Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 40 - Tuần 24 - Bài 35 : Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Học xong bài này HS có khả năng:

1.1. Kiến thức:

 - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

 - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

 - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của vùng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 40 - Tuần 24 - Bài 35 : Vùng đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 05/01/2013 Tiết: 40 Tuần dạy: 24 Bài 35 : VUØNG ÑOÀNG BAÈNG SOÂNG CÖÛU LONG 1. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS có khả năng: 1.1. Kiến thức: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và tác động của chúng tới với việc phát triển kinh tế của vùng. 1.2. Kĩ năng: - Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ (lược đồ). - Phân tích bản đồ, lược đồ Địa lí tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc Atlat Địa lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng. 1.3. Thái độ: Tự tin khi làm việc cá nhân. 2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: - Lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long. - Học liệu: SGK, giáo án. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: - Tập, bút. - Atlat Địa lí Việt Nam. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1. Ổn định: (1’) Điểm danh lớp. 3.2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra vở thực hành của học sinh. 3.3. Tiến trình bài học: Hoạt động 1: (8’) Tìm hiểu về vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ. a) Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. - Vấn đáp. - Quy nạp. b) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - ĐBSCL gồm những tỉnh, thành phố nào? Diện tích của vùng là bao nhiêu km2 ? GV: Cho HS quan sát hình 35.1 - sgk và xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thỗ của vùng. - Với vị trí địa lí như vậy, ĐBSCL có những thuận lợi gì để phát triển kinh tế và xã hội? [ Hoạt động cá nhân] - Gồm 13 tỉnh và thành phố. - DT: 39 734 km2 - HS lên bảng xác định trên bản đồ. - Nằm gần Xích đạo à có khí hậu cận xích đạo à phát triển ngành NN. - Gần ĐNB nên có điều kiện phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu. - Nằm gần trung tâm ĐNA và giáp CPC nên thuận lợi trong giao lưu kinh tế -xã hội với các nước trong khu vực ĐNA và các nước trong Tiểu vùng Sông Mê Kông. - Ba mặt giáp biển à phát triển kinh tế biển tổng hợp. I.Vị trí địa lí và giới hạn: - Nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp Cam-pu-chia. + Phía đông, Tây Nam giáp vịnh Thái lan. + Phía đông nam giáp biển Đông. - Ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ: thuận lợi cho giao lưu trên đất liền và biển với các vùng và các nước. Hoạt động 2: ( 20’ ) Tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. a) Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. - Vấn đáp. - Diễn giảng. b) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CHÍNH GV treo lược đồ. - Quan sát lược đồ, cho biết loại địa hình chủ yếu của vùng ĐBSCL? - Cho biết vùng ĐBSCL có kiểu khí hậu gì? - Dựa vào hình 35.1, em hãy cho biết các loại đất chính ở ĐBSCL và sự phận bố? - Dựa vào sơ đồ 35.2, em hãy nhận xét về tài nguyên thiên nhiên ở ĐBSCL để sản xuất lương thực và thực phẩm. (GV ghi ra bảng phụ) - Nêu vai trò của sông Cửu Long? (sông Tiền, Sông Hậu). - Bên cạnh những thuận lợi, ĐBSCL còn găp những khó khăn gì về ĐKTN đối với sự phát triển KT -XH? - Để khắc phục những khó khăn trên, vùng đã đề ra những giải pháp gì? (GV : Vùng đang được đầu tư lớn để XD dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, mặn; cấp nước vào mùa khô. Phương hướng chủ yếu là chủ động sống chung với lũ. [ Hoạt động cá nhân] HS quan sát lược đồ. - Là vùng đồng bằng rộng, thấp và tương đối bằng phẳng. - Cận xích đạo, nóng quanh năm. - Phù sa ngọt: dọc theo sông Tiền và sông Hậu. - Đất phèn: Đông Tháp, Long An, phía Tây Nam. - Đất mặn: dọc ven biển. - Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn (cải tạo) - Khí hậu thuận lợi, nước phong phú - Biển và hải đảo Phát triển NN, đặc biệt là sản xuất lương thực và thực phẩm.. - Cung cấp nước, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, bồi đắp phù sa, mở rộng vùng đất Mũi Cà Mau, GT đường sông (Cảng Cần Thơ là 1 cảng sông - biển lớn ở hạ lưu sông Mê Kông). - Mùa lũ kéo dài (4-5 tháng); đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn (mùa khô sự xâm nhập của nước biển vào rất sâu trong đất liền = 50km)... II. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: * Đặc điểm: - Địa hình : là vùng đồng bằng rộng, thấp và tương đối bằng phẳng. - Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm. - Đất: 3 loại đất chính là phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. - Nguồn nước dồi dào. - Sinh vật phong phú đa dang: + Thực vật: Rừng ngập mặn có diện tích lớn. + Nguồn hải sản phong phú. - Khó khăn: lũ lụt; diện tích đất phèn, đất mặn lớn; thiếu nước ngọt trong mùa khô. Hoạt động 3: ( 7’ ) Tìm hiểu về đặc điểm dân cư – xã hội. a) Phương pháp giảng dạy: - Trực quan. - Vấn đáp. - Diễn giảng. b) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG - Các dân tộc sinh sống chủ yếu ở ĐBSCL? - Dựa vào bảng 35.1, em có nhận xét gì về đặc điểm DC, XH của vùng so với cả nước? GV: Đời sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn, giao thông chủ yếu bằng đường sông. Đặc biệt cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, mặt bằng dân trí còn thấp. [ Hoạt động cá nhân] - Kinh, Khơ me, Chăm, Hoa. - Nhìn chung các chỉ tiêu đều khá phát triển, tuy nhiên tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân thành thị còn thấp hơn nhiều so với TB cả nước. - Mặt bằng dân trí (con người là yếu tố quyết định) và phát triển đô thị (cơ sở hạ tầng) có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc đổi mới, nhất là xây dựng vùng trở thành vùng kinh tế động lực. III . Đặc điểm dân cư, xã hội: - Đặc điểm: đông dân; ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. - Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn. - Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (tỉ lệ người lớn biết chữ chiếm 88,1% năm 1999 trong khi cả nước chiếm 90,3%) 4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP : 4.1. Tổng kết: (5’) - Xác định vị trí của vùng ĐBSCL trên lược đồ tự nhiên treo tường, vùng tiếp giáp với vùng nào trong nước và ngoài nước. - Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng. - Nêu ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở ĐBSCL. 4.2. Hướng dẫn học tập: (1’) - Hướng dẫn học sinh về nhà học bài, làm bài tập 3 sgk/128. - Chuẩn bị trước bài 36. 4.3. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docBÀI 35.doc
Giáo án liên quan