Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 21 - Bài 19: Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS:

 - Nắm được kỹ năng đọc các bản đồ.

 - Phân tích và đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 2. Kỹ năng:

 - Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sữ dụng tài nguyên khoáng sản.

 - KNS: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân

3. Thái độ:

 - Có ý thức gìn giữ các loại tài nguyên khoáng sản ở nước ta.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 21 - Bài 19: Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26. 10. 2013 Tiết : 21 Bài dạy: Bài 19 ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Nắm được kỹ năng đọc các bản đồ. - Phân tích và đánh giá tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Kỹ năng: - Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sữ dụng tài nguyên khoáng sản. - KNS: Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân 3. Thái độ: - Có ý thức gìn giữ các loại tài nguyên khoáng sản ở nước ta. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giảng, SGK, phiếu học tập. - Bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Át lát Địa lí Việt Nam. - Phương pháp: Động não, thảo luận nhóm, thực hành - Phương án : Hoạt động nhóm, cá nhân 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài, SGK, vở bài tập, tập bản đồ. - Vở thực hành, bút chì, máy tính bỏ túi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) - Kiểm tra sĩ số, vệ sinh, tác phong HS 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 9A5: 9A6: 9A7 - Học sinh vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc? Dự kiến trả lời: Bởi vì vùng Đông Bắc là nơi tập trung nhiều mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn, nhất là than đá ở Quảng Ninh, sắt ở Thái nguyên, bôxit ở Cao Bằng. Vùng Tây Bắc có tiềm năng lớn về thủy điện như các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La. 3. Giảng bài mới: Giới thiệu bài: (1ph) N. N. Branxki, nhà địa lí nổi tiếng người Nga có nói “Địa lí học bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ” Như vậy, đọc bản đồ có ý nghĩa lớn trong việc học địa lí. Thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng hàng đầu này, người học sinh đã phân tích và đánh giá các yếu tố địa lí theo thời gian và không gian. Với mục đích trên, bài thực hành hôm nay chúng ta cùng phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới sự phát triển công nghiệp ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 7’ * Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh xác định các mỏ khoáng sản trên lược đồ - GV: Yêu cầu học sinh đọc nội dung của đề bài. - GV: Gọi học sinh lên bảng xác định trên lược đồ. * Hoạt động 1: Cá nhân - Đọc - Xác định vị trí các mỏ khoáng sản chủ yếu: than, sắt, thiếc, apatít, bôxít, đồng, chì, kẽm. 1. Xác định trên lược đồ vị trí các mỏ khoáng sản: Than (Quảng Ninh), sắt (Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên), mangan (Cao Bằng), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), bôxit (Cao Bằng, Lạng Sơn), Apatit (Lào Cai), đồng (Lào Cai, Sơn La), chì – kẽm (Bắc Cạn). 24’ * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ - GV: Cho HS thảo luận nhóm với các nội dung sau: - Nhóm 1, 2, 3: Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao? - Nhóm 4, 5, 6: Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ? - Công nghiệp luyện kim đen cần có những nguyên liệu gì? Tìm nơi phân bố của các nguyên liệu đó trên lược đồ? - GV Yêu cầu học sinh xác định: - Vị trí mỏ than Quảng Ninh. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng xuất khẩu than Cửa Ông. (H): Dựa vào H18.1 và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than? * Hoạt động 2: Nhóm - Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời, - Một số ngành công nghiệp khai thác: than, sắt, apatít. - Những điều kiện để ngành công nghiệp khai thác trên phát triển + Trữ lượng khá, chất lượng quặng khá tốt, cho phép đầu tư công nghiệp + Đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - Vị trí các mỏ khoáng sản phân bố gần nhau như.. Gần nguồn nước sông Cầu, gần đường giao thông (đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên) - Sắt Trại Cau (7 km). - Than Khánh Hòa (10 km). - Mangan (200 km). - Than mỡ Phấn Mễ (17km). - Dựa vào H18.1 để xác định. - Vẽ sơ đồ 2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới sự phát triển công nhiệp: a. Một số ngành công nghiệp khai thác than, sắt, apatít, đồng, chì, kẽm phát triển vì: - Trữ lượng khá - Điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. - Nhu cầu phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu. b. Ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ. c. Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than. 5’ * Hoạt động 3: Củng cố (H): Nêu vai trò của vùng than Quảng Ninh * Hoạt động 3: Cá nhân - Trả lời * CỦNG CỐ 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph) - Chuẩn bị bài: “Vùng Đồng bằng sông Hồng ” + Xác định vị trí địa lý + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Đặc điểm dân cư xã hội sơ đồ mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than Khai thác than Quảng Ninh Nhaø maùy Nhieät ñieän Tieâu duøng trong nöôùc Xuaát khaåu CHLB Nga, Nhaät, TrungQuoác, EU, CuBa Coâng nghieäp Laâm Thao Coâng nghieäp Vieät Trì Saûn xuaát vaät lieäu xaây döïng Chaát ñoát cho sinh hoaït Phaû Laïi Uoâng Bí IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

File đính kèm:

  • docTiet 21 Bai 19 THUC HANH.doc
Giáo án liên quan