Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 42: Ôn tập

- Mục tiêu:

- HS ôn lại kiến thức đã học của vùng ĐBSCLong và vùng ĐNBộ

- Kiến thức cần ôn tập : + Vị trí giới hạn .

 + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

 + Đặc điểm dân cư xã hội.

 + Tình hình kinh tế và các trung tâm kinh tế của 2 vùng.

- Rèn kĩ năng phân tích số liệu , vẽ biểu đồ , xác định các vị trí địa lí trên bản đồ, lược đồ.

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, say mê học tập .

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 42: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: Tiết: 42 ôn tập A- Mục tiêu: - HS ôn lại kiến thức đã học của vùng ĐBSCLong và vùng ĐNBộ - Kiến thức cần ôn tập : + Vị trí giới hạn .. + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Đặc điểm dân cư xã hội. + Tình hình kinh tế và các trung tâm kinh tế của 2 vùng. - Rèn kĩ năng phân tích số liệu , vẽ biểu đồ , xác định các vị trí địa lí trên bản đồ, lược đồ. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn, say mê học tập . B- Đồ dùng: - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ Kinh tế Việt Nam, bản đồ Hành chính Việt Nam - Các lược đồ SGK. - Tư liệu về 2 vùng kinh tế trên - Thước kẻ , máy tính bỏ túi. C-Tiến trình lên lớp I- Tổ chức: 9A: 9B: II- Kiểm tra: - GV: Phương tiện học tập, các tài liệu tham khảo - HS: Nội dung bài cũ, đồ dùng học tập. III- Dạy học bài mới: HĐ của thầy và trò Kiến thức cơ bản - GV cho HS ôn lại kiến thức đã học (5’) - GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam và bản đồ kinh tế , bản đồ Hành chính VN - HS quan sát - GV giới thiệu lại một lượt - HĐ nhóm/cặp . ?- Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam và lược đồ SGK . Hãy xác định giới hạn và nêu ý nghĩa – vị trí địa lí của vùng ĐNBộ và vùng ĐBSCLong? * HS hoàn thiện bảng số liệu: - HĐ cá nhân. ?-Dựa vào bảng 31.1 tr.113 và Hình 35.2 tr.127.Cho biết đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế của ĐNBộ và ĐBSCLong. * Gv yêu cầu HS hoàn thiện bảng so sánh (mục II). - HS tham khảo mục III của 2 vùng kinh tế.( ĐNB và ĐBSCL) ?- Dựa vào bảng 31.2 tr.115 và bảng 35.1 tr.127(SGK) . ?- Cho biết ở vùng ĐNB và ĐBSCL, những tiêu chí nào lớn hơn cả nước và những tiêu chí nào nhỏ hơn cả nước. * HS hoàn thành bảng kiến thức: ?- Dựa vào bảng 32.1 tr.117 và bảng 36.1 tr.129 . SGK ?- Hãy tính tỉ lệ % và cho biết tỉ trọng Công nghiệp – xây dựng của ĐNB và cả nước. ?- Hãy tính % sản lượng lúa của ĐBSCL và cả nước ( về diện tích và sản lượng). - GV chốt kiến thức. * Hướng dẫn: a- Bảng số liệu 32.1.Tr 117 - Vẽ 3 biểu đồ trong bằng nhau .Hoặc biểu đồ cột chồng( Cùng trên một hệ trục toạ độ). b- Bảng 36.1 tr 129 - Vẽ 2 biểu đồ tròn không bằng nhau ( Hoặc biểu đồ cột chồng). + Biểu đồ ĐBSCLong có b kính = 20mm +.Cả nước.= 24mm A- Nội dung ôn tập I- Vị trí địa lí- Giới hạn lãnh thổ Vị trí địa lí: Giới hạn lãnh thổ: Vùng Diện tích (km) dân số (tr.người) số tỉnh ĐNB ĐBSCL 23.550 39.734 10,9 16,7 6 13 II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng Điều Kiện tự nhiên thế mạnh kinh tế ĐNB ĐBSCL III- Đặc điểm dân cư xã hội vùng tiêu chí lớn hơn cả nước tiêu chí nhỏ hơn cả nước ĐNB ĐBSCL IV- Tình hình phát triển kinh tế - ĐNB: ưu thế phát triển kinh tế là Công nghiệp - ĐBSCL: ưu thế phát triển kinh tế là Nông nghiệp. IV- Các