Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 27)

Sau bài học học sinh cần:

- Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.

- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

- Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.

 

doc104 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1: Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 27), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí dân cư. Ngày soạn: 20/ 8 / 2011 Ngày dạy: 22/ 8/2011 Tiết 1: Bài 1. cộng đồng các dân tộc Việt Nam. I.Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh cần: - Biết được nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. - Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc. II.Thiết bị cần thiết: - Bản đồ dân cư Việt Nam. - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam. - Tranh ảnh một số dân tộc Việt Nam. III. Hoạt động trên lớp: A. ổn định lớp: B. Kiểm tra: Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của học sinh C. Bài mới: Giới thiệu bài: Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hoạt động của thầy-trò. Nội dung chính. + Hoạt động của giáo viên: - Giáo viên cho học sinh kể một số dân tộc ở nước ta? - Chia lớp thành các nhóm: + Hoạt động của trò: - Nhóm 1- 6: Trình bày một số nét khái quát về dân tộc kinh. - Nhóm 7- 12: Trình bày một số nét khái quát về các dân tộc ít người. + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. +Hoạt động của trò(cá nhân) 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 2. Lấy một vài ví dụ thực tế chứng minh các dân tộc ở nước ta ở nước ta bình đẳng và đoàn kết với nhau? 3. Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? 4. Cho biết dân tộc ít người nào cư trú ở đồng bằng? 5. Nêu những nét khác nhau giữa dân tộc Việt và dân tộc ít người? -Lấy ví dụ thực tế ở địa phương? I. Các dân tộc ở Việt Nam: + Cả nước có 54 dân tộc : - Dân tộc Việt. : chiếm 86%. Có vai trò quan trọng nhất đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc . - Các dân tộc ít người: chiếm 14%. Họ có số lượng vá đặc điểm khác nhau . Có nhiều kn trong trồng trọt và chăn nuôi -Cộng đồng người Việt ở nước ngoài :họ ngay càng có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước. -> Các dân tộc khác nhau về quần cư, hoạt động kinh tế chủ yếu. II. Phân bố các dân tộc: 1. Dân tộc Việt: Phân bố ở khắp nơi song chủ yếu ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải. 2. Các dân tộc ít người: Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. -Vùng núi và trung du Bắc Bộ : +Hữu ngạn sông Hồng : Mường, Thái + Tả ngạn sông Hồng :Tày, Nùng +Vùng núi cao : Dao, Mông . -Vùng Bắc trung Bộ : Bru, Tà ôi -Vùng Trường sơn Nam : Giarai, Eđê, Cơ tu. -Khu vực Nam Bộ : Chăm, Hoa, Khơ me . D. Củng cố: 1. Ngày nay phân bố các dân tộc có những thay đổi như thế nào? Cho ví dụ? 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 3 trang 6. E. Hướng dẫn về nhà: 1. Sưu tầm tranh ảnh về các dân tộc. 2. Làm bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập địa lí. Ngày soạn: 22 /8/2011 Ngày dạy: 24/ 8/ 2011 Tiết 2: Bài 2: dân số và gia tăng dân số. I.Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Nhớ số dân của nước ta trong một thời điểm gần nhất. - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết đặc điểm cơ cấu dân số (theo độ tuổi, theo giới) và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Nguyên nhân của sự thay đổi đó. - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê một số biểu đồ dân số. - ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí. II.Các thiết bị dạy học: Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. III.Hoạt động trên lớp: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: -Nước ta có bao nhiêu dân tộc, những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ. C. Bài mới: Mở bài: SGK Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của trò: Dựa vào sách giáo khoa và thực tế cho biết: 1. Dân số nước ta năm 2002? Tới nay dân số nước ta khoảng bao nhiêu? 2. Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số của nước ta? + Hoạt động của giáo viên: - Chuẩn xác lại kiến thức. - Chia lớp thành các nhóm nhỏ. - Giao việc cho các nhóm. + Hoạt động của học sinh: Các nhóm thảo luận câu hỏi theo phiếu. 1.Dựa vào 2.1nhận xét tình hình tăng dân số của nước ta? 2. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng? 3. Dân số đông và tăng nhanh gây hậu quả gì? 4. Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta? 5. Nêu những biện pháp nhằm giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số? 6. Dựa vào 2.1 cho biết vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất các vùng nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn trung bình của cả nước? Rút ra kết luận gì? + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả và bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. +Hoạt động của trò(cá nhân) 1. Dựa vào bảng số liệu 2.2 và hiểu biết thực tế cho biết cơ cấu dân số nước ta thuộc loại nào? Cơ cấu dân số này có thuận lợi và khó khăn gì? 2. Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo giới và nguyên nhân của nó? I. Số dân: - Năm 2002: 79,7 triệu. - Năm 2003: 80,9 triệu. Diện tích nước ta đứng thứ 58 Dân số nước ta đứng thứ 14 thế giới -> Việt Nam là một nước đông dân II. Gia tăng dân số: - Dân số nước ta tăng nhanh từ những năm 50 của thế kỉ 20: +Năm 1954: 23,8 Triệu người +Năm 1989: 64,4 triệu người +Năm 2003: 80,9 triệu người - Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên tuy còn cao nhưng đang giảm dần. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn có sự khác nhau giữa các vùng: Cao ở nông thôn, miền núi, thấp ở đồng bằng, thành thị. III. Cơ cấu dân số: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi tỉ lệ trẻ em giảm. Tỉ lệ người trong và trên độ tuổi lao động tăng lên. - Tỉ lệ giới tính tương đối cân bằng và đang có xu hướng thay đổi. Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các địa phương. D. Củng cố: Trình bày tình hình gia tăng dân số của nước ta? Kết cấu dân số theo độ tuổi của nước ta thay đổi như thế nào? Tại sao? Kết cấu dân số có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội? E. Hướng dẫn về nhà: Bài số 3 trang 10, bài tập bản đồ. Ngày soạn: 27/ 8/ 2011 Ngày dạy: 29/8/2011 Tiết 3: Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. I.Mục tiêu bài học: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. - Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta. - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, phân tích một số bảng số liệu về dân cư. - ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống. Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. II.Các phương tiện cần thiết: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. - Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư của Việt nam. - Bảng thống kê mật độ dân số và một số đô thị ở việt Nam. III.Hoạt động trên lớp: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: 1. Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. 2. Làm bài tập 3 trang 10 sách giáo khoa. C. Bài mới: Mở bài: Phần mở bài SGK Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của học sinh: Tìm hiểu mục1 và lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam năm 1999 cho biết: 1. Nhận xét mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2003 so với năm 1989? 2. Dân cư tập trung đông đúc ở vùng nào, thưa ở vùng nào? Tại sao? + Hoạt động của giáo viên: Giáo viên chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò: Dựa vào mục 2, tranh ảnh về quần cư và kiến thức thực tế cho biết: 1. Đặc điểm chung của quần cư nông thôn? Những thay đổi của quần cư nông thôn? 2. Sự khác nhau của quần cư nông thôn giữa các vùng? Tại sao lại có sự khác nhau đó? 3. Đặc điểm của quần cư thành thị? 4. Sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị và nông thôn. + Hoạt động của giáo viên: Giúp cho học sinh tìm hiểu về - Qui mô dân số. - Tên gọi các điểm quần cư ở các vùng miền, dân tộc khác nhau. - Hoạt động kinh tế chính. - Mật độ nhà ở và cách bố trí trong nhà. - Rút ra nhận xét: Sự thích nghi của con người với thiên nhiên và hoạt động kinh tế của người dân. + Hoạt động của trò: 1. Quan sát h3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta? Giải thích? 