I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh có dân số đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu một số dân tộc
- Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.
107 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (Tiết 54), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí việt nam
địa lí dân cư
Tiết 1 Bài 1 cộng đồng các dân tộc việt nam
i- mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần:
- Biết được nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh có dân số đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
- Rèn luyện kỹ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu một số dân tộc
- Giáo dục tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.
ii- các thiết bị dạy học
Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam
Tập trung về đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Iii- các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức
Bài mới
Mở bài: Việt Nam - Tổ quốc của nhiều dân tộc, các dân tộc đều là con Lạc cháu Rồng của Lạc Long quân - Âu Cơ cùng mở mang xây dựng non sông cùng chung sống lâu dài trên một đất nước. Các dân tộc sát cánh bên nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học đầu tiên của môn Địa lí lớp 9 hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu:
I. Các dân tộc ở Việt Nam
Giáo viên: Dùng tập tranh giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước.
(?) Bằng hiểu biết của bản thân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết?
(?) Trình bày một số nét về dân tộc kinh và một số dân tộc khác (ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất...)
Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Tỷ lệ bao nhiêu?
- Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người ( kinh nghiệm sản xuất, nghề truyền thống..)
- Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết.
Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng.
- Dân tộc Việt (kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước.
- Người Việt là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng.
ii. Phân bố các dân tộc
Dựa vào bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam và sự hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc Việt (kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?
Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
Học sinh trả lời => Giáo viên kết luận.
? Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người.
GV gọi học sinh lên bảng xác định 3 địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu. Giáo viên chốt lại.
? Sự phân bố các dân tộc ít người đã có sự thay đổi gì.
1. Dân tộc Việt (kinh)
Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du và miền ven biển.
2. Các dân tộc ít người
Miền núi và cao nguyên là địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người.
- Trung du và miền núi phía Bắc gồm Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông.
- Trường Sơn - TN: Ê-đê, Gia-rai, Ba Na, Cơ Ho.
- Người Chăm, Khơ-me, Hoa ở cực Nam Trung Bộ.
iv- đánh giá:
Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.
Tiết 2 Bài 2 Dân số và gia tăng dân số
i- mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần nắm:
- Biết được số dân hiện tại và dự báo trong tương lai
- Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hiệu quả.
- Đặc điểm thay đổi dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi.
- ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý.
ii- các thiết bị dạy học
Biểu đồ dân số của nước ta
Tài liệu, tranh ảnh và hậu quả bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống.
iii- các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Bài cũ: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Nêu ví dụ.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài và ghi mục bài.
Hoạt động của cô và trò
Ghi bảng
I. Số dân
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK trả lời:
? Em có suy nghĩ gì về thứ tự diện tích và dân số Việt Nam so với thế giới.
- Diện tích đứng thứ 58 trên thế giới.
- Dân số 79,7 triệu người.
Đứng thứ 14 trên thế giới.
II. Gia tăng dân số
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ "bùng nổ dân số".
? Quan sát H2.1 nêu nhận xét về tình hình tăng dân số ở nước ta.
? Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng.
HS trả lời => GV chuẩn kiến thức.
? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì.
? Lợi ích của sự giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số ở nước ta.
Học sinh thảo luận và trả lời -> Giáo viên bổ sung.
? Dựa vào bảng 2.1 xác định các vùng có tỷ lệ gia tăng dân số cao nhất, thấp nhất.
HS trả lời => Giáo viên chuẩn kiến thức.
- Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số.
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tốc độ gia tăng dân số có xu hướng giảm.
- ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống (ăn mặc, học hành, giải quyết việc làm).
- Vùng Tây Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất (2,19%), thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (1,11%).
III. Cơ cấu dân số
? Dựa vào bảng 2.2 hãy nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam nữ thời kỳ 1979 - 1999.
- Tỷ lệ nữ lớn hơn nam thay đổi theo thời gian.
- Sự thay đổi giữâ tỷ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3% => 2,6% => 1,4%.
? Cơ cấu theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 - 1999
+ Nhóm 0 - 14 tuổi: giảm dần
Nam từ 21,8 giảm xuống 20,1 ->17,4
Nữ từ 20,7 giảm xuống 18,9 -> 16,1
Nhóm 15 - 59 tăng lên
Nhóm 60 trở lên tăng lên.
=> Giáo viên kết luận.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK để hiểu rõ về tỉ số giới tính.
=> Tỷ lệ trẻ em giảm xuống, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên.
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi.
