Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 31 - Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

1. Về kiến thức:

- HS cần hiểu được nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế –xã hội . Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần.

- Nhận biết được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số TP như PlâyCu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt

2. Về kĩ năng:

 

doc36 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 31 - Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 - Bài 29 VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu được nhờ thành tựu về công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế –xã hội . Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần. - Nhận biết được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số TP’ như PlâyCu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt 2. Về kĩ năng: - HS biết kết hợp kênh chữ và kênh hình, phân tích và giải thích được một số vấn đề búc xúc ở Tây Nguyên. - Đọc biểu đồ, lược đồ để khai thác thông tin 3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾTCẦN THIẾT - Bản đồ tự nhiên của vùng Tây Nguyên - Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam - Một số tranh ảnh vùng III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Kiểm tra bài cũ Hãy nhận xét về điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ GHI BẢNG HĐ1:HS làm việc theo nhóm CH: Dựa vào hình 29.. Hãy nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước. Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng này?( đất khí hậu thị trường ) CH: Dựa vào (hình 29.2), hãy xác định các vùng trồng cà phê , cao su, chè, ở Tây Nguyên? CH: Dựa vào bảng 29.1, hãy nhận xét tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên. Tại sao sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng có giá trị cao nhất? - Là diện tích trồng cây công nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là đất badan, nhờ đó tỉnh này có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê , điều, hồ tiêu.. Lâm đồng có thế mạnh sản xuất chè, hoa, rau quả ôn đới * Khó khăn: Thiếu nước vào mùa khô và biến động của giá nông sản CH: Nhận xét tình hình sản xuất lâm nghiệp ở các tỉnh ở Tây Nguyên.(độ che phủ rừng ở Tây Nguyên 57,8% năm 2003, phấn đấu năm 2010 là 65%bảo vệ rừng đầu nguồn cho cả vùng lân cận HĐ 2: CH: Nhận xét tình hình phát triển công nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên CH: Xác định trên lược đồ (hình 29.2) vị trí của nhà máy thủy điện Yaly trên sông Xêxan và nêu ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên. ( cung cấp nước năng lượnglà biểu tượng khởi động xây dựng cơ bản, chuẩn bị cho dự án lớn nhằm mục đích nâng cao đời sống dân cư GV gợi ý HS nêu các tiềm năng du lịch sinh thái- nhân văn, thuần dưỡng voi chở khách CH: Dựa vào hình 29.2, hãy xác định vị trí của các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt. - Những quốc lộ nối các thành phố này với thành phố Hồ Chí Minh, các cảng biển Duyên hải Nam Trung Bộ., sau đó trao đổi về sự khác biệt chức năng của 3 trung tâm kinh tế vùng I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Nông nghiệp - Trong cơ cấu kinh tế của Tây Nguyên, nông nghiệp giữ vai trò quan trọng. Một số cây công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao: Cà phê, cao su, chè, điều.. - Tp’Đà Lạt nổi tiếng về trồng hoa, rau quả ôn đới 2.Công nghiệp - Công nghiệp ở Tây Nguyên hiện chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP nhưng đang chuyển biến nhanh. - Các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh - Một số dự án phát triển thuỷ điện với quy mô lớn đã và đang triển khai trên sông Xêxan 3. Dịch vụ - Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản đứng thứ hai cả nước. Nước ta là một trong những nước xuất khẩu nhiều cà phê nhất trên thế giới - Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá phát triển V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ - Các thành phố: Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Đà Lạt là 3 trung tâm kinh tế ở Tây Nguyên - TP’ Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, đào tạo nghiên cứu khoa học - TP’Plây Ku phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trung tâm thương mại du lịch - Tp’Đà Lạt trung tâm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, sản xuất rau, hoa quả. 3. Củng cố - Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ? - Tại sao Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch? 4. Hướng dẫn bài về nhà Chuẩn bị bài sau: Bài 30 Bảng 29.