Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Tây Nguyên, diện tích khoảng 9764km².
Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận.
Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Bình Phước.
Phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hoà.
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Thông tin về Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÂM ĐỒNG
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi Tây Nguyên, diện tích khoảng 9764km².
Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk.
Phía Nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận.
Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Bình Phước.
Phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hoà.
+Giao thông:
~Đường bộ:
QL 20 nối Lâm Đồng- Đồng Nai TP Hồ Chí Minh.
QL 27 nối Ninh Thuận - Lâm Đồng - Đắk Lắk.
QL 28 nối Bình Thuận- Di Linh Lâm Đồng- Đắk Nông.
Ngoài ra còn có các đường nối Đà Lạt - Khánh Hoà, Đà Lạt – Bình Thuận
~Đường sắt:
Tuyến Đà Lạt – Trại Mát dài 8km dành cho phục vụ khách du lịch.
(Trước đây có tuyến Đà Lạt- Tháp Chàm nhưng hiện nay không còn hoạt động)
Ga Đà Lạt được xem là một nhà ga có kiến trúc đẹp và độc đáo của nước ta.
~Đường hàng không:
Sân bay Liên Khương (huyện Đức Trọng) là một sân bay dân dụng từ đây có các chuyến đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, hiện nay sân bay đang được mở rộng.
+Địa hình:
Cao nguyên Lang- bi ang có độ cao trung bình 1400-1600m (Đỉnh Lang-biang 2167m,
đỉnh Bi Đúp 2287m)
Cao nguyên Dran (Đơn Dương) – Liên Khương có độ cao trung bình 1000m.
Cao nguyên Bảo Lộc (B’Lao )– Di Linh có độ cao trung bình 800-1000m.
Bình nguyên Đạ Huoai, Đạ Tẻ, Cát Tiên.
II/HÀNH CHÍNH:
(1 thành phố , 1 Thị xã, 10 huyện)
Thành phố Đà Lạt.
Thị xã Bảo Lộc.
Các huyện: Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻ, Cát Tiên, Đam Rông (huyện mới thành lập).
III/TÀI NGUYÊN:
+Rừng:
Lâm Đồng có hệ động thực vật phong phú và da dạng, đặc biệt những cánh rừng thông 2 lá,3 lá .Với 587.300 ha rừng tự nhiên và 31.200 ha rừng trồng.
+Khoáng sản:
Quặng Bôxít với trữ lượng 1,1 tỉ tấn ở Bảo Lộc.
Thiếc, vàng, sa khoáng, cao lanh
IV/KHÍ HẬU, THỦY VĂN:
Lâm Đồng là nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta, với khí hậu ôn hoà, mát mẻ quanh năm, cùng với phong cảnh đẹp, hữu tình, là nơi trồng được các loại cây hoa, rau, quả có nguồn gốc ôn đới.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 16-23 độ C (các vùng thấp ở phía Nam có nhiệt độ cao hơn)
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1600-2700mm.
Có hiện tượng sương muối, sương mù, mưa giông, mưa đá xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
+Thuỷ văn:
Lâm Đồng là nơi phát nguyên nhiều con sông, các sông có nhiều ghềnh thác, có tiềm năng về thuỷ điện.
Các sông chính: sông Đa Dâng (Đạ Đờn) phát nguyên từ Lạc Dương rồi đổ về sông Đồng Nai.
Sông Đa Nhim phát nguyên từ Lạc Dương ( đập thủy điện Đa Nhim nằm trên dòng sông này )và chảy về sông Đồng Nai.
Sông La Ngà , phát nguyên từ Bảo Lâm chảy vào Hàm Thuận.
Lâm Đồng có nhiều hồ, hiện nay Đập thủy điện Đại Ninh (Đức Trọng) đang được xây dựng.
V/DÂN CƯ:
Dân số khoảng:1.049.000 người (2001)
Dân tộc: người Kinh, các dân tộc bản địa : người K’Ho, Mạ, Mơ Nông, Chu Ru các dân tộc khác từ miền bắc di cư vào và sinh sống chủ yếu ở Đức Trọng : người Tày, Nùng, Hoa, Thái, Mường
VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH:
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí , phần lớn lãnh thổ của Lâm Đồng ngày nay thuộc tỉnh Bình Thuận và Đạo Ninh Thuận.
Năm 1893, nhà thám hiểm, bác sĩ Alexandre Yersin đặt chân đến Đà Lạt, đặt nền móng xây dựng thành phố Đà Lạt.
Năm 1976, tỉnh Lâm Đồng được thành lập với sự hợp nhất của hai tỉnh : Lâm Đồng ( tỉnh lị là Bảo Lộc) và tỉnh Tuyên Đức (tỉnh lị là Đà Lạt).
VIII/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
Lâm Đồng với Đà Lạt là một trung tâm du lịch lớn là nơi nghỉ mát và là một trung tâm du lịch lớn của nước ta với khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp, với rừng thông, sông suối, hồ, thác Đặc biệt là kiến trúc nhà cửa của TP Đà Lạt.
+Lễ hội:
Lễ hội Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức 2 năm một lần vào mùa Đông se lạnh, nhằm tôn vinh giá trị của rau, hoa Đà Lạt ; nghề trồng rau, hoa và đời sống văn hoá tinh thần của người dân Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung.
+Di tích – thắng cảnh:
Dinh 1
Dinh2
Dinh 3 (Dinh Bảo Đại) nằm ở trung tâm thành phố và toạ lạc trên một đồi thông cao, là dinh ở của Bảo Đại, vị vua cuối cùng.