2. Nơi em sống thuộc loại hình quần cư nào? Phân tích đặc điểm của nó? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh phát biểu, nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. + Hoạt động của trò: Dựa vào bảng 3.1 cho biết: 1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? 2. Sự thay đổi của tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? + Hoạt động của giáo viên: - Cho cá nhân trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. - Cho học sinh thảo luận về vấn đề đặt ra khi dân số tập trung quá đông ở các thành phố lớn. I. Mật độ dân số và phân bố dân cư: - Nước ta có mật độ dân số cao và ngày càng tăng. - Dân cư nước ta phân bố không đều. * Tập trung ở đồng bằng ven biển và các đô thị lớn. * Miền núi thưa dân. * Phần lớn sống ở nông thôn. II. Các loại hình cư trú: 1. Quần cư nông thôn: - Mật độ nhà ở thưa, các bản làng cách xa nhau. - Tên gọi khác nhau: Làng, bản, buôn ấp... - Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông, lâm, ngư nghiệp. 2. Quần cư thành thị: - Mật độ dân số cao. - Nhà san sát, kiểu nhà ống, chung cư. - Hoạt động kinh tế chủ yếu: công nghiệp, dịch vụ... - Các đô thị thường là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá... của địa phương hay khu vực. III. Đô thị hóa: - Các đô thị ở nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, phân bố ở đồng bằng ven biển. - Quá trình đô thị hóa tốc độ ngày càng cao. - Trình độ đô thị hóa còn thấp. D. Củng cố: 1. Tìm đọc tên một số khu vực tập trung đông dân cư của nước ta? 2. Nêu những điểm khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị? E. Bài tập về nhà: 1. Bài tập 3 trang 14 sách giáo khoa. 2. Bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập. Ngày soạn: 27/ 8/ 2011 Ngày dạy: 03/ 9 / 2011 Tiết4: Bài 4: lao động và việc làm chất lượng cuộc sống. I. Mục tiêu bài học: - Hiểu và trình bày đặc điểm của nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Biết nhận xét các biểu đồ. II. Phương tiện dạy học cần thiết: - Các biểu đồ cơ cấu lao động ( phóng to SGK). - Các bảng thống kê về sử dụng lao động. - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về sự nâng cao chất lượng cuộc sống. III. Hoạt động trên lớp: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: 1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Giải thích tại sao có sự phân bố như vậy? 2. Chỉ, đọc tên các đô thị lớn, nhận xét sự phân bố? C. Bài mới: Mở bài: Phần mở bài SGK Hoạt động của thầy-trò Nội dung chính + Hoạt động của giáo viên: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục1, h4.1. - Chia lớp thành 12 nhóm. + Hoạt động của trò: Các nhóm trả lời câu hỏi: 1. Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? 2. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có biện pháp gì? 3. Nhận xét cơ cấu lao động thành thị và nông thôn? Giải thích nguyên nhân? + Hoạt động của giáo viên: - Cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. - Thuyết trình về những cố gắng của nhà nước trong việc sử dụng lao động trong giai đoạn 1991-2003. + Hoạt động của trò: 1. Dựa vào hình 4.2 hãy nêu những nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? 2. Rút ra kết luận về xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động? Giải thích tại sao? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh phát biểu, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác lại kiến thức. + Hoạt động của trò: Dựa vào SGK và thực tế cho biết: 1. Tại sao việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? 2. Để giải quyết việc làm cần tiến hành những biện pháp gì? + Hoạt động của giáo viên: - Gợi ý cho học sinh trả lời câu hỏi. - Chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò: 1. Đọc mục 3 và hiểu biết thực tế nêu những thành tựu đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Quan sát h4.3 giải thích ý nghĩa? 