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên (giá so sánh 1994, nghìn tỉ đồng) Năm Kon Tum Gia Lai Đăk Lắk Lâm Đồng Cả vùng Tây Nguyên 1995 0,3 0,8 2,5 1,1 4,7 2000 0,5 2,1 5,9 3,0 11.5 2002 0,6 2,5 7,0 3.0 13.1 Tiết 32 Bài 30 THỰC HÀNH SO SÁNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - HS cần phân tích sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và mièn núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn, và giải pháp phát triển bền vững. 2. Về kĩ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ , phân tích số liệu thống kê. Có kĩ năng viết và trình bày văn bản trước lớp 3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾTCẦN THIẾT - Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam - Một số tranh ảnh vùng III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY I. Căn cứ vào số liệu trong bảng thống kê sau: Bảng 30.1. Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2001 Tây Nguyên Trung du và miền núi Bắc Bộ Tổng diện tích: 632,9 nghìn ha chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp lâu năm, cả nước, Tổng diện tích: 69,4nghìn ha chiếm 24% cây công nghiệp lâu năm, cả nước, Cà phê: 480,8nghìn ha (85,1% diện tích cà phê cả nước; 761,7 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê cả nước. Cà phê: mới trồng thử nghiệm tại một số địa phương với quy mô nhỏ. Chè: 24,2 nghìn ha, 24,6% diện tích chè cả nước; 99,1 nghìn tấn, chiếm 29,1% sản lượng chè cả nước Chè: 67,6 nghìn ha chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, 211,3 nghìn tấn 62,1% sản lượng chè cả nước. Cao su: 82,4 nghìn ha, chiếm 19,8% diện tích cao su cả nước; 53,5 nghìn tấn, chiếm 17,1% sản lượng cao su cả nước Các cây khác: hồi, quế, sơn chiếm tỉ lệ nhỏ quy mô không lớn Hồ tiêu. Quy mô nhỏ Điều: 22,4 nghìn ha, chiếm 12,3% diện tích điều cả nước ; 7,8 nghìn tấn, chiếm 10,7% sản lượng điều cả nước a/ Cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào được trồng ở cả hai vùng, những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và mièn núi Bắc Bộ? b/ So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng. - Cho HS sử dụng từ: nhiều, ít, hơn, kém để: So sánh sự chênh lệch về diện tích, sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng - Gv thông báo cho HS biết : Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật Bản, LB Đức Chè là nước uống ưa chuộng của nhiều nước EU,Tây Á,Nhật Bản, Hàn Quốc - Nước xuất khẩu nhiều chè nhất thế giới là Bra-xin II. Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp : Cà phê, chè. – GV yêu cầu HS viết trong 15 đến 20 phút đọc trước lớp *. Củng cố *. Hướng dẫn bài về nhà Chuẩn bị bài sau: Bài ôn tập GV: Chia học sinh làm 5 nhóm, mỗi nhóm tóm tắt về Vị trí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư xã hộicũng như tình hình phát triển kinh tế của mỗi vùng kinh tế đã học. Nhóm 1: (Từ số tt1 đến 8): Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ Nhóm 2: (Từ số tt 9 đến 16): Vùng đồng bằng sông Hồng Nhóm 3: (Từ số tt 17 đến 24): Vùng Bắc Trung Bộ Nhóm 4: (Từ số tt 25 đến 32): Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Nhóm 5: (các số tt còn lại): Vùng Tây Nguyên Tiết 33 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Kiểm tra đánh giá mức độ hiểu, nắm vững các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên , dân cư kinh tế của các vùngTrung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên 2. Về kĩ năng: - Kiểm tra kĩ năng phân tích bảng số liệu, kĩ năng tư duy liên hệ, tổng hợp so sánh. 3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾTCẦN THIẾT - Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam - Một số tranh ảnh vùng III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Oån định lớp. 2. 