Năm 1939, phủ Đoan Hùng chuyển gọi là châu Đoan Hùng. Cũng năm này huyện Thanh Ba đưa lên thành phủ Thanh Ba. Đến năm 1940, tỉnh Phú Thọ bao gồm hai phủ: Lâm Thao, Thanh Ba; sáu huyện: Hạ Hoà, Cẩm Khê, Hạc Trì, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Phù Ninh; ba châu: Thanh Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng; hai thị xã: Phú Thọ, Việt Trì và một thị trấn Hưng Hoá. Toàn tỉnh có 66 tổng, 467 làng xã, 22 phố. Cách mạng tháng Tám thành công, về mặt hành chính Nhà nước ta thống nhất gọi là các phủ, châu, huyện là huyện. bỏ cấp tổng và tiến hành hợp nhất các làng nhỏ thành xã. Năm 1946, tỉnh Phú Thọ từ 467 làng cũ hợp nhất thành 106 xã mới. Do có xã quá lớn nên giữa năm 1947 Chính phủ lại chia tách một số xã, đưa số xã từ 106 lên 150 xã. Cũng năm 1947, 5 huyện hữu ngạn sông Thao là Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập sát nhập vào khu 14 không thuộc tỉnh Phú Thọ. Đến tháng 2 năm 1948 khu 14 hợp nhất với khu 10 thành liên khu 10.5 huyện hữu ngạn sông Thao lại trở về tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế sau hoà bình (1955 - 1957) lại có sự điều chỉnh, chia tách các xã, nên số xã từ 150 xã lên 271 xã. Từ năm 1957 trở đi đơn vị xã cơ bản ổn định cho đến ngày nay, chỉ có thay đổi tên gọi một số xã vào cuối năm 1964. Trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Bộ Nội vụ ra quyết định thành lập ba thị trấn là thị trấn nông trường Vân Hùng thuộc huyện Đoan Hùng, thị trấn nông trường Vân Lĩnh thuộc huyện Thanh Ba và thị trấn nông trường Phú Sơn thuộc huyện Thanh Sơn. Ngày 4 tháng 6 năm 1962, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 65 thành lập thành phố Việt Trì. Ngày 26 tháng 1 năm 1968, Uỷ banh Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết 504, quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Thành phố Việt Trì là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phú. Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178 về việc hợp nhất các huyện trong tỉnh. ở địa bàn Phú Thọ, chỉ có huyện Thanh Sơn là giữ nguyên, còn các huyện khác đều hợp nhất: Tam Nông hợp nhất với Thanh Thuỷ thành huyện Tam Thanh; Lâm Thao hợp nhất với Phù Ninh thành huyện Phong Châu; Cẩm Khê, Yên Lập và 10 xã hữu ngạn sông Thao của Hạ Hoà hợp nhất thành huyện Sông Thao; Thanh Ba, Đoan Hùng và các xã còn lại của Hạ Hoà cùng với 7 xã của Phù Ninh hợp nhất thành huyện Sông Lô. Do địa bàn huyện khá rộng, gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo, ngày 22 tháng 2 năm 1980, Hội đồng chính phủ ra Quyết định số 377 về sửa đổi một số đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Theo quyết định, Sông Thao tách thành Sông Thao và Yên Lập, Sông Lô chia thành Thanh Hoà và Đoan Hùng. Năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định thành lập thị trấn Phong Châu. Tháng 10 năm 1995, hai huyện Thanh Ba và Hạ Hoà tái lập; một tháng sau ( 11 - 1995), Chính phủ ra Nghị định thành lập thị trấn Thanh Ba và thị trấn Đoan Hùng là huyện lỵ của hai huyện trên. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt động ngày 1 tháng 1 năm 1997. Đến ngày 28 tháng 5 năm 1997, Chính phủ ra Nghị định số 55 về việc thành lập 6 thị trấn: thị trấn Yên Lập; thị trấn Hạ Hoà; thị trấn Hưng Hoá; thị trấn Lâm Thao; thị trấn Phú Hộ và thị trấn Thanh Sơn. Tiếp đến ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định số 59 chia tách hai huyện cuối cùng của tỉnh Phú Thọ là Phong Châu và Tam Thanh để tái lập các huyện cũ là Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông và Thanh Thuỷ. Phú Thọ có sông Lô là giới hạn tự nhiên với tỉnh Tuyên Quang và Vĩnh Phúc, sông Đà là giới hạn tự nhiên với tỉnh Hà Tây. Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình; phía Đông giáp tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc; phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tỉnh Phú Thọ tái lập (1997) và được công nhận là tỉnh miền núi năm 1998 có diện tích tự nhiên 3.496 km vuông. Theo điều ra dân số năm 1999 có 1.261.900 người, mật độ dân số trung bình 373 người / km vuông, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số (1.2 triệu người), người Mường hơn 10 vạn, người Dao hơn 6.000 người, Cao Lan hơn 2.000 người Đến nay toàn tỉnh có 12 huyện, thành, thị đó là 10 huyện: Thanh Sơn, Yên Lập, Sông Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hạ Hoà, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ với 270 xã, phường, thị trấn, trong đó có 214 xã miền núi. Tỉnh Phú Thọ: 1. Thành phố Việt Trì - Diện tích: 63 km vuông - Dân số: 132.700 người - 16 xã phường 2. Thị xã Phú Thọ - Diện tích: 29 km vuông - Dân số: 39.800 người - 7 xã phường 3. Huyện Lâm Thao - Diện tích: 130 km vuông - Dân số: 122.000 người - 17 xã, thị trấn ( + thị trấn Hùng Sơn nữa là 18 ^^) 4. Huyện Phù Ninh - Diện tích: 173 km vuông - Dân số: 120.800 người - 21 xã, thị trấn 5. Huyện Tam Nông - Diện tích: 155 km vuông - Dân số: 79.000 người - 19 xã, thị trấn 6. Huyện Thanh Thuỷ - Diện tích: 112 km vuông - Dân số: 73.500 người - 16 xã, thị trấn 7. Huyện Thanh Sơn - Diện tích: 1337 km vuông - Dân số: 183.900 người - 40 xã, thị trấn 8. Huyện Yên Lập - Diện tích: 443 km vuông - Dân số: 76.600 người - 17 xã, thị trấn 9. Huyện Sông Thao - Diện tích: 234 km vuông - Dân số: 129.600 người - 31 xã, thị trấn 10. Huyện Đoan Hùng - Diện tích: 304 km vuông - Dân số: 101.600 người - 27 xã, thị trấn 11. Huyện Thanh Ba - Diện tích: 183 km vuông - Dân số: 121.200 người - 26 xã, thị trấn 12. Huyện Hạ Hoà - Diện tích: 339 km vuông - Dân số: 113.900 người - 33 xã, thị trấn THắNG CảNH DU LịCH 1-Đền Hùng Núi Hùng (còn gọi là Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, cao 175m so với mặt biển) thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Người xưa nói, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía nam, mình uốn khúc thành dãy núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo ở phía sau. Với 150 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được xếp hạng, trong đó có những di tích nổi bật như : Đền Hùng, Đầm Ao Châu, khu Ao Trời - Suối Tiên, khu mỏ nước khoáng nóng La Phù - Thanh Thuỷ... Các chiến khu Hiền Lương, Minh Hoà, chiến thắng Sông Lô, Tu Vũ, di tích khảo cổ Sơn Vi, gò Mun, rừng quốc gia Xuân Sơn cùng các lễ hội Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá, đánh cá, mở của rừng, các di tích nghệ thuật: đình Hy Cương; đình Hùng Lô; đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quan; đình Bảo Đà; đình Lâu Thượng; đình Đào Xá... với 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có sắc tộc, có sắc thái văn hoá riêng, nên rất độc đáo và phong phú. 2-Đền Trung: Nơi này trên 2.300 năm trước dựng quán nghỉ ngơi ngắm cảnh của vua Hùng, đôi khi họp bàn việc nước cơ mật với Lạc hầu, Lạc tướng. Tương truyền còn là nơi hoàng tử Lang Liêu dâng bánh dày bánh trưng. Sau thời Hùng Vương, nhân dân lập miếu thờ các vua Hùng "Hùng Vương tổ miếu". 3-Đền Hạ và chùa: Theo truyền thuyết, bãi bằng lưng chừng núi này là nơi tổ mẫu Âu Cơ chuyển dạ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Do sự tích này mà nhân dân lập ra đền Hạ để thờ các vua Hùng. Bên phải là chùa Sơn Cảnh Thừa Long Tự (còn gọi Thiên Quang Thiền Tự). Phía trước chùa là tháp sư và gác chuông. Phía trước đền là nhà bia công đức. 4-Đền Giếng: Có giếng Ngọc của hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng 18. Tương truyền giếng này hai nàng dùng rửa mặt chải tóc, chít khăn. Đền thờ hai công chúa làm trùm lên giếng. Ngọc phả Đền Hùng viết sớm nhất là triều Tiền Lê (vào năm Thiên Phúc nguyênniên, tức 980 tây lịch). Viết lại và sao thì triều nào cũng làm, nhưng phong sắc thì không triều nào dám phong, vì là Tổ tiên. Bản Ngọc phả soạn thời Trần (thế kỷ 13), năm Hồng Đắc thứ nhất Hậu Lê (1470) san nhuận lại viết "... Từ nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa (Đền Hùng). Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng

File đính kèm:

  • docDIA LY DIA PHUONG PHU THO.doc
Giáo án liên quan