3. Nhà nước đã và đang có những biện pháp gì để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở mọi miền đất nước? + Hoạt động của giáo viên: - Cho học sinh phát biểu, bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Giải thích chỉ số HDI I. Nguồn lao động và sử dụng lao động: 1. Nguồn lao động: - Mặt mạnh: Nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, năng động sáng tạo, linh hoạt trong cơ chế thị trường. Hạn chế: Lao động có chuyên môn kĩ thuật còn ít, thể lực yếu, thiếu tác phong công nghiệp, phân bố chưa hợp lí. 2. Sử dụng lao động: -Hiện nay, lao động vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh vực N-L-NN. - Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi. Giảm tỉ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. II. Vấn đề việc làm: - Hiện nay thiếu việc làm và thất nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao. - Hướng giải quuyết: * Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. * Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. * Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. * Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm. III. Chất lượng cuộc sống: - Thành tựu: * Chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. * Mức thu nhập bình quân trên đầu người tăng ( năm 2010 đạt 1000USD). * Tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3%. * Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn. * Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh bị đẩy lùi. - Hạn chế: * Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng. * Sự phân hóa giàu nghèo còn khá rõ rệt nhất là ở các thành phố lớn. D. Củng cố: 1. Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta? 2. Nêu một số thành tựu đã đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống? E. Bài tập về nhà: 1. Sưu tầm tranh ảnh cuộc sống của nhân dân ta.2. Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 3 SGK, bài tập bản đồ, vở bài tập địa lí lớp Ngày soạn: 4 /9 / 2011 Ngày dạy: 8 / 9 / 2011 Tiết 5. Bài 5: Thực hành.Phân tích và so sánh pháp dân số năm 1989 và năm 1999. I.Mục tiêu bài học: - Biết cách phân tích và so sánh tháp dân số. - Tìm sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. - Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. II. Thiết bị cần thiết: Hai pháp dân số năm 1989 và 1999 phóng to. III. Hoạt động trên lớp: A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong giờ) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh C.Bài mới. Mở bài: Phần mở bài SGK Hoạt động của thây-trò Nội dung chính. + Hoạt động của trò: Nhắc lại cơ cấu dân số của nước ta? + Hoạt động của giáo viên: - Giải thích qua lại tháp dân số, cách vẽ. - Chia lớp thành 12 nhóm. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hoạt động của trò: - Nhóm 1-6: Câu 1,2. - Nhóm 7-12: Câu 1,3. 1.Quan sát tháp dân số năm 1989 và 1999. Hãy so sánh 2 tháp dân số về các mặt: - Hình dạng của tháp. - Cơ cấu dân số theo độ tuổi. - Tỉ lệ dân số phụ thuộc. 2. Nhận xét sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta? Giải thích nguyên nhân? 3.Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế –xã hội? Chúng ta cần có biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này? + Hoạt động của giáo viên: - cho các nhóm báo cáo kết quả, và nhận xét bổ sung cho nhau. - Chuẩn xác kiến thức cần ghi nhớ. 1. Phân tích và so sánh: + Hình dạng: Đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, chân đáy tháp năm 1999 thu hẹp hơn. + Cơ cấu dân số: Tuổi dưới và trong tuổi lao động đều cao nhưng độ tuổi dưới lao động năm 1999 ít hơn năm 1989. Độ tuổi ngoài lao động và trong lao động năm 1999 cao hơn năm 1989. + Tỉ lệ dân số phụ thuộc còn cao và thay đổi giữa hai tháp tuổi. 2. Nhận xét: + Thuận lợi: .)Tạo ra cho nước ta có một nguồn lao động dồi dào, cung cấp đầy đủ cho nền kinh tế .) Gánh nặng về tỉ lệ phụ thuộc giảm dần + Khó khăn: .) Hiện tại thừa lao động , tỉ lệ thất nghiệp cao . .) Tương lai thiếu lao động khi nền kinh tế đã phát triển . + Biện pháp giải quyết: - Giảm tốc độ gia tăng tự nhiên. - Phân bố lại dân cư và lao động. - Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. - Phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị. - Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm. D. Củng