. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng biết được:
1.1. Kiến thức:
- Tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Củu Long.
- Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và những giải pháp khắc phục khó khăn.
- Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với sự phát triển kinh tế 2 vùng.
1.2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ.
- Vẽ và phân tích biểu đồ.
- Phân tích giá trị kinh tế.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 43 - Tuần 27 - Ôn tập kiểm tra 1 tiết học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 05/02/2013
Tiết: 43
Tuần dạy: 27
OÂN TAÄP
1. MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng biết được:
1.1. Kiến thức:
- Tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Củu Long.
- Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và những giải pháp khắc phục khó khăn.
- Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với sự phát triển kinh tế 2 vùng.
1.2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ.
- Vẽ và phân tích biểu đồ.
- Phân tích giá trị kinh tế.
1.3. Thái độ:
Có tình yêu quê hương tổ quốc Việt Nam.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam
- Bản đồ hai vùng kinh tế ĐBSCL và ĐNB
- Học liệu: SGK, giáo án.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Tập, bút.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
3.1. Ổn định: (1’) Điểm danh lớp.
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Dựa vào câu hỏi ôn tập để cho điểm HS.
3.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu về vùng Đông Nam Bộ.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan.
- Vấn đáp.
- Quy nạp.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Chia lớp lớp ra nhiều nhóm, có thể mỗi bàn làm 1 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận 1 câu hỏi.
- Gợi ý cho học sinh nội dung cần thảo luận
Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng ĐNB trên bản đồ.Vị trí ấy có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế –XH?.
Câu 2: Với kiến thức đã học hãy giải thích Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh về kinh tế biển?
Câu 3: Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng ĐNB
Câu 4: Vì sao cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nước của các dòng sông thuộc vùng Đông Nam Bộ?
Câu 5: Nêu đặc điểm dân cư - xã hội vùng Đông Nam Bộ.
- Số dân.
Câu 6: Nêu đặc điểm đặc điểm kinh tế vùng Đông Nam Bộ
- Nhóm trưởng điều động các thành viên của mình thảo luận.
- Từng thành viên trong nhóm góp ý cho câu hỏi thảo luận.
- Thống nhất ý kiến chung.
Học sinh cần nêu được các ý:
- Vị trí.
- Giới hạn.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí., giới hạn lãnh thổ vùng ĐNB
- Thềm lục địa.
- Các bãi tôm, cá.
- Thuận lợi về giao thông.
- Phát triển du lịch.
- Địa hình.
- Khí hậu.
- Sông ngòi.
- Rừng.
- Làm nguồn sinh thuỷ . . .
- Giữ gìn cân bằng sinh thái .
- Điều hoà khí hậu.
- Mật độ trung bình.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
- Tỉ lệ dân thành thị.
- Người dân.
- Tiềm năng.
- Công nghiệp.
- Nông nghiệp.
- Dịch vụ.
Câu 1:
- Giới hạn:
+ Phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp Cam -Pu- Chia
+ Phía Tây Nam tiếp giáp vùng ĐB Sông Cửu Long
+ Phía Đông Nam là biển Đông
+ Phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp vùng tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Ý nghĩa: Là chiếc cầu nối.
Câu 2:
Vì: Ở khu vực biển Bà rịa -Vũng Tàu có:
- Thềm lục địa và đáy biển gần bờ có nhiều khoáng sản phát triển ngành khai thác . . .
- Trong nước biển có các bãi tôm, bãi cá .
- Là biển nhiệt đới, gần trung tâm hàng hải quốc tế, có các hải cảng giao thông . . . .
- Bờ biển đẹp du lịch biển
Câu 3:
- Địa hình thoải, đất xám cổ phủ lớp ba dan màu mỡ tơi xốp
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm mưa theo mùa
- Lưu vực sông Đồng Nai -Vàm Cỏ
- Rừng còn rất ít nhưng có vai trò vô cùng quan trọng
Câu 4:
- Vấn đề bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách của vùng.
- Làm phong phú nguồn sinh thuỷ . . .
- Giữ gìn cân bằng sinh thái .
- Điều hoà khí hậu . . .
Câu 5:
- Số dân đông 10,9 triêụ nguời (năm 2002)
- Mật độ trung bình cao 434 người /km2
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1,4%
- Tỉ lệ dân thành thị cao 55,5%
- Người dân rất năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội.
- Tiềm năng phát triển về du lịch
Câu 6:
- Công nghiệp: Chiếm vị trí hàng đầu trong các vùng nước ta
- Nông nghiệp: Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp xuất khẩu của cả nước
- Dịch vụ: Rất quan trọng bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông . . .
Hoạt động 2: ( 19 phút ) Tìm hiểu về Đồng bằng sông Cửu Long.
a) Phương pháp giảng dạy:
- Trực quan.
- Vấn đáp.
- Diễn giảng.
b) Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
- Chia lớp lớp ra nhiều nhóm, có thể mỗi bàn làm 1 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận 1 câu hỏi.
- Gợi ý cho học sinh nội dung cần thảo luận
Câu 7: Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ vị trí ấy có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế –XH.
Câu 8: Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9: Nêu đặc điểm dân cư - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặc điểm kinh tế nổi bật như thế nào?
- Nhóm trưởng điều động các thành viên của mình thảo luận.
- Từng thành viên trong nhóm góp ý cho câu hỏi thảo luận.
- Thống nhất ý kiến chung.
Học sinh cần nêu được các ý:
- Vị trí.
- Giới hạn
- Ý nghĩa.
- Đất đai.
- Khí hậu.
- Sông ngòi.
- Sinh Vật.
- Khoáng sản.
- Vùng biển.
- Số dân
- Mật độ trung bình.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên.
- Tỉ lệ dân thành thị.
- Người dân.
- Thành phần dân tộc.
- Nông nghiệp.
- Công nghiệp.
- Dịch vụ.
Câu 7:
- Phía Bắc tiếp giáp Cam Pu Chia
- Phía Tây Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan
- Phía Đông Nam là biển Đông
- Phía Đông Bắc tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ.
=>Vùng có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên đất liền – biển và giao lưu với các nước trong khu vực và trên toàn TG.
Câu 8:
- Đất đai: Rộng lớn bằng phẳng có 4 loại đất chính trong đó đất phù sa ngọt có giá trị KT cao.
- Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
- Sông ngòi:
- Hạ lưu sông Mê Công
- Hệ thống kênh rạch chằng chịt
- Sinh vật: Rất đa dạng.
- Khoáng sản: dầu mỏ khí đốt, đá vôi.
- Vùng biển và hải đảo: Thềm lục địa nông rộng.
Câu 9:
- Số dân đông 16,7 triêụ nguời (2002)
- Mật độ trung bình cao 407 người /km2
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1,4%
- Tỉ lệ dân thành thị cao 17,1%
- Tỉ lệ người biết chữ thấp 88,1%
- Thành phân dân tộc đơn giản người khơ me, chăm, Hoa, kinh . . ..
Câu 10:
- Nông nghiệp: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất niều lúa gạo nhất nước ta.
- Công nghiệp: Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn vùng (chỉ 20% 2002)
Dịch vụ: Bao gồm ngoại thương, vận tải thuỷ và du lịch.
4. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP :
4.1. Tổng kết: (4’)
Gv nhận xét thái độ tinh thần học tập của Hs thông qua tiết ôn tập.
4.2. Hướng dẫn học tập: (1’)
Hướng dẩn Hs học bài ôn tập tiết sau kiểm tra 1t.
4.3. Phụ lục:
File đính kèm:
- Ôn tập kiểm tra 1 tiết HK II.doc