I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta.
- Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam (năm 1999), một bảng số liệu về dân cư.
- Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước vế phân bố dân cư.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 -Tiết 3 - Tuần 2 - Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Bài 3 PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Tiết : 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta.
- Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam (năm 1999), một bảng số liệu về dân cư.
- Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước vế phân bố dân cư.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
-GV : ĐDDH : bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, tranh ảnh về nhà ở,một số hình thức quần cư ở Việt Nam, bảng thống kê mật độ dân số một quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam.
-HS : học bài cũ, làm bài tập 3, chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
ỔN ĐỊNH LỚP
GV kiểm tra việc làm bài tập và chuẩn bị bài của HS.
HS báo cáo sĩ số, tổ trưởng báo việc làm bài tập , chuẩn bị bài của các bạn.
5’
1’
11’
12’
10’
5’
1’
KIỂM TRA BÀI CŨ
%
3
2,5
2
1,4
1
0
1979 1999 năm
Biểu đồ tình hình gia tăng dân số ở VN
thời kì 1979 - 1999.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài
I. MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ
- Nước ta có mật độ dân số cao.
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, miền núi dân cư thưa thớt.
- Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn (74%).
II. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Quần cư
Nông thôn
Đô thị
MĐDS
Thấp
Cao
Qui mô dân số
Nhỏ
Lớn
Hoạt động KT chủ yếu
Nông nghiệp
Công ngiệp Dịch vụ
Cách bố trí nhà ở
Cách nhau, nhà thấp
San sát, nhà cao tầng
III. ĐÔ THỊ HOÁ
Quá trình đô thị hoá ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao. Tuy nhiên,trình độ đô thị hoá ở nước ta còn thấp.
Các đô thị của nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.
CỦNG CỐ :
DẶN DÒ :
-GV hỏi :
1. Dựa vào H 2.1 hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng DS của nước ta. Cho biết nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.
Hướng khắc phục hậu quả ?
2. Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu DS nước ta.
- Gọi HS giải bài tập 3 (tr.10)
- GV gọi HS sửa bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm.
GV đọc đoạn đầu SGK.
I. GV hỏi :
- Tính MĐDS Việt Nam 1999 : DS 64,4 triệu người, diện tích 330.000 km2.
- Năm 2003, MĐDS VN là 246 người/km2, MĐDS thế giới là 47 người/km2, em có nhận xét gì về MĐDS nước ta so với MĐDS thế giới?
- Quan sát H. 3.1 , hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào ? Thưa thớt ở những vùng nào ? Tại sao ?
- Vì sao dân cư nước ta sống ở nông thôn chiếm tỉ trọng còn cao ?
II. GV gọi HS đọc bảng tra cứu thuật ngữ “quần cư” SGK tr 155
-GV phát phiếu học tập có nội dung :
a.Hãy phân biệt :
Quần cư
Nông thôn
Đô thị
MĐDS
Qui mô DS
HĐKT chủ yếu
Cách bố trí nhà ở
b.Sắp xếp nội dung cột B thích hợp cột A :
A
Dân tộc
B
Tên gọi các điểm d.cư
a. Kinh
1. phum
b. Tày, Thái, Mường
2. làng
c. ở Tr. Sơn,Tây Nguyên
3. bản
d. Khơ-me
4. buôn
5. sóc
6.plây
7.ấp
c. Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết
- GV cho HS làm việc cá nhân (3’), thảo luận nhóm (5’)
- GV dán thông tin phản hồi.
-GV nhận xét và tuyên dương các nhóm.
III.
GV hỏi : Dựa vào bảng 3.1, hãy :
- Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta.
- Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phán quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào ?
- Dựa vào H. 3.1 cho biết các đô thị Việt Nam phân bố như thế nào ? Qui mô các đô thị ở nước ta như thế nào ?
- Hãy lấy ví dụ minh hoạ về việc mở rộng qui mô các thành phố.
- GV hỏi :
1. Dựa vào H 3.1, hãy trình bày đặc điểm
phân bố dân cư nước ta.
2. Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.
GV dặn dò :
- Làm bài tập 3 SGK tr 14 ở nhà.
- Chuẩn bị bài 4 :
*Vẽ và phân tích H. 4.1 , H. 4.2
*Trả lời các câu hỏi giữa bài.
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS giải bài tập, HS khác bổ sung.
*Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm :
1979
1999
(32,5 – 7,2) : 10 = 2,5%
(19,9 – 5.6) : 10 = 1,4%
Nhận xét : Tỉ suất sinh giảm nhiều hơn tỉ suất tư,û tỉ lệ tăng tự nhiên giảm.
*Dân số Việt Nam xếp thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Inđônêsia và Phillipin), thứ 8 ở Châu Á (sau Trung Quốc, Aán Độ, Inđônêsia, Nhật Bản, Bănglađet, Pakixtan, Phillipin), thứ 14 thế giới (sau 7 nước Châu Á và các nước : Hoa Kì, Liên bang Nga, Braxin, Nigiêria, CHLB Đức, Mêhicô).
I. HS trả lời :
- MĐDS = Số dân : diện tích (195 người / km2 )
- VN có MĐDS cao, cao gấp 5 lần MĐDS thế giới.
- Dân cư tập trung đông ở đ/b và vùng duyên hải, thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. Nguyên nhân : vùng đồng bằng, ven biển có nhiều thuận lợi về điều kiện sống và SX hơn miền núi và cao nguyên.
- Vì nước ta là nước nông nghiệp, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng còn cao.
II. HS dựa vào SGK đọc.
- HS hoạt động nhóm:
THÔNG TIN PHẢN HỒI
a.
Quần cư
Nông thôn
Đô thị
MĐDS
Thấp
Cao
Qui mô DS
Nhỏ
Lớn
HĐKT chủ yếu
Nông. ngh
CN-DV
Cách bố trí nhà ở
Cách nhau, nhà thấp
San sát, nhà cao tầng
b.
a
b
c
d
2, 7
3
4, 6
1, 5
c. Lối sống thành thị về nông thôn, tỉ lệ người không làm nông nghiệp tăng.
III.
HS trả lời :
- Số dân thành thị tăng liên tục, nhưng không đều giữa các giai đoạn, giai đoạn 1995 – 2000 có tốc độ tăng nhanh nhất.
- Tỉ lệ dân thành thị có tăng, nhưng tỉ lệ này còn thấp. Điều đó chưng tỏ nước ta vẫn ở trình độ đô thị hoá còn thấp, kinh tế nông nghiệp còn có vị trí khá cao.
- Các đô thị của nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.
- Các luồng di dân từ nông thôn ra thành thị gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, việc di dân tự do vào các đô thị đang là vấn đề bức xúc.
- HS dựa vào bài học trả lời
HS ghi vào sổ tay.
File đính kèm:
- BAI 3.doc