cố: 1. Nhìn vào một tháp dân số ta biết được những điều gì? 2. Ôn tập phần địa lí dân cư. E. Bài tập về nhà. - Hoàn thiện bài thực hành - Chuẩn bị bài mới Ngày soạn: 3 / 9/ 2011 Ngày dạy: 9 / 9 / 2011 địa lí kinh tế Tiết 6: Bài 6: sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. I. Mục tiêu bài học: - Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những năm gần đây. - Hiểu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển. - Có kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí. - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ. - Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu và nhận xét. II. Thiết bị cần thiết: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991-2002. - Một số tranh ảnh về thành tựu kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới. Hoạt động trên lớp: A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành. C. Bài mới: Mở bài: Phần mở bài SGK Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính - Giáo viên chia lớp ra 8 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm. + Hoạt động của trò: Tìm hiểu phần 2 SGK, h6.1, h6.2, và tra cứu thuật ngữ cuối sách giáo khoa cho biết: 1. Như thế nào là chuyển dịch cơ cấu kinh tế? 2. Phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế? Xu hướng này thể hiện rõ ở khu vực nào? 3. xác định các vùng kinh tế trọng điểm? Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm? 4. Nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu ngành? + Hoạt động của giáo viên: - Gợi ý cho học sinh phân tích h6.1: * Năm 1991 N-L-Ng chiếm tỉ trọng lớn nhất( kinh tế chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường) * Năm 1995 bình thường hóa quan hệ Việt Mĩ, gia nhập ASEAN. * 1997 khủng hoảng tài chính khu vực ĐNA. - Hướng dẫn học sinh nhìn sơ đồ6.2 để thấy sự giao thoa giữa các vùng kinh với vùng kinh tế trọng điểm. - Cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung cho nhau. - Giáo viên chuẩn xác kiến thức. + Hoạt động của trò: Tìm hiểu SGK cho biết: 1. Những thành tựu đã đạt. 2. Những khó khăn cần vượt qua. 3. Hướng giải quyết hiện nay như thế nào? 4. Lấy một vài ví dụ về khó khăn nước ta gặp trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. I. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới: 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đặc trưng bởi 3 chuyển dịch. - Chuyển dịch cơ cấu ngành. Tỉ trọng ngành Nông- Lâm – Ngư nghiệp đang giảm dần, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp – dịch vụ - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Đã hình thành nên các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng tập trung công nghiệp, dịch vụ. - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. (5 thành phần , ĐH Đảng X) 2. Những thành tựu và thách thức: + Thành tựu: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và vững chắc. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH. - Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. + Khó khăn: - Phân hóa giàu nghèo. - Tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. - Những bất cập trong sự phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. - Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. - Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. D. Củng cố: 1. Cho học sinh thảo luận về vai trò của các thành phần kinh tế trong các ngành kinh tế của nước ta. ( Trong N-L-Ng vai trò chủ yếu thuộc về kinh tế cá thể và tập thể) 2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi và làm bài tập. E. Bài tập về nhà: 1. Bài tập 2 SGK trang 23. 2. Làm trong bài tập bản đồ và vở bài tập. 3. Đọc lại các bài: Địa hình, khí hậu, sinh vật, đất, sông Ngày soạn: 10 /9/ 2011 Ngày dạy: 15 / 9 / 2011 Tiết 7 – Bài 7 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp I - Mục tiêu bài học 1. Giúp học sinh nắm được vai trò của các nhân tố tự nhiên và KT - XH đối với quá trình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp 2. Có kỹ năng đánh giá giá trị của nền kinh tế, biết sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp Việt Nam II - Chuẩn bị - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam - Bản đồ đất đai Việt Nam III - Tiến trình lên lớp A. ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ: : ? Phân tích nhưng thành tựu và khó khăn thách thức của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn mới? C - Bài mới Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính ? Tại sao nông nghiệp lại là ngành kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên? ? Gồm các yếu tố nào? ? Vị trí của yếu tố đất đai đối với ngành nông nghiệp? ? Nêu vài nét về đặc điểm đất đai ở nước ta? Đó là thuận lợi hay khó khăn? ? Nguyên nhân của nó? GV treo bản đồ khí hậu, giới thiệu và giải thích bản đồ ? Nhận xét về nguồn tài nguyên này ở nước ta? ? Lấy các ví dụ cụ thể về các loại cây trồng thích hợp? ? Khí hậu gây ra những khó khăn gì? ? Tại sao nước cũng là một nguồn tài nguyên đối với nông nghiệp? ? Đặc điểm của nguồn tài nguyên nước ở nước ta? ? Những hạn chế? ? Tài nguyên sinh vật ở nước ta có đặc điểm gì? ? Rút ra nhận xét gì về các nhân tố tự nhiên? ? Tại sao dân cư và lao động lại là nhân tố ảnh hởng đến nông nghiệp? ? Đặc điểm của nhân tố này ở nước ta? ? Qua hình 7.1/26 nhận xét và đánh giá về cơ sở vật chất kĩ thuật ở nước ta? ? Việc phất triển và hoàn thiện ấy nhằm mục đích gì? ? Chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta qua các thời kì có thay đổi như thế nào? ? Tác động đến nông nghiệp ra sao? ? Đặc điểm của thị trường ảnh hưởng đến nông nghiệp như thế nào? ? Đặc điểm của thị trường trong nước và ngoài nước? ? Lấy ví dụ cụ thể I. Các nhân tố tự nhiên 1. Tài nguyên đất - Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này - Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như: + Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha + Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp -> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta - Khó khăn : + Hiện tượng xói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất. + Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do đô thị hoá và đất chuyên dùng tăng. 2. Tài nguyên khí hậu - Thuận lợi: +Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, tạo điều kiện cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, giúp ta xây dựng nền nông nghiệp thâm canh. +Khí hậu phân hoá đa dạng, phong phú thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau, cơ cấu mùa vụ phong phú. - Khó khăn: + Nhiều thiên tai: Bão lũ, hạn hán... + Những biến động của thời tiết cũng làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng:sương muối, rét đậm.... 3. Tài nguyên nước. - Thuận lợi: + Nước ta có hệ thống sông ngòi, ao hồ và đầm lầy phong phú, nguồn nước ngầm nhiều,lượng mưa trung bình đạt 1500 - 2500 mm/năm rất thuận lợi cho tưới tiêu trong nông nghiệp. - Hạn chế: Nguồn nước phân bố không đều theo thời gian và không gian. (Lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô) 4. Tài nguyên sinh vật - Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho nhân dân thuần chủng và lai tạo giống mới có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt II. Các nhân tố kinh tế - xã hội 1. Dân cư và lao động nông thôn - Thuận lợi: + Nước ta có hơn 80 triệudân trong đó 3/4 ở nông thôn, đây là lực lượng lao động dối dào và thị trường rộng lớn cho phát triển nông nghiệp. + Lao động Việt Nam giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, cần cù sáng tạo và tiếp thu KHKT nhanh. - Khó khăn: Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật. 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật - Hình thành hệ thống thủy lợi, kênh mương với các thiết bị tưới tiêu hiện đại. - Đang dần được hoàn thiện, các cơ sở phục vụ chăn nuôi: Giống, thức ăn, cơ sở chế biến. -.Hệ thống dịch vụ trồng trọt: Giống, phân bón, thuốc BVTV phân bố khắp cả nước... 3. Chính sách phát triển nông nghiệp + Trước 1986: làm ăn theo lối chung, tập thể, HTX + Sau 1986: Tư nhân hóa, có nhiều chính sách khuyến nông hợp lý, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại hướng ra xuất khẩu. 4. Thị trường

File đính kèm:

  • docGiao an Dia 9 moi Dang sua.doc