Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 40 - Tuần 24: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển.

 Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

 Biết vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển. Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng.

2. Kĩ năng:

 Phân tích lược đồ, bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long ; bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

 Sử dụng bản đồ tự nhiên để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.

3. Thái độ:

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 40 - Tuần 24: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 40 Tuần dạy: 24 Ngày dạy: 18/2/2013 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Tiếp theo) MỤC TIÊU: Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. Biết vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển. Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng. Kĩ năng: Phân tích lược đồ, bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long ; bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng. Sử dụng bản đồ tự nhiên để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng. Thái độ: Ý thức bảo vệ môi trường: cải tạo đất mặn, đất phèn, phòng chống cháy rừng ; bảo vệ da dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn. Khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. NỘI DUNG BÀI HỌC: Đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các trung tâm kinh tế lớn. Biết vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển. Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Bản đồ tự nhiên và kinh tế đồng bằng sông Cửu Long. Học sinh: Các trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng lúa gạo của Đồng bằng song Cửu Long để trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam. Các nghề của người dân trong vùng. Nguyên nhân làm cho tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp vùng, ngành chế biến lương thực – thực phẩm cao hơn cả. Nét độc đáo của du lịch sinh thái của vùng. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh. Kiểm tra miệng: 2.1. Dựa vào bản đồ tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long, hãy xác định vị trí và giới hạn . Ý nghĩa của vị trí địa lí đó ? 2.2. Thành phần dân tộc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: a. Kinh, Chăm, Hoa, Khơ-me. b. Hoa, Mã Lai, Cam-pu-chia, Kinh. c. Chăm, M’nông, Khơ-me, Kinh. d. Kinh, Gia-rai, Hoa, Khơ-me. 2.1. (8 điểm). Vị trí, giới hạn. Ý nghĩa . 2.2. (2 điểm). a. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1 (30 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng: vùng trọng điểm lương thực – thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước và xuất khẩu nông sản lớn nhất nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Biết vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển. Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng. b. Kĩ năng: Phân tích lược đồ, bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long ; bảng số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng. Sử dụng bản đồ tự nhiên để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. b. Phương tiện dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Căn cứ vào bảng 36.1, hãy: Tính tỉ lệ % diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước ? (51,1% ; 51,5%) Lúa được trồng nhiều ở những địa phương nào ? (Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang) Bình quân lương thực theo đầu người so với cả nước ? (1066,3 kg ; gấp 2,3 lần trung bình cả nước năm 2002). Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực của vùng? Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước. Cơ cấu ngành nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối. Lúa là cây trồng chủ đạo và đóng góp 72 – 75% giá trị gia tăng ngành trồng trọt, với 3,81 triệu ha gieo trồng và sản lượng khoảng 17,4 triệu tấn. (sản lượng lúa lớn nhất là các tỉnh: An Giang 2,45 triệu tấn, Đồng Tháp 2,15 triệu, Kiên Giang 2,56 triệu). Nước ta giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực (vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta, chiếm 80% gạo sản xuất cả nước). Bước 2 : (BVMT): Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu những khó khăn về mặt tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của vùng ? (đất phèn và mặn, nguy cơ cháy rừng, bảo vệ đa dạng sinh học) Bước 3: Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ? Vùng biển rộng, ấm quanh năm. Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giống tự nhiên, thức ăn cho các vùng nuôi tôm. Cứ hàng năm sông Mê Công đem nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu là trồng lúa và nguồn cá tôm cũng là nguồin thức ăn để nuôi trồng thủy sản. Bước 4: Mở rộng: Tôm nuôi ở các “vuông” ven biển. Dưới rừng đước, với mô hình nuôi: lúa – tôm, rừng – tôm, năng suất mỗi năm 400kg/ha. Tập quán nuôi cá bè, trong ao hoặc đầm. BVMT: Do chạy theo lợi nhuận, nhiều rừng đước, tràm bị chặt phá ảnh hưởng sâu sắc tới môi trường. Bước 5: Ngoài lúa và thủy sản, Đồng bằng sông Cửu Long còn có tiềm năng để phát triển ngành nào ? Phân bố ở đâu ? Cây ăn quả với diện tích 189.700 ha. Đàn vịt chiếm 25% cả nước, chủ yếu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long. Bước 6 (TKNL): Dựa vào kiến thức đã học, các em có nhận xét gì về nguồn tài nguyên khoáng sản của vùng ? Vậy, để phát triển công nghiệp bền vững, cần chú ý những vấn đề gì ? Bước 7: Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết tỉ trọng của công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm trong công nghiệp ? Vì sao ? (sản phẩm nông nghiệp dồi dào, phong phú là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến) Bước 8: Quan sát hình 36.2, xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm? Bước 9: Dịch vụ Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm những hoạt động nào ? (xuất khẩu, vận tải, du lịch) Giáo viên giải thích hoạt động xuất khẩu nông sản. Ý nghĩa của vận tải thủy trong đời sống và sản xuất? Nêu tiềm năng du lịch của vùng ? IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Nông nghiệp: Chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước. Lúa được trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu. Vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đảm bảo an ninh lương thực cả nước. Chiếm khoảng 50% tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản cả nước, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước. Nghề nuôi vịt phát triển mạnh. Nghề trồng rừng có vị trí rất quan trọng, nhất là rừng ngập mặn. 2. Công nghiệp: Cần khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí và tiết kiệm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tỉ trọng sản xuất còn thấp (20% GDP). Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao. Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp. 3. Dịch vụ: Gồm các ngành chủ yếu: xuất khẩu gạo là chủ lực, thủy sản đông lạnh, hoa quả. Giao thông thủy có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. HOẠT ĐỘNG 2 (05 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn. b. Kĩ năng: Phân tích lược đồ, bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long để biết các trung tâm kinh tế của vùng. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: a. Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. b. Phương tiện dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. (3) Các bước của hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Xác định vị trí các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. Bước 2: Vì sao Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất vùng ? Vị trí địa lí. Cơ sở sản xuất công nghiệp. Vai trò của cảng Cần Thơ. V. Các trung tâm kinh tế: Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất vùng. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tổng kết: 1.1. Các mặt mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là: a. Lúa gạo, hoa quả. b. Thủy hải sản đánh bắt. c. Lúa gạo, hoa quả, thủy hải sản, sản phẩm chăn nuôi. d. Mía đường, dừa, dứa. 1.2. Xác định các trung tâm công nghiệp chính của vùng trên bản đồ kinh tế và nêu chức năng chính của chúng ? 4 Đáp án: 1.1 ( c ). Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 133 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 49 và 50 – Tập bản đồ Địa lí 9. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 37: “Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long”: Cho biết các kênh Vĩnh Tế, Rạch Giá, Phụng Hiệp nối liền từ tỉnh nào đến tỉnh nào ? Qua hình 36.2, cho biết vị trí các bãi cá và bãi tôm ở vùng biển quanh Đồng bằng sông Cửu Long ? Trong việc phát triển ngành thủy sản, vùng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ? Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản của vùng qua bảng 37.1 ? Các thị trường chính tiêu thụ hải sản của nước ta ? Theo bảng 37.1, tính tỉ lệ % tổng sản lượng về sản xuất thủy sản năm 2002 của hai đồng bằng: sông Cửu Long và sông Hồng so với cả nước, sau đó vẽ biểu đồ khối thể hiện tỉ lệ trên? PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docPeriod 40.doc
Giáo án liên quan