I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP.
Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn ; nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2. Kĩ năng:
Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
KNS: tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp và tự nhận thức.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 37 - Tuần 22: Vùng đông nam bộ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 37
Tuần dạy: 22
Ngày dạy: 14/1/2013
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (Tiếp theo)
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP.
Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn ; nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Kĩ năng:
Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.
KNS: tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp và tự nhận thức.
Thái độ:
Ý thức bảo vệ môi trường.
NỘI DUNG HỌC TẬP:
Đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP.
Tên các trung tâm kinh tế lớn ; vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ, bản đồ giao thông Việt Nam.
Học sinh:
Cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ Đông Nam Bộ.
Qua bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước qua 2 năm 1995 và 2000.
Qua số liệu bảng 32.3, vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%).
Nguyên nhân vì sao Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam Bộ.
Tam giác công nghiệp mạnh vùng Đông Nam Bộ.
Các mặt mạnh về công nghiệp của 3 trung tâm kinh tế lớn ở vùng.
Nguyên nhân vì sao tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt, Nha Trang, Biên Hoà, Vũng Tàu, Côn Đảo có thể hoạt động nhộn nhịp quanh năm.
Tính tỉ lệ % diện tích, dân số và GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 3 vùng kinh tế trọng điểm, sau đó vẽ biểu đồ khối biểu thị 3 tỉ lệ trên (bảng 33.3).
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
Kiểm tra miệng:
2.1. Sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất ?
2.2. Đông Nam Bộ là vùng sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả trọng điểm của cả nước, đặc biệt là:
a. Cao su, cà phê, điều, tiêu, đậu tương, mía, thuốc lá, chôm chôm, mít tố nữ, xoài, sầu riêng.
b. Cao su, cà phê, bông vải, cam, nho, gỗ quý, dừa, xoài.
c. Câu (a + b) đúng.
d. Câu (a + b) sai.
2.1. (8 điểm).
Cơ cấu cân đối
Xây dựng một số ngành hiện đại
Tăng trưởng nhanh và tỉ trọng lớn.
Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng.
2.2. (2 điểm).
a.
Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1 (20 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP. Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn ; nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
b. Kĩ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để biết tình hình phát triển và phân bố của ngành dịch vụ. KNS: tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp và tự nhận thức.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
b. Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ ; bảng 33.1 SGK ; hình 33.1 SGK.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Bước 1: Dựa vào hiểu biết và nội dung sách giáo khoa, cho biết thế nào là ngành kinh tế dịch vụ ở Đông Nam Bộ ? (gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông)
Bước 2: Dựa vào bảng 33.1, các em có nhận xét gì về một số chỉ tiêu dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước ? (tỉ trọng của các loại hình dịch vụ có chiều hướng giảm nhưng qua 2 năm 1995 và 2000, phần lớn các chỉ tiêu đều vượt khoảng 1/3 so với cả nước trừ hàng hoá vận chuyển. Đến năm 2000, tổng mức hàng hoá bán lẻ giảm nhẹ 0,9%, số lượng hành khách vận chuyển giữ nguyên, số lượng hàng hoá vận chuyển tăng 0,4%).
Giải quyết vấn đề ; suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ
Bước 3: Dựa vào hình 14.1, cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông vận tải nào ? (nhiều loại hình giao thông: ô tô, sắt, biển, hàng không. Các tuyến đường trong hệ thống giao thông của vùng tạo thành mạng lưới quy tụ tại thành phố Hồ Chí Minh là tiêu đề tạo nên sự giao lưu trong vùng, liên vùng và quốc tế).
Bước 4: Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài ? (hình 33.1)
Vị trí địa lí kinh tế thuận lợi.
Có tiềm lực kinh tế lớn hơn các vùng khác.
Vùng phát triển rất năng động có trình độ cao về phát triển kinh tế vượt trội.
Số lao động có kĩ thuật, nhạy bén với tiến bộ khoa học, tính năng động với nền sản xuất hàng hoá.
Bước 5: Những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu của vùng là gì ?
Xuất khẩu: Dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ
Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
Bước 6: Dẫn đầu về xuất khẩu của vùng Đông Nam Bộ là tỉnh thành nào ?
Bước 7: Hoạt động xuất - nhập khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì ?
Vị trí thuận lợi, có cảng Sài Gòn
Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện và hiện đại.
Nhiều ngành kinh tế phát triển tạo ra nhiều hàng xuất khẩu.
Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất.
Bước 8: Vì sao tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm nhộn nhịp ?
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía Nam, khách du lịch đông.
Đông Nam Bộ có số dân đông, thu nhập cao nhất nước.
Các điểm du lịch trên có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn, khu vui chơi).
Khí hậu quanh năm tốt cho sức khoẻ, phong cảnh đẹp (đô thị, cao nguyên, bãi biển ).
3. Dịch vụ:
Dịch vụ rất đa dạng, gồm thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông
Tỉ trọng các loại dịch vụ có biến động.
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của vùng và cả nước.
Có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài, chiếm 50% vốn đầu tư nước ngoài cả nước.
HOẠT ĐỘNG 2 (15 phút)
(1) Mục tiêu:
a. Kiến thức: Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn ; nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
b. Kĩ năng: Phân tích bản đồ kinh tế và số liệu thống kê để thấy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. KNS: tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp và tự nhận thức.
(2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
b. Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ ; bảng 32.2 SGK.
(3) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Làm việc cá nhân
Bước 1: Nhắc lại khái niệm “Vùng kinh tế trọng điểm” ?
Bước 2: Xác định các trung tâm kinh tế của vùng qua hình 32.2 ? Chức năng của chúng ?
Bước 3: Xác định vị trí các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ?
Bước 4: Yêu cầu học sinh đọc bảng giới thiệu khái quát về dân số, diện tích và tên các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Bước 5: Dựa vào bảng 33..2, hãy nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước?
Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất nước.
Tỉ trọng GDP của vùng chiếm 35,1% so với cả nước.
Cơ cấu vùng có sự chuyển dịch to lớn. Tỉ trọng GDP công nghiệp - xây dựng lên tới 56,6% cả nước.
Dịch vụ là ngành kinh tế phát triển mạnh. Giá trị xuất khẩu chiếm 60,3% cả nước/
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng đối với Đông Nam Bộ, các tỉnh phía Nam và cả nước.
TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
Tổng kết:
1.1. Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ:
a. Vị trí thuận lợi, nhiều tài nguyên cho các hoạt động dịch vụ.
b. Có nhiều di sản thế giới.
c. Nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh.
d. cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại và hoàn thiện.
e. Có nhiều đô thị lớn đông dân.
f. Là nơi thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nhất nước.
1.2. Dựa vào bản đồ “Giao thông Việt Nam” hoặc hình 14.2, cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đến các địa phương trong nước và quốc tế bằng những loại hình giao thông nào ?
4 Đáp án: 4.1 ( a + c + e + f), 4.2 (đường ô tô, sắt, biển, hàng không).
Hướng dẫn học tập:
Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 123 sách giáo khoa.
Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 45, 46 - Tập bản đồ Địa lí 9.
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 34: “Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ”:
Nêu tên một số ngành công nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên có sẵn trong vùng ?
Nêu tên một số ngành công nghiệp sử dụng các nguồn tài nguyên nhập từ Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long ?
Ngành công nghiệp nào sử dụng lao động có tay nghề cao ?
Ở biển Đông vùng Đông Nam Bộ nước ta đang khai thác dầu khí. Nếu có sự cố xảy ra khi khai thác và vận chuyển thì tác hại đến môi trường ra sao ?
Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động ?
PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- Period 37.doc