Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 11 - Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm (tiếp theo)

I/ Mục tiêu :

 - Qua bài học, rèn luyện HS kỹ năng xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ . Cách vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng .

 - Rèn luyện kỹ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích .

 - Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi .

 II/ Chuẩn bị :

 - HS chuẩn bị, thước kẻ, thước đo độ, bút chì màu .

 III/ Tiến trình bài dạy :

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 11 - Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 Bài 10 THỰC HÀNH NS: 12/9/08 VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM (tt) I/ Mục tiêu : - Qua bài học, rèn luyện HS kỹ năng xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ . Cách vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng . - Rèn luyện kỹ năng đọc biểu đồ, rút ra các nhận xét và giải thích . - Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và chăn nuôi . II/ Chuẩn bị : - HS chuẩn bị, thước kẻ, thước đo độ, bút chì màu . III/ Tiến trình bài dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp . 2) Kiểm tra bài cũ : - Qua bảng số liệu 10.1, nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây ? 3) Khởi động : GV kiểm tra tình hình chuẩn bị của HS. Chọn bài tập 2 sgk và nêu quy trình vẽ biểu đồ đường theo các bước : - Trục tung : (trị số % ) có vạch trị số lớn hơn trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu ( 182,6%). Có mũi tên theo chiều tăng giá trị. Có đơn vị tính % gốc tọa độ lấy trị số 80%. - Trục hoành ( năm ), có mũi tên theo chiều tăng giá trị. Có ghi rõ năm. Gốc tọa độ trùng với năm gốc ( năm 1990 ). Trong biểu đồ, các khoảng cáắcnm là bằng nhau ( 5 năm ) nhưng lưu ý học sinh là khoảng cách năm không đều, thì khoảng cách các đoạn biểu diễn trên trục hoành cũng có độ dài không đều tương ứng. - Các đồ thị có thể được biểu diễn bằng các màu khác nhau hoặc các nét liền, nét đứt khác nhau. - Chú giải thường trình bày riêng thành bảng chú giải hoặc có thể ghi trực tiếp vào đường biểu diễn. - Chú ý : trong biểu đồ sau đây nên lấy gốc tọa độ là 80 % thì hợp lý hơn. GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ đường theo số liệu đã cho. - Chia lớp thành 4 nhóm - Đại diện 2 cặp lên bảng vẽ theo số liệu theo bảng 10.2 sgk . Các em khác cùng vẽ theo số liệu. -Hướng dẫn học sinh nhận xét các bạn vẽ trên bảng . - GV nhận xét cách vẽ biểu đồ của HS. - Hướng dẫn HS nhận xét từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ . - Nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng ? Tại sao đàn trâu không tăng ? + Đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh nhất : Đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu cầu về thịt, trứng tăng nhanh, và do giải quyết tốt nguồn thức ăn cho chăn nuôi, có nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng, ngay cả hình thức chăn nuôi công nghiệp ở hộ gia đình . + Đàn trâu không tăng, chủ yếu do nhu cầu về sức kéo của trâu, bò trong nông nghiệp đã giảm xuống ( nhờ cơ giới hóa nông nghiệp ). GV tổng kết những ý kiến nhận xét của học sinh % 90 100 110 140 170 190 220 210 200 180 160 150 130 120 Năm 80 2000 1990 1995 2002 Gia cầm Lợn Bò Trâu IV/ Đánh giá : Từng phần . V/ Hoạt động nối tiếp : 1. Bài vừa học : - Tập vẽ lại biểu đồ theo số liệu bảng 10.2 sgk. 2. Bài sắp học : - Phân tích sơ đồ hình 11.1 sgk. - Nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm. VI/ Phụ lục :

File đính kèm:

  • docTIET70.doc
Giáo án liên quan