Học xong bài này HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
- Trình bày được đặc điểm dân cư – XH; những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng
- Biết việc bảo vệ BVMT khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 30 - Tuần 15 - Bài 28: Vùng Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 30/10/2012
Tiết: 30
Tuần dạy: 15
Bài 28: VUØNG TAÂY NGUYEÂN
1. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.
- Trình bày được đặc điểm dân cư – XH; những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng
- Biết việc bảo vệ BVMT khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng là nhiệm vụ quan trọng của vùng.
1.2. Kĩ năng:
- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.
- Phân tích lược đồ địa lí tự nhiên vùng Tây Nguyên hoặc Atlat Địa lí Việt Nam
và số liệu thống kê để biết đặc điểm tự nhiên, dân cư của vùng.
1.3. Thái độ:
Có ý thức bảo vệ BVMT khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên.
- Học liệu: SGK, giáo án.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tập, bút.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
3.1. Ổn định: (1’) Điểm danh lớp.
3.2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra vở thực hành của học sinh.
3.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: (8’) Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan.
- Vấn đáp.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV treo lược đồ :
- Vùng Tây Nguyên bao gồm những tỉnh nào? Diện tích, dân số?
GV yêu câu HS lên bảng :
- Em hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.
GV Đây là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển.
- Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Tây Nguyên có vai trò gì trong việc phát triển KT -XH?
[ Hoạt động cá nhân]
- Quan sát.
- Gồm 5 tỉnh
- DT: 54.475 km2
- DS: 4, 4 triệu người (2002)
- Chỉ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng Tây Nguyên trên lược đồ.
- Xác định:
+ Phía Bắc và phía Đông tiếp giáp Duyên Hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Nam tiếp giáp Đông Nam Bộ.
+ Phía Tây tiếp giáp Cam Pu Chia.
+ Phía Tây Bắc tiếp giáp CHDCND Lào ( hạ Lào)
- Giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng và các nước lân cận. Đặc biệt vị trí ngã ba biên giới (Tây Nguyên, Hạ Lào, ĐB CPC) có tầm quan trọng về an ninh quốc phòng.
I. Vị trí đại lí và giới hạn lãnh thổ:
- Nằm ở vị trí ngã ba biên giới giữa ba nước: Việt Nam, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc và phía Đông tiếp giáp Duyên Hải Nam Trung Bộ.
+ Phía Nam tiếp giáp Đông Nam Bộ.
+ Phía Tây tiếp giáp Cam Pu Chia.
+ Phía Tây Bắc tiếp giáp CHDCND Lào (hạ Lào)
=> Là vùng duy nhất không giáp biển.
- Ý nghĩa: gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển và là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ với Duyên hải Nam Trung Bộ, mở rộng quan hệ với Lào và Cam - pu- chia.
Hoạt động 2: ( 19 phút ) Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan.
- Vấn đáp.
- Diễn giảng.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
GV hướng dẫn học sinh quan sát phần chú giải của lược đồ :
- Dựa vào sgk và lược đồ. Em hãy cho biết đặc điểm địa hình của vùng TN.
- Xác định trên lược đồ tự nhiên Tây Nguyên các cao nguyên.
- Hãy xác định trên trên lược đồ tự nhiên Tây Nguyên các con sông lớn bắt nguồn từ vùng này chảy về các vùng lân cận.
GV trên các con sông hầu hết đều có các nhà máy thủy điện, có các hồ chứa nước.
- Vì sao nói việc bảo vệ rừng đầu nguồn các con sông ở đây có ý nghĩa rất quan trọng?
GV hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu 28.1:
- Dựa vào bảng số liệu 28.1 sgk. Em hãy cho biết Tây Nguyên có những loại tài nguyên nào quan trọng?
- Dựa vào lược đồ và bản đồ TN Tây nguyên, em có nhận xét gì về sự phân bố đất badan và các mỏ Bô –xít.
- Với điều kiện TN và TNTN như vậy, vùng có thể phát triển được các ngành kinh tế nào?
- Ngoài những thuận lợi, Tây Nguyên còn gặp những khó khăn gì về mặt tự nhiên?
- Vùng đã có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn trên?
[ Hoạt động cá nhân]
- Địa hình cao nguyên xếp tầng, độ cao Tb trên 1000m, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông.