trung tâm kinh tế *ĐNBộ: Thành phố HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu *ĐBSCL: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau B- Luyện tập * Vẽ biểu đồ” - Lập bảng số liệu - Xử lí số liệu % - Chọn biểu đồ thích hợp *Nhận xét qua biểu đồ IV- Luyện tập – Củng cố - HS nắm chắc kiến thức của 2 vùng kinh tế đẫ học - Kỹ năng vẽ biểu đồ thành thạo V- HD học bài - Học kỹ bài theo nội dung ôn tập - Hoàn thành bảng số liệu - Tiếp tục ôn tập nội dung trên - Giờ sau kiểm tra 1 tiết giữa học kì II Ngày: Tiết: 43 kiểm tra viết 1 tiết A- Mục tiêu - Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học trong 2 vùngkinh tế -ĐNB và ĐBSCL) - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Chuyển kiến thức từ kênh chữ sang kênh hình. - Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để vẽ biểu đồ - Giáo dục ý thức học tập bộ môn B- Đồ dùng: Thước kẻ, bút mau, thước đo độ , máy tính bỏ túi. C- Tiến trình lên lớp I- Tổ chức: 9A: 9B: II- Kiểm tra - GV chuẩn bị kiến thức- Hệ thống câu hỏi - Chuẩn bị của học sinh III- Nội dung kiểm tra A- Câu hỏi và bài tập I- Phần trắc nghiệm: *(3 điểm) Câu I- Hãy sắp xếp các ý sau vào 2 cột sao cho thích hợp A- Địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều đất xám, đất ba zan B- Sự phân hoá mưa sâu sắc theo mùa C- Khí hậu xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thuỷ dồi dào D- Vùng biển là ngư trường rộng, nhiều tiềm năng dầu khí E- Hệ thống sông Đông Nai có nguồng nước phong phú, tiềm năng thuỷ điện lớn G- Vùng đất liền ít khoáng sản, rừng tự nhiên còn ít H- Nguy cơ ô nhiềm môi trường khá cao Thuận lợi khó khăn Câu II - Câu dưới đây đúng hay sai ? Khối lượng hàng hoá xuất và nhập khẩu qua cảng Sài Gòn chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước. Đúng Sai Câu III – Dựa vào hình 23.2 chọn những cụm từ thích hợp sau để điền vào nhận xét sau. + Vị trí thuận lợi ; + Lao động dồi dàocó tay nghề cao; + Cảng biển , sân bay, các tuyến đường giao thông + Thành phố HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu Các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ tập chung chủ yếu ở(1) vì đây là nơi có(2)nguồn(3)và cơ sở hạ tầng tương đối tốt như(4)/. II- Câu hỏi tự luận Câu IV- Căn cứ vào bảng 32.1 (117) Hãy tính % 3 tiêu chí Nông – Lâm ngư nghiệp ; Công nghiệp- xây dựng và Dịch vụ. Chọn biểu đồ thích hợp để thể hiện cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước . Cho nhận xét. B- Đáp án – Thang điểm I- Phần trắc nghiệm: Câu I: - Thuận lợi: A , C , D , E - Khó khăn: B , G , H Câu II: Đúng Câu III: 1- Thành phố HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu 2- Vị trí thuận lợi 3- Lao động dồi dào có tay nghề cao 4- Cảng biển, sân bay, các tuyến đường giao thông B- Phần tự luận: Câu IV Yêu cầu: HS biết sử lí số liệu tính % Chọn được biểu đồ thích hợp để thể hiện Chú ý: Nếu vẽ biểu đồ tròn: 3 biểu đồ bằng nhau Nếu vẽ biểu đồ cột chồng ( Cùng 1 hệ trục toạ độ ) Nêu nhận xét - Kh vực công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanhnhất chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDPcủa vùng, gấp hơn 1,5 lần cả nước khu vực vùng Nông lâm- ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng dịch vụ Đông Nam Bộ Cả nước 21,2 78,8 60,6 3,4 47,3 52,7 IV- Luyện tập – Củng cố: - Học sinh xem lại bài - Thu bài - Nhận