I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lý bảng số liệu.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực, và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông, mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
- Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.
II/ Chuẩn bị :
- Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 29 - Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Bài 22 THỰC HÀNH
NS : 17/11/08 VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ
BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI
I/ Mục tiêu : Sau bài học, HS cần :
- Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trên cơ sở xử lý bảng số liệu.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực, và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về vùng Đồng bằng sông Hồng, một vùng đất chật người đông, mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất.
- Biết suy nghĩ về các giải pháp phát triển bền vững.
II/ Chuẩn bị :
- Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu.
III/ Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra :
- Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng ĐB sông Hồng ?
- Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ?
3. Khởi động :
Bài tập 1 :
Dựa vào bảng số liệu 22.1 vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
- Gọi 1 HS khá lên bảng, hướng dẫn đồng thời HS được gọi lên bảng và cả lớp vẽ biểu đồ ba đường ( trong cùng một hệ trục tọa độ ).
100
105
110
115
120
125
130
135
140
1995
1998
2000
2002
Dân số
Sản lượng lương
thực
Bình quân lương
thực theo đầu người
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và
bình quân lương thực theo đầu người ở ĐB sông Hồng (%)
Năm
%
Cách vẽ: vẽ từng đường trong 3 đường, tương ứng với sự biến đổi dân số, sản xuất lương thực và bình quân lương thực đầu người
Bài tập 2 : GV cho HS thảo luận theo các câu hỏi và trình bày :
Dựa vào biểu đồ và các bài học 20, 21, hãy cho biết :
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.
+ Thuận lợi :
- Diện tích Đồng bằng sông Hồng lớn ( chỉ sau Đồng bằng sông Cửu Long ) thích hợp cho việc trồng lúa nước.
- Điều kiện khí hậu, thủy văn cho phép thâm canh, tăng vụ trong sản xuất lúa và hoa màu. Thời tiết mùa đông lạnh có thể phát triển cây vụ đông.
- Số dân đông, có nguồn lao động dồi dào, trình độ thâm canh cao.
+ Khó khăn :
- Diện tích đất canh tác có xu hướng bị thu hẹp.
- Sự thất thường của thời tiết ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực.
b- Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng :
- Vụ đông trở thành vụ sản xuất lương thực chính ở một số địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng để giải quyết vấn đề lương thực cho vùng Đồng bằng sông Hồng và cho xuất khẩu ( Khoai tây, ngô đông, rau quả. . .)
c- Ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng :
- Tỉ lệ gia tăng dân số của Đồng bằng sông Hồng giảm mạnh là do việc triển khai chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả. Do đó, cùng với việc phát triển nông nghiệp, bình quân lương thực đạt trên 400 kg/người. Vùng Đồng bằng sông Hồng đã bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu một phần lương thực.
IV/ Đánh giá :
V/ Hoạt động nối tiếp :
1. Bài vừa học :
- Tập vẽ biểu đồ và phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người.
- Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thưc phẩm ở Đồng bằng sông Hồng.
- Sự cần thiết phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số và phân bố lại dân cư và lao động trong vùng.
2. Bài sắp học :
- Xác định vị trí, giới hạn vùng kinh tế Bắc Trung Bộ.
- Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đặc điểm dân cư xã hội ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
VI/ Phụ lục :
File đính kèm:
- TIET29.doc