10 phút HS chuẩn bị bài theo nhóm và đại diện nhóm trình bày 3. Các nhóm khác nhận xét 4. GV chuẩn xác kiến thức * Trung du và miền núi Bắc bộ: Là vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lý, ĐKTN và TNTN để phát triển kinh tế. Giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội. Là địa bàn phát triển nhiều ngành công nghiệp quan trọng như khai khoáng và thuỷ điện, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đa dạng. Các thành phố công ngiệp đang phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng. * Vùng Đồng bằng sông Hồng: Là vùng có tầm quan trọng đặc biệt trong phân cômg lao động Là vùng có vị trí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, mặt bằng dân trí cao, kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối hoàn thiện Là vùng có công nghiệp tăng mạnh về gái trị av2 tỷ trọng trong cơ cấu GDP * Vùng Bắc Trung Bộ: Là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía Bắc và phía Nam đất nước Là vùng có nhiều tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, biển. Là đại bàn cư trú của 25 dân tộc, đời sống còn nhêìu khó khăn Là vùng còn gặp nhiều khó khăn trong quáù trình phát triển kinh tế * Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Là vùng có thế mạnh về du lịch và biển. Ngư nghiệp là thế mạnh của vùng Công nghiệp chế biến cơ khí khá phát triển * Vùng Tây Nguyên: Là vùng có vị trí đại lý quan trọng về an ninh quốc phòng Có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Có bản sắc văn hoá vừa đa dạng vừa có nhiều nét đặc thù Tây Nguyên phát triển khá toàn diện nhờ thành tựu đổi mới Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng hàng đầu, công nghiệp và dịch vụ đang bắt đầu chuyển biến nhanh Tiết 34 KIỂM TRA HỌC KÌ I I. Phạm vi kiểm tra: Sự phân hoá lãnh thổ từ bài 17 đến 30 II. Mục đích yêu cầu kiểm tra - Kiểm tra đánh giá mức độ hiểu, nắm vững các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên , dân cư kinh tế của các vùngTrung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên - Kiểm tra kĩ năng phân tích bảng số liệu, kĩ năng tư duy liên hệ, tổng hợp so sánh. III, nội dung đề: A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước ý trả lời em cho là đúng nhất trong các câu sau Câu 1:Ý nào không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ? a. Khai thác khoáng sản, phát triển thuỷ điện b. Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới c. Trồng cây lương thực chăn nuôi nhiều gia cầm d. Trồng và bảo vệ rừng Câu 2: Ngành công nghiệp cảu Bắc Trung Bộ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng là do: a. Lãnh thổ hẹp ngang, quỹ đất hạn chế nhiều thiên tai b. Thiếu tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu c. Thiếu lao động d. Cơ sở hạ tầng còn kém và hậu quả chiến tranh kéo dài Câu 3: Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số a. Rất cao b. Cao nhất trong các vùng của cả nước c. Thuộc loại cao của cả nước d. Thuộc loạ cao nhất của cả nước Câu 4: Đồng bằng sông Hồng là nơi có: a. Năng suất lúa cao nhất cả nước b. Diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước c. Sản lượng lúa lớn nhất cả nước d. Diện tích và sản lượng lương thực nhiều nhất nước ta Câu 5: Sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chủ yếu của Bắc Trung Bộ là: a. Lúa, ngô, khoai, lợn, cá, tôm b. Chè, hồi quế, trâu, bò cTrâu, bò, lạc gỗ, cá, tôm d. Cao su, đậu tương, mía, gỗ, cá Câu 6: Khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là: a. Quỹ đất nông nghiệp hạn chế đất xấu b. Địa hình khúc khuỷ nhiều vũng vịnh c. Thường bị thiên tai (hạn hán, bão, lụt, cát lấn..) d. Cả 2 ý a và c II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (3,5 điểm) Dựa vào bảng thống kê sau đây: Lương thực bình quân đầu người thời kì 1995-2002 (kg) Năm 1995 1998 2000 2002 Cả nước Bắc Trung Bộ 363,1 235,2 407,6 251,6 444,8 302,1 463,8 333,7 a/ Nhận xét về bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ so với cả nước b/ Giải thích vì sao? Câu 2 (3,5 điểm) so sánh sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó. Tiết 35 Bài 31 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu được Đông Nam Bộ phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí địa lí , Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền cũng như trên biển, những đặc điểm dân cư , xã hội của vùng 2. Về kĩ năng: - HS phải xác định được ranh giới của vùng, vị trí một số tài nguyên quan trọng. - Nắm vững phương pháp kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội của vùng, đặc biệt là trình độ đô thị hoá và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội cao nhất trong cả nước. 3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾTCẦN THIẾT - Bản đồ tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ - Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam - Một số tranh ảnh vùng III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ GHI BẢNG HĐ1: GV Cho HS đọc tên các tỉnh ở vùng về diện tích và dân số CH: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng - Như cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long. - Biển Đông đem lại nguồn lợi dầu khí, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển HĐ2: HS Làm việc theo nhóm CH: Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nhận xét đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên vùng đất liền của vùng Đông Nam Bộ. CH: Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế biển? CH: Quan sát hình 31.1, hãy nhận xét tình hình sử dụng tài nguyên đất ở Đông Nam Bộ. CH: Quan sát hình 31.1, hãy tìm một số dòng sông trong vùng. CH: Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn đồng thời phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ? - Rừng ở Đông Nam Bộ không còn nhiều, Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn sinh thuỷ và giữ gìn cân bằng sinh thái. Chú ý vai trò rừng ngập mặn trong đó có rừng Sác ở huyện Cần Giờ vừa có ý nghĩa du lịch vừa là”lá phổi” xanh của TP’ HCM vừa là khu dự trữ sinh quyển của thế giới HĐ3:HS làm việc theo nhóm CH: Căn cứ vào bảng 31.2 Hãy nhận xét tình hình dân cư ,xã hội của vùng Đông Nam Bộ? - HS thảo luận về tình hình đô thị hoá với những hệ quả của nó là GDP cao gấp hơn 2 lần trung bình cả nước tỉ lệ dân đô thị chiếm 50% - Thảo luận mặt trái các tác động của đô thị và công nghiệp tới môi trường sông Thị Nghè bị ô nhiễm nặng - Gợi ý HS tìm hiểu một số địa chỉ văn hoá lịch sử ở Đông Nam Bộ: Bến cảng Nhà Rồng, dinh Độc Lập I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LÃNH THỔ - Vùng Đông Nam Bộ gồm TP’ HCM và các tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu - Diện tích: 23 550 km2 - Dân số (10,9 triệu người năm2002) II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Bảng 31.1 III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ Xà HỘI - Là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đông Nam Bộ đặc biệt TP’ HCM có sức hút lao động mạnh mẽ đối với cả nước - Người dân năng động, sáng tạo - Mật độ 434 người/km2 năm 2002 * Củng cố - Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ? - Phân bố dân cư ở Đông Nam Bộ có những đặc điểm gì? - Vẽ biểu đồ theo số liệu: *Hướng dẫn bài về nhà Chuẩn bị bài sau: Bài 32 - Tình hình sản xuất công nghiệp ở đông nam bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất ? - .Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà đông nam bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước ? Bảng 31.4. Dân số thành thị và dân số nông thôn ở TP. HCM (nghìn người) 1995 2000 2002 Nông thôn 1174,3 845,4 855,8 Thành thị 3466,1 4380,7 4623,2 Tiết 36 - Bài 32 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu phát triển kinh tế nhất cả nước . Công nghiệp dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi các ngành này cũng có những khó khăn, hạn chế nhất định. - Hiểu một số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế suất. 2. Về kĩ năng: - HS cần kết hợp kêng chữ kênh hình để phân tích , nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng. - Phân tích so sánh số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ 3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾTCẦN THIẾT - Lược đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Một số tranh ảnh vùng III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Bài cũ: Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội ? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY VÀ TRÒ GHI BẢNG HĐ1: CH: Nhận xét cơ cấu công nghiệp vùng Đông Nam Bộ trước và sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng ? CH: Căn cứ vào bảng 32.1 Nhận xét tỉ trọng công nghiệp –xây dựng trong cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước ? -Công nghiệp đa dạng CH: Quan sát hình 32.2, hãy kể tên và xác định các trung tâm công nghiệp lớn ở Đông Nam Bộ.