1Kiến thức: HS cần :
- Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sx LT-TP lớn nhất cả nước. Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên đất, nước, khí hậu phong phú đa dạng; người dân cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực.
2. Kỹ năng:
- Làm quen với khái niệm chung sống với lũ ở ĐBSCL.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 39 - Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 - Bài 35: vùng đồng bằng sông cửu long
I. Mục tiêu:
1Kiến thức: HS cần :
- Hiểu được ĐBSCL là vùng trọng điểm sx LT-TP lớn nhất cả nước. Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên đất, nước, khí hậu phong phú đa dạng; người dân cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường. Đó là điều kiện quan trọng để xây dựng ĐBSCL thành vùng kinh tế động lực.
2. Kỹ năng:
- Làm quen với khái niệm chung sống với lũ ở ĐBSCL.
- Giải thích 1 số vấn đề.
II. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ TN vùng ĐBSCL.
III. Hoạt động dạy và học:
A.ổn định lớp:
B. KTBC:
C. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- GV treo lược đồ TN vùng ĐBSCL.
- HS quan sát và cho biết:
? Vùng ĐBSCL gồm những tỉnh nào? Diện tích, dân số ?
- HS trả lời.
- GV :Đây là vùng ở tận cùng phía Tây Nam của đất nước ta.
? Hãy xác định ranh giới của vùng trên đất liền?
- HS xác định trên Lđồ.
- GV chú ý các đảo, quần đảo của vùng biển Đông và vịnh Thái Lan.
? Nêu ý nghĩa của VTĐL của vùng?
- HS trả lời.
- GV chốt.
+ Là vùng liền kề với vùng KT trọng điểm phía Nam.
+ Gần khu vực kinh tế phát triển năng động nhất nước ta ( Đông Nam Bộ).
+ Gần các tuyến đường GTVT của khu vực và quốc tế, cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Kông.
+ Có đường bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo.
+ Có đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ.
- Gv kết luận:
- GV chuyển mục:
- HS quan sát H35.1 và cho biết:
? Địa hình vùng ĐBSCL có đặc điểm gì nổi bật?
- HS trả lời.
- Gv chốt:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, cao TB 2-3m.
+ Độ dốc TB 1cm/ km.
? Với vị trí nêu trên, khí hậu của vùng có đặc điểm gì? Đặc điểm sinh vật?
- HS trả lời.
- Gv chốt:
- MR: là vùng ít gặp bão hoặc nhiễu loạn thời tiết. Song gần đây, năm 2006 ảnh hưởng nặng của bão số 9.
- HS quan sát H 35.1:
? Cho biết các loại đất chính ở ĐBSCL và chúng phân bố như thế nào? Giá trị sử dụng?
- HS trả lời.
- GV chốt : gồm 3 loại:
+ Đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hởu, màu mỡ-> trồng lúa , CCN, cây ăn quả
+ Đất phèn: Đồng Tháp Mười, Cà Mau.
+ Đất mặn: ở ven biển-> nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn.
- Gv chốt:
- HĐ nhóm: 3nhóm- 3 nội dung:
- Yêu cầu dựa vào hình 35.2, nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL để sx LT-TP?
- Đại diện trả lời.
- GV chốt:chú ý 4 lợi thế của sông Mê Kông
+ Nguồn nước tự nhiên dồi dào.
+ Nguồn sinh vật thuỷ sản phong phú.
+ Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích.
+ Là đường GTVT trọng yếu trong và ngoài nước.
? Bằng hiểu biết của mình hãy nêu 1 số khó khăn chính về mặt tự nhiên của ĐBSCL?
- HS trả lời.
- Gv chốt:
+ Diện tích đất phèn, mặn còn nhiều.
+ Mùa khô kéo dài, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền-> thiếu nước ngọt.
+ Mùa lũ-> ngập úng trên diện tích rộng và kéo dài.
? Nêu biện pháp khắc phục?
- HS trả lời.
- GV chốt:
+ Cải tạo đất.
+ Xây dựng hệ thôngd thoát lũ, cung cấp nước ngọt.
+ Phương hướng chính: sống chung với lũ, khai thác lợi thế do lũ mang lại.
+ Chuyển hình thức canh tác sang nuôi trồng thuỷ sản..
? ý nghĩa của việc cải tạo đất?
- HS trả lời.
- Vì diện tích 2 loại đất phèn, mặn còn lớn-> cải tạo đưa vào sử dụng.
- GV kết luận và chuyển mục.
- HS nghiên cứu SGK và cho biết:
? Thành phần dân cư ở ĐBSCL có gì khác biệt so với vùng ĐBSH?
- HS trả lời.
- Gv chốt: ĐBSH hầu như chỉ có người Kinh.
? Nhận xét đặc điểm dân cư của ĐBSCL?
- HS trả lời.
- HS quan sát B35.1.
? Nhận xét một số chỉ tiêu dân cư, xã hội ở ĐBSCL so với cả nước?
- HS trả lời.
?Chỉ tiêu nào thấp hơn? Điều đó có ý nghĩa gì?
( Nền KT chủ yếu là nông nghiệp, trình độ dân trí thấp)
? Chỉ tiêu nào cao hơn? Điều đó có ý
nghĩa gì?
( Đông dân, người dân năng động với nền sản xuất hàng hoá)
? Tại sao phải đặt vấn đề phát triển KT đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐBSCL?
- HS trả lời.
- GV kết luận bài.
I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:
- Là vùng tận cùng phía tây nam của nước ta.
- Giới hạn:
+ Bắc: Campuchia.
+Tây nam: Vịnh Thái Lan.
+ Đ nam: biển Đông.
+ Đ bắc: vùng ĐNB.
*> ý nghĩa:
- Vùng có vị trí thuận lợi cho phát triển KT, là vùng xuất khẩu gạo lớn nhất nước ta.
- Vùng biển, đảo giàu tiềm năng-> phát triển KT.
- Thuận lợi trong giao lưu KT-VH với các nước trong khu vực và quốc tế.
II. ĐK tự nhiên và TN thiên nhiên:
a. Địa hình: ĐB rộng lớn, tương đối bằng phẳng, diện tích là:39.734km, cao TB 3-5m.
b. Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước phong phú.
c. Sinh vật: cả trên cạn và dưới nước rất phong phú và đa dạng.
d. Đất: có 3 loại đất chính, có giá trị kinh tế cao.
+ Đất phù sa: 1,2 triệu ha-> trồng lúa, CCN, cây ăn quả..
+Đất phèn, mặn: 2,5 triệu ha.
=> Tài nguyên thiên nhiên của vùng có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là vai trò to lớn của sông Mê Kông.
*> Khó khăn:
- Thiên nhiên còn gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống con người.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội:
- Là vùng đông dân, có nhiều dân tộc sinh sống như: người Kinh, người Khơ Me, người Chăm, người Hoa.
- Mặt bằng dân trí chưa cao.
- Người dân cần cù, năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá và với lũ hàng năm.
D. Củng cố:
- Nắm được thế mạnh về TNTN của vùng, những vấn đề khó khăn.
- Đặc điểm dân cư, xã hội. Tại sao phải.( Câu 3- SGK)
- ý nghĩa của việc cải tạo đất ở ĐBSCL.
E. HDVN:
- Học bài cũ, làm bài tập bảm đồ.
- Chẩn bị trước bài 36.
File đính kèm:
- Vung Dong Nam Bo(3).doc