à Nguyên nhân khác biệt tỉ lệ giới tính là hậu quả chiến tranh nam, nữ hy sinh nhiều.
iv- đánh giá:
Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Tiết 3 Bài 3 phân bố dân cư
và các loại hình quần cư
i- mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh cần nắm:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân cư và phân bố dân cư ở nước ta.
- Biết được đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, thành thị và đô thị.
- Phân tích được bản đồ phân bố dân cư đô thị Việt Nam, ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
ii- các thiết bị dạy học
Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam
Tranh ảnh về nhà ở, một số quần cư ở Việt Nam.
iiii- các hoạt động dạy học
ổn định lớp
1. Bài cũ: Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng?
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài và ghi mục bài
Hoạt động của cô và trò
Ghi bảng
1. Mật độ dân số và phân bố dân cư
(?) Em hãy nhắc lại thứ hạng, diện tích lãnh thổ và dân số nước ta.
So sánh mật độ dân số nước ta với thế giới năm 2003 gấp 5,2 lần.
Mật độ dân số năm 1999: 231 người /km2
Mật độ dân số năm 2002: 241 ngưòi/ km2
Mật độ dân số năm 2003: 246 người/ km2
(?) Quan sát H3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào? Vì sao?
Học sinh thảo luận trả lời => Giáo viên chốt lại.
a. Mật độ dân số
Nước ta có mật độ dân số cao 246 người /km2
Mật độ dân số nước ta ngày càng tăng.
b. Phân bố dân cư.
- Dân cư tập trung đông ven biển và các đô thị.
Miền núi, Tây Nguyên dân cư thưa thớt.
2. Các loại hình quần cư
Giáo viên giới thiệu tập ảnh về quần cư.
(?) Cho biết sự khác nhau giữa các kiểu quần cư nông thôn các vùng?
Học sinh trả lời => Gv nhận xét và kết luận.
(?) Nêu những thay đổi của quần cư nông thôn hiện nay (Diện mạo làng quê, số người làm nông nghiệp ít...).
Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm (3 nhóm)
* Nhóm 1: Dựa vào hiểu biết và SGK nêu đặc điểm quần cư thành thị.
* Nhóm 2: Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tếvà nhà ở giữâ quần cư nông thôn và thành thị.
* Nhóm 3: Quan sát vào H3.1 nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta.
Sau khi các nhóm thảo luận => Đại diện nhóm trình bày => GV bổ sung và kết luận.
a. Quần cư nông thôn
Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
b. Quần cư thành thị
- Các đô thị ở nước ta phân bố có quy mô vừa và nhỏ có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ, là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật.
- Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển.
3. Đô thị hoá
Dựa vào bảng 3.1 hãy:
(?) Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta
(?) Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?
Lấy ví dụ minh hoạ.
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục
- Trình độ đô thị hoá thấp.
IV. Đánh giá:
Quan sát bảng 3.2 nhân xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số các vùng ở nước ta.
Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.
Tiết 4 Bài 4 Lao động và việc làm
chất lượng cuộc sống.
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, học sinh cần:
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.
- Biết phân tích nhận xét các biểu đồ.
II. Thiết bị dạy học:
- Các biểu đồ cơ cấu lao động.
- Các bảng thống kê về sử dụng lao động, chất lượng cuộc sống.
III. Các hoạt động dạy học:
- ổn định lớp
1. Bài cũ: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta.
- Nêu đặc điểm các loại hình quần cư
2. Bài mới:
Nước ta có lưc lượng lao động đông đảo. Trong thời gian qua nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động.
1. Nguồn lao động và sử dụng lao động
GV yêu cầu học sinh nhắc lại số tuổi của nhóm trong độ tuổi lao động 15-59 và trên 60 tuổi.
(?) Dựa vào vốn hiểu biết và SGK :
Cho biết nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?
Dựa vào H 4.1 nhận xét về cơ cấu lao động giữâ thành thị và nông thôn? Giải thích?
(?) Để nâng cao chất lượng cuộc sống cần có những biện pháp gì?
(?) Dựa vào H4.2 nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta.
( So sánh cụ thể tỉ lệ lao động từng ngành từ 1989- 2003)
GV (diễn giải- phân tích) sau đó chốt lại kiến thức.
a. Nguồn lao động
Nguồn lao động:
- Dồi dào và tăng nhanh
Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn 78,8% không qua đào tạo.
- Tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn 75,8%.
b. Sử dụng lao động
- Phần lớn lao động còn tập trung trong các ngành (nông-lâm-ngư nghiệp ).
- Cơ cấu lao động dược thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế- xã hội.
GV chuyển ý: Chính sách khuyếnkhích
làm cho nền kinh tế nước ta phát triển
do tốc độ tăng trưởng cao, vấn đề việc
sản xuất cùng với quá trình đổi mới
có thêm nhiều chỗ làm mới nhưng
làm đang còn thách thức lớn.