- Cao nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đắc Lắc, Di linh, Mơ Nông, Lâm Viên.
- Chảy về DHNTB: sông Ba
( Đà Rằng )
- Chảy về ĐNB: sông Đồng Nai
- Chảy về ĐB CPC: Xrê - Pốc, Xê-xan.
- Bảo vệ nguồn thủy năng cho các nhà máy thủy điện, bảo vệ nguồn nước ngầm, bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng và các vùng lân cận.
- Học sinh quan sát bảng số liệu 28.1.
- Đất badan, rừng, Khí hậu mát mẻ, Thủy năng lớn, Bô-xít
- Đất badan: phân bố hầu hết ở các tỉnh, nhất là trên các cao nguyên.
- Bô-xít: phân bố ở phía Bắc và Tây Nam của vùng.
- Trồng cây công nghiệp, Công nghiệp khai khoáng, du lịch, thủy điện, lâm nghiệp.
- Thiếu nước vào mùa khô, nạn cháy và chặt phá rừng bừa bãi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân.
- Bảo môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và các vùng lân cận.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Đặc điểm:
+ Có địa hình cao nguyên xếp tầng: CN Kon Tum; Plây Ku; Đak Lak; Mơ Nông; Lâm Viên; Di Linh.
+ Có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận: Xê Xan; Ba; Xrê Pôk; Đồng Nai.
+ Nhiều tài nguyên thiên nhiên.
- Thuận lợi: có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành (đất badan nhiều nhất cả nước, rừng tự nhiên còn khá nhiều, khí hậu cận xích đạo, trữ lượng thủy điện khá lớn, khoáng sản có bô xit với trữ lượng lớn ).
- Khó khăn: thiếu nước vào mùa khô, nạn cháy và chặt phá rừng bừa bãi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân.
Bảo môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và các vùng lân cận.
Hoạt động 3: (6’) Tìm hiểu đặc điểm dân cư xã hội.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan.
- Vấn đáp.
- Diễn giảng.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Dựa vào sgk, em có nhận xét gì về mặt dân số của vùng so với các vùng khác?
- Đặc điểm phân bố dân cư ở TN như thế nào?
GV: Dân tộc ít người chiếm khoảng 30% DS của vùng, vùng có các DT như: Gia Rai, Ê đê, Ba na, Mnông, Cơ ho
GV hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu 28.2:
- Dựa vào bảng 28.2, em có nhận xét gì về tình hình phát triển dân cư, xã hội của vùng so với cả nước?
- Để phát triển KT -XH ở TN, nhà nước đã có những chính sách nào?
GV Những năm gần đây, các thế lực thù địch đã lợi dụng sự đói nghèo, dân trí thấp của đồng bào các DT để tuyên truyền phản động chống lại nhà nước ta. Do đó cần phải có chính sách phát triển KT -XH để ngăn chặn các hành động động phá hoại của kẻ thù.
[ Hoạt động cá nhân]
- DS ít, mật độ DS thấp.
- Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
- Phân bố không đều, tâp trung chủ yếu ở các thành thị, ven đường và các nông, lâm trường.
- Học sinh quan sát bảng số liệu 28.2.
- Là vùng giàu tiềm năng nhưng so với cả nước thì các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội vẫn còn thấp.
- Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
- Đặc điểm:
+ Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Gia Rai, Ê đê, Ba na, Mnông, Cơ ho
+ Vùng thưa dân nhất nước ta. Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông, lâm trường.
- Thuận lợi: nền văn hóa giàu bản sắc, thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Khó khăn: thiếu lao động, trình độ lao động chưa cao.
- Tăng cường đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị là mục tiêu hàng đầu trong dự án phát triển Tây Nguyên.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
4.1. Tổng kết: (5’)
- Nêu những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên đem lại ở Tây Nguyên.
- Nêu đặc điểm dân cư, xã hội của Tây Nguyên.
4.2. Hướng dẫn học tập: (1’)
- Học bài.
- Làm bài tập làm bài tập 3/sgk/105.
- Chuẩn bị trước bài 29, sưu tầm tranh ảnh về kinh tế của Tây Nguyên.
4.3. Phụ lục:
File đính kèm:
- BÀI 28.doc