xét giờ kiểm tra: ưu, nhược - Biểu dương những HS có thái độ nghiêm túc khi làm bài - Nhắc nhở những HS làm bài chưa nghiêm túc V- Hướng dẫn học bài - Xem lại các bài đã học - Chuẩn bị bài sau- Tiết 44 trang 135 Ngày: Tiết:44 phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo ( Tiết 1) A-Mục tiêu - Sau khi học song bài này, HS cần: + Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo + Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản; khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển. Cần thiết để phát triển kinh tế biển một cách tổng hợp + Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển .Phương hướng bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. - Nắm vững hơn cách đọc và phân tích sơ đồ, bản đồ , lược đồ. - Có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển.ở nước ta , có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo B- Đồ dùng - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam - Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt Nam - Các lược đồ, sơ đồ trong SGK (Phóng to) - Tranh ảnh về các ngành kinh tế biển nước ta , về sự ô nhiễm, suy giảm tài nguyên , môi trường biển, các hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo. C- Tiến trình lên lớp I- Tổ chức: 9A: 9B: II- Kiểm tra: - Chuẩn bị nội dung bài của HS - Kiểm tra xen kẽ trong giờ học III- Dạy- Học bài mới HĐ của thầy và trò Kiến thức cơ bản - Dựa vào bản đồ kinh tế chung VN và bản đồ giao thông vận tải-du lịch VN, lược đồ kinh tế Việt Nam và lược đồ 39.2 tr. 141 ? Hãy nêu điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển - đảo của nước ta. ?- Vùng biển nước ta có nhữngđặc điểm gì? I- Biển và đảo Việt Nam 1- Vùng biển nước ta - Bờ biển dài, vùng biển rộng. - Là vùng biển có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển - Có nhiều cơ hội để hội nhập vào nền kinh tế thế giới - Quan sát hình 38.1 (135). - GV hướng dẫn HS quan sát và nêu giới hạn của từng bộ phận của vùng biển nước ta. Dựa vào hình 38.2 (136) HS hoạt động nhóm/bàn. ?- Tìm các đảo và quàn đảo lớn ở vùng biển nước ta - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và tìm các thông tin HS nghiên cứu thông tin SGK và tư liệu tham khảo. Dựa vào hình 38.3. ?- Hãy cho biết những thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển của nước ta. ?- Ngành khai thác- nuôi trồng và chế biến hải sản phát triển như thế nào? ?- Nước ta có thế mạnh gì về du lịch biển? 2- Các đảo và quần đảo - Có khoảng 2800 hòn đảo lớn, nhỏ , phân bố ở các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang. - Có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. II- Phát triển tổng hợp kinh tế biển - Nguồn tài nguyên biển- đảo phong phú tạo điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế . Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản. - Ngành thuỷ sản đang ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển-đảo, nuôi cá theo hướng công nghiệp ở Hạ Long, Bái Tử Long - Phát triển hiện đại chế biến hải sản *KL: Ngành thuỷ sản đã phát triển cả khai thác - nuôi trồng và chế biến hải sản. 2- Du lịch biển - đảo. - Có phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Đặc biệt là thành phố Hạ Long +Du lịch biển phát triển nhanh trong những năm gần đây. IV- Luyện tập – Củng cố - Dựa vào kiến thức đã học. Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng Vùng biển nước ta có nhiều quần đảo là: A : Vùng biển Quảng Ninh- Hải Phòng B . Bắc Trung Bộ C.. Nam Trung Bộ D Cà Mau- Kiên Giang V- Hướng dẫn học bài: - Học kĩ nội dung bài học - Chuẩn bị bài sau: Phát triển kinh tế biển (tiết 2). Ngày: Tiết: 45 phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo A- Mục tiêu - Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp kiến thức một cách lô gíc. - Xác định được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường . B- Đồ dùng - Bản đồ kinh tế Việt Nam - Bản đồ giao thông vận tải- du lịch Việt Nam - Lược đồ 39.2 SGK phóng to - HS chuẩn bị bút chì, thước kẻ , bút màu C- Tiến trình lên lớp I- Tổ chức: 9A: 9B: II- Kiểm tra : - Chuẩn bị của HS III- Dạy – Học bài mới HĐ của thầy và trò Kiến thức cơ bản - HS đọc thông tin SGK - HĐ nhóm ?- Kể tên một số khoáng sản biển ở nước ta? ?- Vì sao nghề muối lại phát triển mạnh ở Nam Trung Bộ ? ?- Dựa vào kiến thức đã học trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta ? ?- Trình bày những tiềm năng và sự phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta ? ?- Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngoại thương nước ta ? 3- Khai thác và chế biến khoáng sản biển - Khoáng sản biển : Dầu khí, cát trắng, ti tan - Nghề muối phát triển vì có nhiều điều kiện thuận lợi về khí hậu, địa hình, - Dầu khí là khoáng sản quan trọng hàng đầu ở nước ta . Được phân bố trong các bể Trầm tích ở vùng thềm lục địa với trữ lượng lớn + Là ngành kinh tế biển mũi nhọn + Công nghiệp hóa dầu đang hình thành + Công nghiệp chế biến dầu khí , phục vụ cho các ngành : sản xuất điện , phân lân 4- Phát triển tổng hợp giao thông vận tải - Giao thông vận tải biển đang phát triển mạnh cùng với quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. - Tạo điều kiện thuận lợi , thúc đẩy mạnh mẽ , trao đổi hàng hóa và dịch vụ với bên ngoài . Tham gia vào việc phân công lao động quốc tế. - Bằng kiến thức đã học và thực tế. Kết hợp SGK. HS hoạt động nhóm. ?- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta , đã dẫn tới những hậu quả gì? - 5 phương hướng bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo + Điều tra , đánh giá tiềm năng sinh vật , đầu tư chuyển hướng khai thác thủy sản từ vùng biển ven bờ sang vùng biển xa bờ . + Bảo vệ rừng ngập mặn , trồng thêm rừng + Bảo vệ san hô ngầm dưới biển , cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức + Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản . + Chống làm ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học , đặc biệt là dầu mỏ. III- Bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo 1- Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo * Thực trạng - Diện tích rừng ngập mặn giảm - Sản lượng đánh bắt thủy sản giảm -Một số loài có nguy cơ bị tiệt chủng *Nguyên nhân - Do ô nhiễm môi trường biển và khai thác đánh bắt quá mức . *Hậu quả - Suy giảm tài nguyên sinh vật làm ảnh hưởng xấu đến đời sống - du lịch biển 2- Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo - Nhà nước đã đề ra 5 phương hướng cụ thể nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo ở nước ta IV- Luyện tập – Củng cố HS hoàn thành sơ đồ sau phát khai tác tổng hợp thế phát triển bảo vệ triển mạnh tài nguyên biển các ngành môi trường kinh kinh an ninh kinh tế khai