Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 43 - Tuần 28: Kiểm tra 1 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Nắm vững được các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

 Những nét chính về tình hình phát triển kinh tế cũng như những thành tựu quan trọng của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

 Cách vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu.

2. Kĩ năng:

 Vẽ và phân tích biểu đồ tròn.

 Khái quát và hệ thống hóa kiến thức đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 43 - Tuần 28: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 43 Tuần dạy: 28 Ngày dạy: 18/3/2013 KIỂM TRA 1 TIẾT MỤC TIÊU: Kiến thức: Nắm vững được các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Những nét chính về tình hình phát triển kinh tế cũng như những thành tựu quan trọng của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cách vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu. Kĩ năng: Vẽ và phân tích biểu đồ tròn. Khái quát và hệ thống hóa kiến thức đã học. Thái độ: Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. NỘI DUNG HỌC TẬP: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình phát triển kinh tế cũng như những thành tựu quan trọng của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Cách vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Hệ thống câu hỏi tự luận, đáp án. Học sinh: Chuẩn bị các kiến thức đã học về vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số. Kiểm tra miệng: Học sinh nộp tất cả các tài liệu có liên quan đến bộ môn. Tiến trình bài học: Câu hỏi Đáp án 1. Nêu những thành tựu trong nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long (2,5Đ). 2. Kể tên các tỉnh trồng nhiều lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Phân tích những điều kiện để phát triển ngành thuỷ sản của vùng (3,5Đ). 3. Vì sao cao su được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ ? (2,0Đ). 4. Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP công nghiệp của đồng bằng Sông Cửu Long, năm 2000 (%) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 (1,5Đ). Nhận xét (0,5Đ). Thành tựu trong nông nghiệp: Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Vùng trọng điểm sản xuất lượng thực thực phẩm lớn nhất nước hoặc 51,1% diện tích và 51,5% sản lượng lúa cả nước Chiếm 50% tổng sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng cả nước. Chiếm 25% đàn vịt cả nước. Vùng chuyên canh cây ăn quả lớn nhất nước. Nghề rừng phát triển mạnh với diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước. Các địa phương trồng lúa chủ yếu ; những điều kiện phát triển ngành thuỷ sản: Các tỉnh trồng nhiều lúa: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. (kể đúng mỗi tỉnh đạt 0,15 điểm). Những điều kiện phát triển thuỷ sản: Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm. Điều kiện tự nhiên: Sông ngòi và kênh rạch, biển, diện tích nước lợ và nước mặn Nguồn lao động: Dồi dào, cần cù, năng động, giàu kinh nghiệm, thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá. Cơ sở chế biến có khắp ở các địa phương trong vùng. Thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích đẩy mạnh phát triển ngành thuỷ sản. Cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ vì: Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm. Địa hình khá bằng phẳng, đất badan và đất xám. Khí hậu nhiệt đới mang sắc thái cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm với 2 mùa (mưa và khô rõ rệt), ít gió bão. Nguồn lao động dồi dào, người dân nhiều kinh nghiệm, công nghiệp chế biến phát triển. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Bài tập: (2 điểm). Vẽ biểu đồ thích hợp: Vẽ biểu đồ tròn đúng tỉ lệ mỗi thành phần đạt ; các yếu tố phụ khác đạt 1,5Đ. Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25Đ. Nhận xét: Công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển không đều, chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng (0,5Đ). TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Tổng kết: 1.1. Giáo viên thông báo hết giờ và thu bài. 1.2. Nhận xét tiết kiểm tra viết. Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: Tiếp tục ôn tập các kiến thức cơ bản về vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 38: “Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển – đảo”: Nguồn tài nguyên biển – đảo của nước ta có giá trị như thế nào trong sự phát triển kinh tế ? Vùng biển và hải đảo ven biển nước ta có giá trị như thế nào ? Khi nói đến vùng biển nước ta, ta phải nói đến các thành phần nào của biển ? Các đảo có diện tích lớn ở nước ta ? Trong vịnh Bắc Bộ và biển Đông, nước ta có các đảo và quần đảo nào xa bờ ? Nhờ đâu biển nước ta giàu nguồn lợi hải sản ? Vì sao hoạt động của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản ở nước ta còn nhiều điều bất hợp lí ? Cho biết tên vài loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở nước ta ? PHỤ LỤC:

File đính kèm:

  • docPeriod 43.doc
Giáo án liên quan