. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Trung du và miền núi Bắc bộ và tây nguyên về đặc điểm những thuận lợi và khó khăn các giải pháp phát triển bền vững.
1.2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng sử dụng bản đồ phân tích số liệu thống kê.
- Có kĩ năng viết và trình bày văn bản.
1.3. Thái độ:
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày văn bản trước lớp.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 32 - Tuần 16 - Bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi bắc bộ với Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 02/11/2012
Tiết: 32
Tuần dạy: 16
Bài 30: THỰC HÀNH
SO SAÙNH TÌNH HÌNH SAÛN XUAÁT CAÂY COÂNG NGHIEÄP LAÂU
NAÊM ÔÛ TRUNG DU VAØ MIEÀN NUÙI BAÉC BOÄ VÔÙI TAÂY NGUYEÂN
1. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
1.1. Kiến thức:
Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng Trung du và miền núi Bắc bộ và tây nguyên về đặc điểm những thuận lợi và khó khăn các giải pháp phát triển bền vững.
1.2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng sử dụng bản đồ phân tích số liệu thống kê.
- Có kĩ năng viết và trình bày văn bản.
1.3. Thái độ:
- Thể hiện sự tự tin khi trình bày văn bản trước lớp.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam và kinh tế Việt Nam.
- Học liệu: SGK, giáo án.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tập thực hành, bút, thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì bút màu.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
3.1. Ổn định: (1’) Điểm danh lớp.
3.2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra (15’)
Câu 1: Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên.
Câu 2: Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp của vùng Tây Nguyên.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu
Nội dung
Điểm
1
( 8đ )
- Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
- Phân bố của một số cây công nghiệp chủ yếu:
+ Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk; Gia Lai
+ Cao su được trồng nhiều ở Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Đắk Nông;
+ Chè trồng nhiều ở Lâm Đồng, Gia Lai.
1
1
2
2
2
- Tình hình phát triển: Tỉ trọng còn nhỏ nhưng tốc độ tăng khá nhanh.
- Phát triển nhất là thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
1
1
Thống kê kết quả:
Lớp
XL
9/1
9/2
9/3
Tổng cộng
Ghi chú
G: 9 -10
K: 7 - 8
TB: 5 - 6
Y: 3 - 4
Kém: 0 - 2
Tổng số
3.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: (10’) Phân tích số liệu trong bảng thống kê 30.1.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Thảo luận nhóm.
- Trực quan.
- Vấn đáp.
- Diễn giảng.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV yêu cầu HS đọc bảng 30.1 SGK:
GV gợi ý HS sử dụng từ hoặc cụm từ nhiều, ít hơn, kém để so sánh.
- Cây CN lâu năm nào trồng được ở cả hai vùng, những cây CN lâu năm nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở TD &MNBB?
GV chia lớp ra 4 nhóm:
- Nhóm 1+3: Vì sao Chè và Cà phê trồng được ở cả hai vùng?
- Nhóm 2+4: Vì sao cao su, điều, hồ tiêu không trồng được ở TD &MNBB?
- So sánh về Diện tích và sản lượng các cây chè, cà phê ở hai vùng.
- Từ so sánh trên, em có nhận xét gì?
GV thông báo cho HS biết các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là Nhật, Đức. Các nước nhập khẩu nhiều chè của nước ta là EU, Tây Á, Nhật, Hàn Quốc
[ Hoạt động cá nhân/ nhóm]
HS đọc bảng 30.1 SGK.
- Cây CN trồng được cả ở hai vùng: Chè, Cà phê (đang trồng thử nghiệm ở TD &MNBB)
- Cây CN trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở TD &MNBB: Cao su, Điều, Hồ tiêu.
- Học sinh từng nhóm thảo luận :
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận :
+ Chè: Do khí hậu ở cả hai vùng đều có kiểu khí hậu cận nhiệt (Do cả hai vùng khí hậu đều phân hóa theo độ cao địa hình, TD&MNBB còn có mùa đông lạnh); diện tích đất Feralit rộng lớn.
+ Cà phê: cả hai vùng đều thuộc vành đai nhiệt đới, có diện tích đất badan và Feralit rộng lớn.Vì ở TD &MNBB có mùa đông lạnh, đất badan ít nên không thuận lợi cho các loại cây trên phát triển.
- Chè:TD&MNBB>Tây Nguyên.
- Cà phê: TD&MNBB< Tây Nguyên.
- Cây chè là cây CN chủ lực ở TD &MNBB, cây Cà phê là cây CN chủ lực ở Tây Nguyên.
1. Phân tích số liệu trong bảng thống kê 30.1 sách giáo khoa:
- Cây CN trồng được cả ở hai vùng: Chè, Cà phê (đang trồng thử nghiệm ở TD &MNBB).
- Cây CN trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở TD &MNBB: Cao su, Điều, Hồ tiêu.
- Diện tích và sản lượng chè của TD &MNBB lớn hơn Tây Nguyên còn diện tích và sản lượng cà phê thì ngược lại.
Cây chè là cây CN chủ lực ở TD &MNBB, cây Cà phê là cây CN chủ lực ở Tây Nguyên.
Hoạt động 2: ( 15 phút ) Viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê hoặc cây chè.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Diễn giảng.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
GV giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh thái của cây chè, cà phê sau đó yêu cầu HS viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê hoặc cây chè ( từ 10 - 14 phút, rồi GV gọi một số HS đọc trước lớp)
GV: Hiện nay, cây cà phê và cây chè là hai cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của nước ta. Nước ta xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, sau Bra-xin.
[ Hoạt động cá nhân]
- HS cần viết được các ý cơ bản sau:
+ Cây đó trồng nhiều nhất ở đâu (DT, SL)?
+ Vì sao cây đó được trồng nhiều ở đó?
+ Thị trường tiêu thụ như thế nào?
+ Vai trò của loại cây đó đối với nhân dân và đất nước?
(Thị trường cây chè: EU, Tây á, Nhật, Hàn Quốc; cây cà phê: Nhật, LB Đức)
2. Viết báo cáo về tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê hoặc cây chè:
* Báo cáo cây chè:
Cây chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt, thích hợp khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất feralit, ở được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với diện tích 66, 7 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, sản lượng là 211,3 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước.
Tây Nguyên có diện tích và sản lượng che đứng thứ 2. Chè được bán rộng rãi ở thị trường trong và ngoài nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như EU, Hàn. Quốc, Nhật Bản
* Báo cáo cây cà phê:
Là loại cây công nghiệp chủ lực, cà phê thích hợp khí hậu nóng phát triển trên đất bazan. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên với diện tích 480, 8 nghìn ha, chiếm 85,5 % diện tích sản lượng là 761, 7 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phe cả nước. cà phê được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài như Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
4.1. Tổng kết: (3’)
- Nhận xét tinh thần thái độ của học sinh qua bài thực hành.
4.2. Hướng dẫn học tập: (1’)
- Hướng dẫn học sinh ôn tập.
4.3. Phụ lục:
File đính kèm:
- BÀI 30.doc