I/ Mục tiêu :
- Kiểm tra đánh giá mức độ hiểu, nắm vững các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế của các vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Kiểm tra kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, kỹ năng tư duy liên hệ, tổng hợp, so sánh.
II/ Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định tổ chức lớp.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 36: Kiểm tra học kỳ 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 36 KIỂM TRA HỌC KỲ 1
NS :2/1/09
I/ Mục tiêu :
- Kiểm tra đánh giá mức độ hiểu, nắm vững các đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế của các vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Kiểm tra kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, kỹ năng tư duy liên hệ, tổng hợp, so sánh.
II/ Tiến trình bài dạy :
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Nội dung đề :
I/ TRẮC NGHIỆM :(4 điểm)
Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước ý trả lời em cho là đúng :
Câu 1 : Ý nào không thuộc thế mạnh kinh tế chủ yếu của Trung du và miền núi Bắc Bộ:
a. Trồng cây lương thực, chăn nuôi nhiều gia cầm.
b. Khai thác khoáng sản, phát triển thủy điện.
c. Trồng và bảo vệ rừng.
d. Trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 2 : Ngành công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng do:
a. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và hậu quả chiến tranh kéo dài.
b. Lãnh thổ hẹp ngang, quỹ đất hạn chế, nhiều thiên tai.
c. Thiếu lao động
d.Thiếu tài nguyên khoáng sản và nguyên liệu.
Câu 3 : Nổi tiếng về trồng nho là tỉnh :
a. Quảng Nam b. Bình Thuận c. Ninh Thuận d. Khánh Hòa
Câu 4 : Khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là :
a. Địa hình khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
b. Thường bị thiên tai(hạn hán, bão lụt, cát lấn. . .)
c. Qũy đất nông nghiệp hạn chế, đất xấu.
d. Cả hai ý b và c.
Câu 5 : Hiện nay loại tài nguyên khai thác nhiều nhất ở Tây Nguyên là :
a. Đất và rừng b. Đất c. Khoáng sản d. Rừng
Câu 6: Trở ngại lớn nhất để phát triển nông nghiệp ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ là :
a. Nạn cát lấn b. Lũ quét c. Thiếu nước sản xuất d. Bão lụt
Câu 7 : Vùng biển Nam Trung Bộ có nguồn lợi thủy sản giàu hơn vùng biển Bắc Trung Bộ
a. Đúng b. Sai
Câu 8 : Nhân tố chính tạo nên năng suất lúa của ĐB sông Hồng cao nhất cả nước là:
a. Điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi
b. Đảm bảo tốt về thủy lợi
c. Đất phù sa sông Hồng màu mỡ
d. Trình độ thâm canh cao
Câu 9 : Các tỉnh Tây Bắc Bắc Bộ gồm có :
Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn
Bắc Cạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên
Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên
Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh
Câu 10 : Nguồn khí tự nhiên đang bắt đầu khai thác có hiệu quả của Đồng bằng sông Hồng là vùng :
a. Ven biển Hải Phòng b. Ven biển Thái Bình
c. Ven biển Ninh Bình d. Cả 3 nơi vừa nêu trên
Câu 11 : Việt Nam có hai huyện đảo là Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông trực thuộc thành phố và tỉnh nào :
Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh Quảng Nam và tỉnh Bình Thuận
Thành Phố Đà Nẵng và thành phố Nha Trang
Tất cả đều sai
Câu 12 : Vùng Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước, mật độ trung bình năm 2002 là :
a. 69 người / km2 b. 81 người / km2 c. 86 người / km2 d. 90 người / km2
Câu 13 : Ba trung tâm kinh tế lớn ở Tây Nguyên là :
a. Bảo Lộc, Kon Tum, Đà Lạt b. Biên Hòa, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột
c. Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Plây Ku d. Plây Ku, Đà Lạt, Kon Tum
Câu 14 : Thiên tai nào thường xảy ra ở các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ :
Gió Tây nam khô nóng, gây khô hạn, bão, lũ lụt
Gió lạnh Đông Bắc, mưa đá, lở đất
Bão tố, lũ lụt, rét hại
Tất cả đều đúng
Câu 15 : Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh có nhà máy nhiệt điện lớn nhất là:
a. Hải Dương b. Quảng Ninh c. Thái Nguyên d. Cả 3 tỉnh trên
Câu 16 : Khó khăn chủ yếu của nền kinh tế vùng Tây Nguyên là gì ?
Cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa gắn kết nông nghiệp với lâm nghiệp, công nghiệp chế biến với thị trường
Sự phát triển trồng cây công nghiệp làm mất cân bằng sinh thái. Rau quả sản xuất cung nhiều hơn cầu
Cả 2 câu a + b đúng
Cả 2 câu a + b sai
II/ Phần tự luận : (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm) So sánh sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau đó ?bằng sông Hồng, ...........................................................................................................
Câu 2: (2 điểm) : Dựa vào bảng số liệu dưới đây :
Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng và cả nước (tạ/ha)
Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng và cả nước ?
Nêu nhận xét
Năm
Vùng
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Hồng
44,4
55,2
56,4
Cả nước
36,9
42,4
45,9
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM :
I/ Trắc nghiệm :4 điểm (mỗi câu đúng được 0,25 điểm).
Câu 1 : a ; Câu 2: a ; Câu 3: c ; Câu 4: d ; Câu 5: a; Câu 6: c ;Câu : a; Câu 8 : d; Câu 9: c ; Câu 10 : b ; Câu 11 : a; Câu 12: b ; Câu 13 : c ; Câu 14 : a ; Câu 15 : b ;Câu 16 : a
II/Tự luận : 6 điểm
Câu 1:(4 điểm)
a) Khác nhau :1,5 điểm.
- Trung du và Miền núi Bắc Bộ trồng chủ yếu là chè và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như hồi, sơn, quế.(0, 5 điểm)
- Tây Nguyên :
+ Trồng chủ yếu là cây xứ nóng như cà phê, hồ tiêu, cao su ; trong đó nhiều nhất là cà phê.(0,5)
+ Ngoài ra đây cũng là nơi trồng nhiều chè, đứng thứ hai sau Trung du và miền núi Bắc Bộ. (0,5)
b) Giải thích : 2,5 điểm
- Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên.(0, 5 điểm)
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất cả nước. Điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Có mùa đông lạnh và những vùng núi cao có khí hậu mát quanh năm là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.(1 điểm).
- Tây Nguyên :
+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, nhiều đất ba dan, thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cà phê.( 0,5đ )
+ Những nơi địa hình cao, có khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp việc trồng chè.( 0,5đ)
Câu 2 : 2 điểm
- Vẽ đúng, chính xác ( 1 điểm )
- Có ghi chú thích, tên biểu đồ ( 0,5 điểm)
Tạ/ha
44,4
55,2
56,4
36,9
42,4
45,9
0
10
20
30
40
50
60
1995
2000
2002
Cả nước
Năm
Đồng bằng sông Hồng
Biểu đồ thể hiên năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng và cả nước
- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng và cả nước đều tăng từ năm 1995 đến năm 2002. ( 0,25 điểm )
- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa của cả nước (0,25 điểm)
3. Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
4. Chuẩn bị các nội dung : vị trí địa lý của vùng Đông Nam Bộ, điều kiện tự nhiênvà tài nguyên thiên nhiên của vùng.
File đính kèm:
- TIET 36.doc