Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 2 - Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (tiếp theo)

 I/ Mục tiêu :

 - Nắm được số dân nước ta . Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. Thấy được sự thay đổi trong cơ cấu dân số của nước ta .

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng thống kê, biểu đồ dân số.

 - HS ý thức được sự cần thiết phải có quy mô dân số và gia đình hợp lý .

 II/ Chuẩn bị :

 - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta ( phóng to )

 - Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, cuộc sống .

 III/ Tiến trình bài dạy :

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 2 - Bài 2: Dân số và gia tăng dân số (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 Bài 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ NS:12/8/08 I/ Mục tiêu : - Nắm được số dân nước ta . Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. Thấy được sự thay đổi trong cơ cấu dân số của nước ta . - Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng thống kê, biểu đồ dân số. - HS ý thức được sự cần thiết phải có quy mô dân số và gia đình hợp lý . II/ Chuẩn bị : - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta ( phóng to ) - Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, cuộc sống . III/ Tiến trình bài dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : 2) Kiểm tra bài cũ : - Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc được thể hiện như thế nào ? cho ví dụ . - Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta ? 3) Khởi động : Việt Nam là nước đông dân . Qúa trình gia tăng dân số và cơ cấu dân số thay đổi như thế nào qua từng thời kỳ ? Ta cùng tìm hiểu bài . Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Qua tham khảo tài liệu và những hiểu biết, em hãy cho biết số dân của nươc ta ? -Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích và dân số của Việt Nam so với các nước trên thế giới ? GV giới thiệu hình 2.1 kết hợp với biểu đồ dân số phóng to, nêu nhận xét tăng dân số của nước ta qua từng thời kỳ ? HS nêu nhận xét về sự thay đổi số dân qua chiều cao các cột để thấy dân số nước ta tăng nhanh liên tục, sự thay đổi qua từng giai đoạn , nhận xét mối quan hệ giữa gia tăng tự nhiên với gia tăng dân số . GV cho HS thảo luận với các nội dung sau : + Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh ? + Số dân đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì ? + Lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta ? HS quan sát bảng số liệu sgk 2.1 : - So sánh tỉ lệ gia tăng dân số ở các vùng ? - Các vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất, cao nhất, các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình so với cả nước ? GV cho HS quan sát bảng số liệu 2.2 và hoạt động theo nhóm với các nội dung sau : - Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kỳ 1979 – 1999 ? - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1979-1999 ? - Rút ra kết luận về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ? HS trình bày, các nhóm bổ sung và GV chuẩn xác kiến thức . I / Số dân : - Số dân :79,7 triệu người ( Năm 2002 ) II/ Gia tăng dân số : - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm ( 1,43% năm 1999). - Tỉ lệ gia tăng dân số còn có sự khác nhau giữa các vùng . III/ Cơ cấu dân số : - Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có sự thay đổi, tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động tăng lên. IV/ Đánh giá : 1 - Dựa vào hình 2.1 cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta ? 2- Những vùng lãnh thổ nào sau đây có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao hơn tỉ lệ tăng trung bình của cả nước (bảng 2.1 ) a/ Tây Nguyên b/ Bắc Trung Bộ c/ Duyên hải Nam Trung Bộ d/ Cả 3 đều đúng 3- Những hậu quả do dân số đông và tăng nhanh là gì ? V/ Hoạt động nối tiếp : a) Bài vừa học : -Phân tích được biểu đồ gia tăng dân số , bảng số liệu thống kê để thấy được tình hình tăng dân số nước ta qua từng thời kỳ . - Liên hệ về tình hình dân số ở địa phương. -Làm bài tập 3 sgk . b) Bài sắp học : - Dựa vào lược đồ 3.1 sgk nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta . Giải thích . - Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư thành thị . VI/ Phụ lục :

File đính kèm:

  • docTIET2.doc
Giáo án liên quan