II. Vấn đề việc làm
GV: Phân công học sinh thảo luận nhóm:
* Nhóm 1: Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt đối với nước ta?
* Nhóm 2: Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động tay nghề ở các khu công nghệ cao.
* Nhóm 3: Để giải quyết việc làm theo em cần có giải pháp nào?
Hoc sinh thảo luận và phát biểu => GV chốt lại.
- Nền kinh tế chưa phát triển
(nguồn lao động dồi dào ).
- Chất lượng của lực lượng lao động thấp => Tạo sức ép lớn trong việc giải quyết việc làm.
- Hướng giải quyết: Phân bố lại lao độngvà dân cư, phát triển hoạt động công nghiệp, dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình đào tạo.
III. Chất luợng cuộc sống
(?) Dựa vào thực tế nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có sự thay đổi (nhịp độ tăng trưởng khá cao , xoá đói giảm nghèo, cải thiện về giáo dục, y tế..)
(?) quan sát H 4.3 em có nhận xét gì?
- Chất lượng cuộc sống được cải thiện (thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, phúc lợi).
- Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, giữa các tầng lớp nhân dân.
IV. Đánh giá:
Dựa vào bảng (SGK) nhận xét sự thay đổi lao động trong các thành phần kinh tế ở nước ta.
Tiết 5 Bài 5 thực hành
Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999
i. mục tiêu bài thực hành
Học sinh cần nắm được:
- Biết cách phân tích và so sánh tháp dân số
- Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta.
- Xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
ii.thiết bị dạy học
Lược đồ tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999
iii. các hoạt động dạy học
ổn định lớp
1. Bài cũ: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Để giải quyết việc làm theo em cần có những giải pháp nào?
2. Bài thực hành: GV nêu mục tiêu bài thực hành
Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài thực hành
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu thảo luận yêu cầu của bài tập 1.
* Nhóm 1: Hình dạng tháp tuổi
* Nhóm 2: Cơ cấu dân số theo độ tuổi
* Nhóm 3: Tỷ lệ dân số phụ thuộc
Sau khi các nhóm trình bày kết quả, bổ sung à GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
Năm
Các yếu tố
1989
1999
Hình dạng của tháp
Đỉnh nhọn, đáy rộng
Đỉnh nhọn, đáy rộng chân đáy thu hẹp hơn 1989
Cơ cấu dân số theo tuổi
Nhóm tuổi
+ 0 - 14
+ 15 - 59
+ 60 trở lên
Nam
Nữ
Nam
Nữ
20.1
25.6
3.0
18.9
28.2
4.2
17.4
28.4
3.4
16.1
30.0
4.7
Tỷ số phụ thuộc
86
72.1
GV giải thích: Tỷ số phụ thuộc ở nước ta năm 1989 là 86 (nghĩa là cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 86 người ở 2 nhóm tuổi kia).
Bài tập 2: Nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta. Giải thích nguyên nhân
Sau khi học sinh phát biểu => Giáo viên chuẩn xác.
- Sau 10 năm (1989 - 1999), tỷ lệ nhóm tuổi 0 - 14 đã giảm xuống (từ 39% à33.5%). Nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng từ 7.2% à 8.1%. Tỷ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên từ 53.8%à58.4%.
- Do chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng cải thiện chế độ dinh dưỡng cao hơn trước, điều kiện y tế chăm sóc sức khoẻ tốt. ý thức về kế hoạch hoá gia đình trong nhân dân cao hơn.
Bài tập 3
Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một nội dung.
1. Cơ cấu dân số ở nước ta có thuận lợi như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
2. Cơ cấu dân số theo tuổi có khó khăn gì?
3. Biện pháp nào từng bước khắc phục khó khăn đó?
GV tổ chức các nhóm trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức.
* Thuận lợi:
- Cung cấp nguồn lao động mới
- Một thị trường tiêu thụ mạnh, trợ lực lớn cho việc phát triển và nâng cao mức sống.
* Khó khăn:
- Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm.
- Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, nhu cầu giáo dục, y tế, nhà ở cũng căng thẳng.
* Biện pháp khắc phục:
- Có kế hoạch đào tạo hợp lí, hướngnghiệp dạy nghề.
- Phân bố lao động theo ngành nghề
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá...
iv. đánh giá:
Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học thực hành (ưu điểm, nhược điểm từng nhóm). Tuyên dương các nhóm làm tốt.
địa lí kinh tế
Tiết 6 Bài 6 sự phát triển nền kinh tế việt nam
i. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần:
- Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây.
- Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu khó khăn trong quá trình phát triển.
- Có kỹ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lí (sự diễn biến về tỷ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP).
- Rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ biểu đồ cơ cấu và nhận biết biểu đồ.
ii. thiết bị dạy học
Bản đồ hành chính Việt Nam
Biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991 - 2002.
Một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế của nước ta trong quá trình đổi mới.
iii. các hoạt động dạy học
ổn định lớp
Bài mới:
Lời giới thiệu: Nền kinh tế nước ta trải qua quá trình phát triển lâu dài và khó khăn. Năm 1986 nước ta bắt đầu đổi mới, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nền kinh tế đạt được những thành tựu và nhiều thách thức. Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu:
Hoạt động của cô và trò
Ghi bảng
Bằng kiến thức lịch sử và vốn hiểu biết cho biết: Cùng với quá trình dựng nước và giữ nước nền kinh tế nước ta trải qua những giai đoạn nào?
* C/mạng T8 -1945
1945 - 1954
1954 - 1975: + Miền Bắc
+ Miền Nam
1976 - 1986: Giai đoạn nền kinh tế có đặc điểm gì?
GV yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ (chuyển dịch kinh tế trong SGK)
? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở những mặt nào chủ yếu
Dựa vào H6.1 phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng này thể hiện ở mặt nào?
Học sinh trả lời à GV chuẩn xác kiến thức => Kết luận.
Dựa vào H6.2. Cho biết:
- Nước ta có mấy vùng kinh tế? (7 vùng)
- Xác định, đọc tên các vùng kinh tế trên bản đồ.
- Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm? Nêu ảnh hưởng của các vùng đó đến sự phát triển kinh tế xã hội?
Dựa vào vốn hiểu biết của mình , hãy cho biết nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu lớn nào?
Những khó khăn nước ta cần vượt qua để phát triển kinh tế hiện nay là gì?
A. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới
- Gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế khủng hoảng kéo dài, tình hình lạm phát cao, mức tăng trưởng kinh tế thấp, sản xuất đình trệ.
B. Nền kinh tế nước ta đang trong thời kì đổi mới
1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Gồm 3 khía cạnh:
- Cơ cấu ngành
- Cơ cấu lãnh thổ
- Cơ cấu thành phần kinh tế
a) Chuyển dịch cơ cấu ngành
Năm 1991 nền kinh tế chuyển dịch từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Trong cơ cấu GDP (nông-lâm-ngư nghiệp) chiếm tỷ trọng cao nhất từ 40% giảm thấp hơn dịch vụ (1992), thấp hơn CN - xây dựng (1994).
à Chứng tỏ nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
- Công nghiệp -xây dựng: Tỷ trọng tăng nhanh nhất thể hiện chủ trương CNH-HĐH gắn liền với đường lối đổi mới.
- Dịch vụ: ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực cuối 1997 -> Hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm.
b) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ
- Nước ta có 7 vùng kinh tế (3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, Miền Trung, Phía Nam).
- Có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội và các vùng kinh tế lân cận.
2. Những thành tựu và thách thức
a) Những thành tựu nổi bật
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc
- Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng CNH.
- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
- Sự phân hoá giàu nghèo và còn nhiều xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.
- Vấn đề việc làm còn nhiều bức xúc.
- Nhiều bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.
- Phải cố gắng lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
iv. củng cố - đánh giá
Bài tập 2: Vẽ biểu đồ hình tròn: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế
năm 2002.
Hướng dẫn học sinh làm
1. Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỷ lệ và trật tự của các thành phần kinh tế trong bảng 6.1.
2. Toàn bộ hình tròn là 360º tương ứng với tỷ lệ 100%. Như vậy tỷ lệ 1% tương ứng với 3,6º trên hình tròn.
- Nan quạt thể hiện thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ lệ 38,4*3,6 = 138º
- Nan quạt thể hiện thành phần kinh tế tập thể chiếm tỷ lệ 8*3,6 =
- Nan quạt thể hiện thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7*3,6 =
* Chú ý: Tổng số độ của các thành phần kinh tế phải bằng 360º
Tiết 7 Bài 7 các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế và phân bố nông nghiệp
i. mục tiêu bài học
HS cần nắm được:
- Vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
- Thấy được các nhân tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới đang phát triển theo hướng thâm canh và tăng năng suất.
- Rèn luyện kĩ năng đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên
- Biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân hoá nông nghiệp.
ii. thiết bị dạy học
Bản đồ địa lí tự nhiên
Bản đồ khí hậu
iii. các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới có đặc điểm gì?
Cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện rõ mặt nào?
