I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau bài học HS cần:
-Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.
2. Kỹ năng:
-Xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ
-Vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kỹ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
-Đọc biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích
3. Thái độ:
-Tích cực trong học tập – rèn luyện tính chính xác.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 10 - Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 Bài 10:
THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY,
SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM
Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau bài học HS cần:
-Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.
2. Kỹ năng:
-Xử lí bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ
-Vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kỹ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
-Đọc biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích
3. Thái độ:
-Tích cực trong học tập – rèn luyện tính chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
-Thước, Compa, máy tính, thước đo độ
2. Học sinh:
-Tập bản đồ 9 – bài soạn
III. Phương pháp dạy học:
-Quan sát tranh ảnh – biểu đồ.
-Thảo luận giải quyết các vấn đề
IV.Tiến trình:
1. Oån định tổ chức: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Khởi động: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành:
-Mỗi HS phải hoàn thành 1 trong 2 bài tập về nhà hoàn thành bài còn lại.
-Cách thức tiến hành: cá nhân, nhóm
-Các nhóm số chẳn làm bài tập số 1
-Các nhóm số lẽ làm bài tập số 2
-Mỗi HS phải hoàn thành công việc – cùng nhóm trao đổi – báo cáo kết quả
Bài tập 1:
Bước 1: HS xử lý số liệu: chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (tỉ lệ 100%)
GV hướng dẫn HS cách vẽ:
-Vẽ biểu đồ theo quy tắc: bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ đi theo chiều thuận của kim đồng hồ.
-Các hình quạt ứng với tỉ trọng từng thành phần, ghi trị số %, vẽ đến đâu làm kí hiệu đến đó và lập bảng chú giải
-Ghi tên biểu đồ
Chú ý: 2 hình tròn có bán kính khác nhau (năm 2002 có bán kính to hơn năm 1990 1,2 lần)
Bài tập 2: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường:
-Trục tung: trị số %, gốc thường lấy trị số 0 hoặc có thể lấy trị số phù hợp 100
-Trục hoành: đơn vị thời gian, lưu ý khoảng cách năm
-Các đồ thị có thể vẽ bằng nhiều màu hoặc nét khác nhau.
-Lập bảng chú giải
-Tên biểu đồ
Bước 2: HS vẽ biểu đồ – nhận xét – giải thích
Bước 3: HS trong nhóm cùng nhau trao đổi, kiểm tra lẫn nhau.
Bước 4: Đại diện nhóm phát biểu – GV chuẩn xác kiến thức
GV kết luận:
Bài tập 1: Nhận xét
-Cơ cấu: Cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất
-Từ năm 1990 đến 2000 diện tích gieo trồng các loại cây đều tăng nhưng tỉ trọng cây luơng thực giảm
GV kết luận:
Bài tập 2: Nhận xét
-Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh nhất do nhu cầu thực phẩm tăng, giải quyết tốt nguồn thức ăn chăn nuôi đa dạng đặc biệt gắn với chế biến.
-Đàn trâu không tăng do cơ giới hóa nông nghiệp
4. Củng cố và luyện tập:
? Nhận xét và cho điểm HS tích cực
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
-Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 10.
Chuẩn bị bài 11: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp”
? Ôn lại các điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
V. Rút kinh nghiệm
1/Nội dung:
+Ưu điểm: +Tồn tại:..
CHướng khắc phục.
2/Phương pháp:
+Ưu điểm:..
+Tồn tại:
CHướng khắc phục
3/Hình thức tổ chức
+Ưu điểm:
+Tồn tại:
CHướngkhắc phục
File đính kèm:
- Thuc hanh ve va phan tich bieu do .doc