(như TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu TP HCM tập trung nhiều khu công nghiệp nhất) CH: Dựa vào hình 32.1 Hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ. CH: Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh? CH: Sản xuất công nghiệp Đông Nam Bộ, còn gặp khó khăn gì? Vì sao? CH: Dựa vào bảng 32.2, hãy nhận xét về tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ. CH: Nhờ những điều kiện nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn ở nước ta ? Gợi ý HS Quan sát bảng CH: Quan sát bảng 32.2 và hình 32.1 đồng thời vận dụng kiến thức đã học, cho biết vì sao việc sản xuất cây cao su lại tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ? CH: Nhận xét về ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm vùng Đông Nam Bộ? CH: Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh mẽ kinh tế biển? CH: Quan sát hình 32.1, tìm vị trí của hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An. I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Vùng Đông Nam Bộ có cơ cấu tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước 1. Công nghiệp - Ngày nay khu vực công nghiệp tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. Cơ cấu sản xuất cân đối, gồm công nghiệp nặng , công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại như dầu khí, điện tử, công nghệ cao. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. - Trung tâm công nghiệp :TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, TP’ HCM chiếm 50% giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng, Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí 2. Nông nghiệp - Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước - Cây công nghiệp cao su, cà phê, hồ tiêu, điều lạc, mía đường, đậu tương thuốc lá, cây ăn quả(sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữ..) . - Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển - Thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đem lại nguồn lợi lớn CH: Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Hồ Dầu Tiếng là công trình thuỷ lợi lớn nhất nước ta hiện nay rộng 240km2 chứa 1,5 tỉ m3 nước đảm bảo tưới tiêu cho 170 nghìn ha đất thường xuyên thiếu nước về mùa khô của Tây Ninh và Củ Chi 3. Củng cố 4. Hướng dẫn bài về nhà Chuẩn bị bài sau: Bài 33 - Đông nam bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các nghành dịch vụ ? - .Tại sao tuyến du lịch từ thành phố hồ chí minh đến đà lạt ,nha trang ,vũng tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp ? Tiết 37 Bài 33 VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - HS cần hiểu được dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất, khí hậu góp phần sản xuất và giải quyết việc làm Tp’ HCM . Biên Hoà, Vũng Tàu cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ và cả nước. - Hiểu một số khái niệm vùng kinh tế trọng điểm phía nam 2. Về kĩ năng: - HS cần kết hợp kênh chữ kênh hình để phân tích , nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng. 3. Về tư tưởng: b II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾTCẦN THIẾT - Bản đồ kinh tế của vùng Đông Nam Bộ - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Một số tranh ảnh vùng III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Bài mới: HĐ1: Dịch vụ là lĩnh vực kinh tế rất đa dạng và năng động ở Đông Nam Bộ CH: GV Y/c HS đọc bảng 33.1 Nhận xét vị trí ngành dịch vụ, tỉ trọng một số chỉ tiêu dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước?(vị trí quan trọng của dịch vụ qua sự tăng mạnh của máy điện thoại, tỉ trọng lớn Gv giải thích đó là bằng chứng của sự bùng nổ nhu cầu giao dịch trong sản xuất ) CH: Vì sao Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế dịch vụ ở Đông Nam Bộ? (TP’ HCM, là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ ,của cả nước bằng nhiều loại hình giao thông,ô tô, đường sắt, đường hàng khôngđều có thể đi đến thủ đô Hà Nội , Đà Nẵng, Nha Trang..). CH: Vì sao Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài?(hình 33.1 Đông Nam Bộ thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ chiếm 50,1% vốn đầu tư nước ngoài năm 2003 Hoạt động du lịch ở Đông Nam Bộ diễn ra sôi động quanh năm TP’HCM là trung tâm du lịch lớn nhất trong cả nước CH: Kể tên các trung tâm kinh tế Đông Nam Bộ? CH: Dựa vào số liệu trong bảng 33.3, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước. Gv lưu ý vai trò hàng đầu của TP’HCM trong phát triển kinh tế dịch vụ Đông Nam Bộ . - Vùng chiếm 35,2 tổng GDP, trong đó 54,7% GDP công nghiệp và 60,3% giá trị xuất khẩu. 3. Dịch vụ - Khu vực dịch vụ rất đa dạng. - TP’ HCM, là đầu mối

File đính kèm:

  • docDIA LY 9 TU TIET 31 DEN TIET 52.doc