Trường Đại Học Đà Lạt: nằm trên một khu đồi trải rộng gần 40ha về phía Bắc hồ Xuân Hương, liền kề sân Golf.
Khách sạn Palace: là khách sạn 5 sao, nằm trên ngọn đồi nhìn xuống hồ Xuân Hương, được xây dựng và năm 1916 đến 1922.
Nhà thờ Chính Toà (nhà thờ Con Gà): vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà, được xây dựng từ năm 1931.
Chùa Linh Sơn: là một trong những ngôi chùa lớn và cổ kính của TP Đà Lạt, được xây dựng từ năm 1936.
Núi Lang Biang (núi Lâm Viên), thuộc huyện Lạc Dương, với độ cao 2167m, là một thắng cảnh thích hợp với các loại hình leo núi, dưới chân núi là bản của người Lát.
Đankia – Suối Vàng: là một thắng cảnh nổi tiếng của Lâm Đồng. Nhà máy thủy điện đầu tiên của nước ta được xây dựng tại đây, có tên là An- krô- ét.
Sân Golf (Đồi Cù) : nằm ở trung tâm thành phố, cạnh hồ Xuân Hương và đại học Đà Lạt.
Thung lũng Tình Yêu (hồ Đa Thiện) ,còn có tên gọi là Vallé D’Amour là một thung lũng cách trung tâm thành phố Đà Lạt về phía Bắc, chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc.
Hồ Xuân Hương: tên cũ là Grand Lac, nằm ở vị trí trung tâm TP Đà Lạt, diện tích mặt hồ khoảng 4,5 ha, là một thắng cảnh cấp quốc gia.
Hồ Than Thở: tên cũ là Lac Des Soupris , nằm cách Đà Lạt 6km trên đường đi Thái Phiên. cảnh vật quanh hồ im lặng, mặt hồ trầm ngâm, phẳng lặng.
Hồ Tuyền Lâm , cách trung tâm Đà Lạt 4km theo QL 20, với dịên tích mặt hồ hơn 360ha, đây là một thắng cảnh do bàn tay con người tạo nên, phục vụ cho thuỷ lợi và du lịch. Nằm cạnh hồ là Thiền Viện Trúc Lâm,
Thác Cam li: là thác gần trung tâm thành phố nhất (khoảng 2km), thác đổ dài như mái tóc buôn xoã của người thiếu nữ.
Thác Đa Tan La : cách trung tâm Đà Lạt 5km, thác nằm ở vực sâu, hiện nay hệ thống máng trượt đã được đưa vào hoạt động phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Thác Prenn: cách trung tâm TP Đà Lạt 10km, ngay dưới chân đèo Prenn, nơi cửa ngõ của TP Đà Lạt, với thác nước đổ từ độ cao 10m xuống một thung lũng nhỏ, xung quanh là hoa lá và đồi thông.
Thác Gougah: nằm cách Đà Lạt 38km, thuộc địa phận xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, với thác nước hùng vĩ nằm trên dòng sông Đa Nhim.
Thác Pongour: cách Đà Lạt 45km, thuộc địa phận xã Tân Hội huyện Đức Trọng, thác thuộc vào loại đẹp và hùng vĩ nhất Tây Nguyên.
Thác Popla ( tiếng K’ho nghĩa là “đầu ngà voi”) thuộc địa phận xã Liên Đầm, huyện Di Linh. Thác nằm thọt lõm giữa hai ngọn đồi hình voi phục.
Thác Đạm Ri ( Bảo Lộc) cách thị xã Bảo Lộc 18km, là một thắng cảnh nổi tiếng.
VIII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
Cây lương thực : lúa, ngô, khoai
Cây công nghiệp: cây công nghiệp là một trong những thế mạnh của tỉnh Lâm Đồng, cây cà phê được trồng nhiều, khắp nơi trong tỉnh; cây chè ở Cầu Đất, Bảo Lộc; cây dâu tằm trung tâm ở Bảo Lộc; điều, mía
Các loại rau xứ lạnh như sú, su-su, cải, cà rốt, xà lách, atisô được trồng nhiều ở Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng.
Nghề trồng hoa nổi tiếng ở Đà Lạt với nhiều giống hoa như hoa hồng, lys, lay-ơn, tu-lip, mi-mo-da, hoa cúc, hoa đào và các loài hoa lan
Các loại cây xứ lạnh như cây mận, đào, hồng, bơ, dâu tây, cũng được trồng nhiều ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
Chăn nuôi: với khí hậu mát mẻ, chăn nuôi bò sữa ở Đức Trọng và Đơn Dương
Nghề trồng dâu nuôi tằm được phổ biến khắp nơi trong tỉnh, Bảo Lộc có nhiều máy chế biến tơ tằm.
Lâm nghịêp: khai thác và chế biến gỗ, tre, nứa và nhựa thông
+Công nghiệp:
Khu công nghiệp Lộc Sơn, Phú Hội.
Chế biến quặng bôxít ở Bảo Lâm, các nhà máy chế biến chè ở Bảo Lộc, Cầu Đất, nhà máy chế biến cà phê, lụa tơ tằm, rau củ quả
Gần đây sản phẩm rượu vang của Đà Lạt cũng rất nổi tiếng.
Sản phẩn tiểu thủ công nghịêp, nghề đan len, thêu móc, sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ đặc biệt Đà Lạt có nhiều lò làm mứt đặc sản.
File đính kèm:
- Thonng tin ve Lam Dong.doc