thác thế mạnh cơ sở vật tế vùng biển biển chất,kĩ thuật (nguồn LĐ) biển đảo V- HD học bài: - Ôn lại phần; Các đảo ven bờ, tìm hiểu tiềm năng kinh tế các đảo ở nước ta . - Tìm hiểu tình hình khai thác, xuất khẩu , nhập khẩu dầu mỏ. - Đọc trước tiết 46 Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế biển của các đảo ven bờ Ngày: thực hành Tiết: 46 đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí A-Mục tiêu - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích tổng hợp kiến thức. - Xây dựng được mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí - Có ý thức gìn giữ , bảo vệ môi trường biển , đảo. B- Đồ dùng - Bản đồ kinh tế Việt Nam - Bản đồ giao thông vận tải, du lịch Việt Nam - Lược đồ 39.2 SGK phóng to - HS : bút chì, bút màu. C- Tiến trình lên lớp I- Tổ chức : 9A: 9B: II- Kiểm tra - Gọi HS lên bảng trình bày sơ đồ : “Phát triển tổng hợp kinh tế biển” III- Dạy – Học bài mới HĐ của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS dựa vào bản đồ kinh tế Việt Nam và lược đồ hình 39.2 . ?- Nêu điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo ?- Các đảo : Cát Bà. Côn Đảo, Phú Quốc đều phát triển những ngành kinh tế nào? GV chia lớp thành 3 nhóm , thảo luận những vấn đề sau: ?-Tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập xăng dầu và chế biến dầu khí * GV hướng dẫn I- Bài tập số 1: Đánh giá tiềm năng các đảo ven bờ 1- Yêu cầu: 2- Đáp án: - Các đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp kinh tế biển là : Cát Bà, Côn đảo, Phú Quốc . Các đảo này đều phát triển về Nông – Lâm – Ngư nghiệp – dịch vụ biển . II- Bài tập 2 – Luyện tập HS HĐ nhóm Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn - Dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua .- Sản lượng dầu mỏ không ngừng tăng - Các nhóm phân tích biểu đồ và rút ra kết luận Phân tích mối quan hệ các đối tượng ?-Công nghiệp chế biến dầu khí của ta như thế nào? (Phân tích diễn biến của từng đối tượng của các năm) ?- Sự bất cập của việc nhập xăng dầu đã chế biến và xuất khẩu dầu thô? Chú ý: Mặc dù lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm lớn gấp 2 lần lượng xăng dầu nhập nhưng giá dầu đã chế biến lớn lớn hơn rất nhiều so với giá dầu thô 2- Dầu khai thăc dưới dạng thô - Công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển . đây là điểm yếu trong công nghiệp dầu khí nước ta 3- Nhập xăng dầu đã chế biến - Xăng dầu đã chế biến nhập với số lượng ngày càng cao. Trong khi đó chúng ta lại xuất khẩu dầu thô IV- Luyện tập – Củng cố - Dựa vào kiến thức đã học , hãy nối tên các đảo và tỉnh cho phù hợp ở 2 cột trong bảng sau: Các đảo Tỉnh Đáp án 1 – Cát Bà 2- Côn Đảo 3- Lý Sơn 4- Phú Quốc Thổ Chu 5- Cái Bầu, Cô Tô 6- Phú Quí a- Bà Rịa – Vũng Tàu b- Bình Thuận c- Cà Mau d- Hải Phòng e- kiên Giang g- Quảng Ngãi h- Quảng Ninh 1-d 2-a 3-g 4-e 5-h 6-b V- HD học bài - HS học thuộc bài theo nội dung câu hỏi SGK. - Tìm hiểu địa lí địa phương ( tỉnh- thành phố) - Tìm hiểu vị trí địa lí , giới hạn lãnh thổ, diện tích , dân số, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. - Thổ nhưỡng ( Các loại đất) - Tài liệu về sông ngòi- dòng chảy - Đặc điểm phát triển kinh tế của tỉnh. - Chuẩn bị Bản đồ tự nhiên , bản đồ kinh tế , các lược đồ phân bố công nghiệp của tỉnh.

File đính kèm:

  • docDIA LI 9 TU TIET 4246.doc
Giáo án liên quan