Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Đồng Nai

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Diện tích khoảng 5894 km ².

Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.

Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Phước.

Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Phía Tây Nam giáp TP Hồ Chí Minh.

Phía Tây giáp tỉnh Bìn Dương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒNG NAI I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Diện tích khoảng 5894 km ². Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Phía Tây Nam giáp TP Hồ Chí Minh. Phía Tây giáp tỉnh Bìn Dương. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận. +Giao thông: Đường bộ: QL1A Bắc Nam nối TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận QL 20 nối Đồng Nai – Lâm Đồng Đà Lạt. QL 51 nối Long Thành Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu QL 56 nối Long Khánh Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh Đồng Nai dài 87,5 km với 12 ga. Đường thủy: Hệ thống cảng ở Đồng Nai : cảng Long Bình Tân (TP Biên Hoà), nằm trên sông Đồng Nai. Cảng Gò Dầu A huỵên Long Thành nằm trên sông Thị Vải. Cảng Gò Dầu B huyện Long Thành nằm trên sông Thị Vải- Đường hàng không: Sân bay Biên Hoà rộng 40 km ², tương lai sẽ xây dựng sân bay quốc tế Long Thành. +Địa hình: Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Trung Du, dạng địa hình chính: Dạng địa hình núi thấp Dạng địa hình bậc thềm. Dạng địa hình đồng bằng. II/HÀNH CHÍNH: (1 Thành phố, 1 Thị Xã, 9 huyện) Tỉnh lị: Thành phố Biên Hoà. Thị xã Long Khánh. Các huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu, Định Quán, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Long Thành, Xuân Lộc, Nhơn Trạch. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Động thực vật của tỉnh Đồng Nai phong phú và đa dạng. Diện tích rừng tự nhiên: 110.800 ha. Diện tích rừng trồng: 44.000 ha, trong đó có khoảng 25.000 ha rừng nguyên liệu giấy. Khu rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên ở vùng ranh giới ba tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng; nơi nay còn nhiều cây cổ thụ, đặc biệt nơi đây là nơi cư trú của loài tê giác một sừng Rhinoceros sodaicus annamticus chỉ còn 7 đến 8 cá thể (Các nhà khoa học đã chụp ảnh tê giác bằng máy tự động tại khu vực Bàu Chim, Bàu Đắc Lở vào ngày 17/5/1999). +Khoáng sản: Đồng Nai là tỉnh có nguồn khoáng sản khá phong phú về chủng loại : 17 điểm quặng sét, gạch gói, 15 điểm quặng phụ gia xi măng, 9 điểm Latêrít, 7 điểm than bùn +Đất đai: Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất khá phong phú, gồm 3 nhóm chính: Các loại đất hình thành trên đá bazan gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ, có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1 % diện tích. Các loại đất hình thành trên phù sa cổ , và trên đá phiến sét như đất nâu xám, đất loang lổ có độ phì nhiêu thấp chiếm 41,9% diện tích. Các loại đất hình thành trên phù sa mới như : đất phù sa, đất cát có chất lượng đất tốt chiếm 9,9% dịên tích. IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬ U THỦY VĂN: +Khí hậu: Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, khí hậu ôn hoà, ít chịu ảnh hưởng thiên tai, nhiệt độ bình quân : 25 độ C Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2500 mm. +Thủy văn: Sông hồ tỉnh Đồng Nai có tiềm năng về thủy điện và thuận lợi cho sản xuất. Các sông chính: Sông Đồng Nai chảy qua tỉnh dài 294 km, đổ vào hồ Trị An. Sông La Ngà chảy qua tỉnh, dài 55km. Sông Ray bắt nguồn từ núi Chứa Chang, chiều dài 88km, các sông khác: sông Buông, sông Thị Vải, sông Đồng Tranh, sông Nhạn, sông Vọng, sông Gia Vi, sông Tầm Bung Hồ Thuỷ điện Trị An với diện tích 285 km vuông. V/DÂN CƯ: Dân số tỉnh Đồng Nai khoảng: 2.142.000 người (2003) Dân tộc Kinh, Hoa, XTiêng, Châu- Ro, Kh’Mer, Chăm, Mạ, Ê -đê, Tày, Thái VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định với 2 huyện: Huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên Huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Sau năm 1975, tỉnh Đồng Nai được thành lập như hiện nay. VII/VĂN HOÁ, DU LỊCH: +Di tích, thắng cảnh: Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh TP Biên Hoà đã xây dựng cách nay 300 năm. Đền thờ Nguyễn Tri Phương tại phường Bửu Hoà TP Biên Hoà Chùa Long Thiền phường Bửu Hoà TP Biên Hoà Mộ cổ Hàng Gòn huyện Long Khánh đã có cách đây 2500 năm. Thắng cảnh: Thác Giang Điền (huyện Thống Nhất) Thác An Viễn (Long Khánh) Khu du lịch Bửu Long – Hồ Long Ẩn. Rừng Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú): là khu du lịch sinh thái lí tưởng. Làng gốm Bửu Hoà. Làng bưởi Tân Triều. VIII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: Cây lương thực : lúa, ngô, sắn, khoai Cây công nghiệp: cao su (đứng thứ 3 trong cả nước sau Bình Dương và Bình Phước), cà phê, điều, hồ tiêu, mía, bông vải, thuốc lá Chăn nuôi: lợn, gia cầm, trâu bò Ngư nghiệp: nghề nuôi cá bè trên hồ Trị An và sông Đồng Nai. +Công nghịêp: Công nghiệp là ngành kinh tế chính của tỉnh Đồng Nai. Các khu công nghiệp: KCN Amata, An Phước, Bầu Xéo, Biên Hoà I, Biên Hoà II, Dệt May Nhơn Trạch, Định Quán, Gò Dầu, Hố Nai, Long Khánh, Long Thành,Loteco, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II, Nhơn Trạch III, Nhơn Trạch V, Nhơn Trạch VI, Song Mây, Tam Phước, Tân Phú, Thạnh Phú, Xuân Lộc, Ông Kèo, Tân Tạo Các ngành nghề chính: Thực phẩm đồ uống, dệt may da - dày, cơ khí và sản xuất kim loại, hoá chất và cao su, điện tử viễn thông, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện ga, nước

File đính kèm:

  • docThong tin ve Dong Nai.doc
Giáo án liên quan