2. Bài mới:
Cách đây 4000 năm ở lưu vực sông Hồng tổ tiên ta đã chọn cây lúa làm nguồn sản xuất chính, đặt nền móng cho nông nghiệp nước nhà phát triển như ngày nay. Điều kiện kinh tế - xã hội được cải thiện đã tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Để hiểu rõ các nhân tố trên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động của cô và trò
Ghi bảng
Hãy cho biết sự phát triển và phân bố nông nghiệp phụ thuộc vào những tài nguyên nào của tự nhiên? (Đất, khí hậu, nước, sinh vật).
? Vì sao nói nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu. Vai trò của đất đối với nông nghiệp
(Cơ thể sống cần có đủ 5 yếu tố cơ bản:
Nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, chất dinh dưỡng).
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận:
* Nhóm 1: Nước ta có mấy nhóm đất chính - diện tích, phân bố chủ yếu, mỗi nhóm đất phù hợp với loại cây trồng nào
* Nhóm 2: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta.
* Nhóm 3: Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp.Tài nguyên nước của VN có đặc điểm gì?
* Nhóm 4: Trong môi trường nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, tài nguyên sinh vật nước ta có đặc điểm gì?
( Đa dạng về hệ sinh thái, giàu có về thành phần loài sinh vật
Sau khi học sinh thảo luận nhóm xong, đại diện nhóm trình bày. GV bổ sung.Yêu cầu nhóm 1 và nhóm 2 hoàn thiện bảng tóm tắt (GV treo bảng phụ để học sinh đối chiếu).
* Chuyển ý: Nhờ thực hiện công cuộc đổi mới nền nông nghiệp ở nước ta đã phát triển tương đối ổn định và vững chắc, sản xuất tăng lên rõ rệt. Đó là thắng lợi của chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Ta cùng tìm hiểu vai trò to lớn của các nhân tố kinh tế - xã hội.
Hoạt động cá nhân
Giáo viên gợi mở, phân tích.
Kết quả của nông nghiệp đạt được trong những năm qua là biểu hiện của sự đúng đắn, sức mạnh của chính sách phát triển nông nghiệp đã tác động lên các nhân tố kinh tế.
? Hãy cho biết vai trò của yếu tố chính sách tác động lên những vấn đề gì trong nông nghiệp.
HS trả lời => GV chuẩn kiến thức.
? Quan sát H17.2 kể tên một số cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nông nghiệp để minh hoạ.
Học sinh trả lời àGV bổ sung.
? Sự phát triển công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố và phát triển nông nghiệp
- Tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
- Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh).
? Nêu một số ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với sản xuất một số hàng hoá của nông dân
(Cây công nghiệp, cây ăn quả, gia cầm, lúa gạo, thịt lợn...).
1. Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên đất:
+ Là tài nguyên quí giá
+ Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.
- Có nguồn nước phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú.
- Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu tạo ra năng suất và tăng sản lượng cây trồng.
- Là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi cao với điều kiện sinh thái ở nước ta.
2. Cácnhân tố kinh tế - xã hội
- Tác động mạnh mẽ đến dân cư và lao động nông thôn.
- Khuyến khích sản xuất, khơi dậy phát huy các mặt mạnh trong lao động nông nghiệp.
- Thu hút tạo việc làm , cải thiện đời sống
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trong nông nghiệp
- Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp khai thác mọi tiềm năng phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại hướng xuất khẩu.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất đâ dạng sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
iv. củng cố - hệ thống bài
Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
a. Đường lối chính sách, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn.
b. Tài nguyên khoáng sản, dân cư và lao động; cơ sở vật chất, kỹ thuật.
c. Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, thị trường.
d. Tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố kinh tế - xã hội.
Tiết 8 Bài 8 sự phát triển và phân bố nông nghiệp
i. mục tiêu bài học
Sau bài học, HS cần nắm được:
- Đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển nông nghiệp hiện nay.
- Nắm được sự phân bố sản xuất nông nghiệp với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm sản xuất nông nghiệp chủ yếu.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, kỹ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố cây công nghiệp chủ yếu theo vùng.
- Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
ii. thiết bị dạy học
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
Tư liệu, hình ảnh về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp
Iii. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
Cho biết những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp của nước ta?
Phân tích vai trò của nhân tố chính sách phát triển nông nghiệp trong sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
2. Bài mới:
Lời giới thiệu: Việt Nam là 1 nước nông nghiệp-Một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam á. Vì thế đã từ lâu nền nông nghiệp nước ta được đẩy mạnh và được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ sau đổi mới nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn. Để có được bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự phát triển và phân bố nông n
File đính kèm:
- giao an dia 9(17).doc