Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 47 - Bài 1: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai (1 tiết )

Mục tiêu:

 Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức

- Trình bày được vị trí, giới hạn và tên các đơn vị hành chính của tỉnh Lào Cai.

- Biết các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh và nêu được ý nghĩa của vị trí địa lý và một số thế mạnh của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên đối với phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 47 - Bài 1: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai (1 tiết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa lí địa phương tỉnh lào cai Ngày soạn: /4/2012 Ngày giảng: /4/2012 Tiết 47 - Bài 1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Của tỉnh Lào Cai (1 tiết ) I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức - Trình bày được vị trí, giới hạn và tên các đơn vị hành chính của tỉnh Lào Cai. - Biết các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh và nêu được ý nghĩa của vị trí địa lý và một số thế mạnh của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên đối với phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai. 2 Kỹ năng - Xác định được vị trí, giới hạn, các đơn vị hành chính của tỉnh, các dãy núi chính, các dòng sông lớn và một số mỏ khoáng sản trên bản đồ - Phân tích và đánh giá được giá trị kinh tế của một số tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Lào Cai. 3. Thái độ: có tình yêu quê hương, có ý thức trách nhiệm với vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tài nguyên môi trường và vấn đề phát triển bền vững của địa phương. II. Phương pháp / kĩ thuật dạy học: - Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm/ kĩ thuật khăn trải bàn, thuyết giảng tích cực III. Đồ dùng dạy học 1. Thiết bị /Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính Việt Nam - Lược đồ hành chính và tự nhiên tỉnh Lào Cai - átlát Địa lý Việt Nam - Tranh, ảnh tuyết rơi ỏ Sa Pa, rừng nguyên sinh ở Hoàng Liên Sơn; cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu - Cảnh ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên - ảnh về du lịch Sa Pa và cửa khẩu quốc tế Lào Cai 2. Tài liệu tham khảo: Địa lý các tỉnh và thành phố (tập III), NXB GD. IV. Tổ chức giờ học ổn định tổ chức: Kiểm tra. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Xác định vị trí, phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính và nêu ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh (10 phút) - Mục tiêu: HS xác định được vị trí, phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính của tỉnh trên bản đồ hành chính và nêu được ảnh hưởng của vị trí địa lý với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ hành chính Việt Nam và hành chính tỉnh Lào Cai + ảnh về hoạt động xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai. - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân /cả lớp Bước 1: + Sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam và hành chính tỉnh Lào Cai, átlát Địa lý Việt Nam để xác định vị trí, giới hạn và các đơn vị hành chính của tỉnh Lào Cai (Huyện - thành phố) + Học sinh xác định vị trí, giới hạn và các đơn vị hành chính của tỉnh trên bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai. + Các học sinh khác nhận xét, bổ sung. Bước 2: + Quan sát ảnh hoạt động xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu và nêu những thuận lợi của vị trí địa lý đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh Lào Cai. + GV yêu cầu một, hai HS trình bày ý kiến ; các HS khác nhận xét và bổ sung. + GV bổ sung và kết luận I. Vị trí, phạm vi lãnh thổ, các đơn vị hành chính. - Tỉnh Lào Cai giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tỉnh Lai Châu, Yên Bái và Hà Giang. Tỉnh Lào Cai có vị trí cửa ngõ và là đầu mối giao thông vận tải quan trọng giữa Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) , có thể giao lưu thuận lợi với các tỉnh Trung du và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tới các sân bay, cảng quốc tế và các nước láng giềng. - Diện tích tự nhiên của tỉnh: 6 357, 08 Km2 ( chiếm 1,92 % DT cả nước ) - Đơn vị hành chính: gồm 8 huyện và 1 TP trực thuộc tỉnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Lào Cai đối với sự phát triển KT - XH (30 phút) - Mục tiêu: HS biết đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Phân tích được một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ tự nhiên Việt Nam và tỉnh Lào Cai + Tranh ảnh về du lịch Sa Pa + Bảng số liệu thống kê về nhiệt độ, lượng mưa, hiện trạng sử dụng đất - Cách tiến hành: sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn. + Hoạt động nhóm ( 4 người/nhóm) theo số thứ tự 1,2,3,4 + Mỗi nhóm thảo luận một nội dung theo phiếu học tập GV giao và ghi kết quả trên giấy AO đã kẻ các ô và ghi số 1,2,3,4 ở 4 góc trên khăn trải bàn. + Mỗi HS ngồi vào một vị trí theo số đã quy định trên khăn phủ bàn, làm việc với nội dung được phân công và viết vào ô mang số của mình câu trả lời hoặc ý kiến của bản thân. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 1 vài phút đầu. + Khi cả 4 HS đã chuẩn bị xong, cùng chia sẻ và thảo luận các câu trả lời + Thư kí (hoặc đại diện nhóm) viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn - Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và phát phiếu học tập cho các nhóm (mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung) + Nhóm 1: Nêu đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lào Cai (dạng địa hình, độ cao, phân bố và hướng núi) + Nhóm 2: Khí hậu tỉnh ta có đặc điểm gì? Địa hình có ảnh hưởng đến khí hậu của tỉnh ntn? + Nhóm 3: Nêu tên một số sông lớn của tỉnh. Sông ngũi của tỉnh có hướng chảy, chế độ nước và giá trị kinh tế ntn? + Nhóm 4: Tỉnh Lào Cai có những loại đất nào? phân bố ở đâu? Đất của tỉnh được sử dụng vào những mục đích gì? Cần làm gì để bảo vệ đất? + Nhóm 5: Tài nguyên sinh vật của tỉnh có đặc điểm gì? Cần thực hiện những biện pháp nào để phát triển và bảo vệ tài nguyên sinh vật của tỉnh? + Nhóm 6: Nêu tên một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn của tỉnh và nơi phân bố của chúng. K/S có vai trò ntn đối với phát triển kinh tế của tỉnh ? + Bước 2: Các nhóm thảo luận + Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và các HS khác nhận xét và bổ sung. + Bước 4: GV bổ sung và chuẩn kiến thức theo từng nội dung GV: (mở rộng) VB cũng có nhiều loài động thực vật có trong sách đỏ : cá cóc Tam Đảo ( Chiềng Ken - KYH) Vọoc quần đùi trắng ( Nậm Xé ) Bách tán Đài Loan ( Phú Mởu - Liêm Phú) CH: Kể tên các loại khoảng sản ở VB? II. ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên 1. Địa hỡnh - Chủ yếu là nỳi chạy theo hướng TB- ĐN + Hữu ngạn s. Hồng: Là miền nỳi trẻ, xen kẽ các cánh đồng + Tả ngạn s. Hồng: Cao nguyờn cổ Bắc Hà, Mường Khương và một số dóy nỳi cao trờn 1000m - Thuận lợi cho phỏt triển nụng, lõm nghiệp và du lịch. 2. Khớ hậu - Nhiệt đới giú mựa, cú một mựa đụng lạnh - Khớ hậu khỏc nhau giữa phía đụng và tõy dóy HLS và giữa vựng thấp với vựng cao. + Thuận lợi: Cơ cấu cõy trồng, vật nuụi đa dạng, thế mạnh về cây cận nhiệt và ụn đới. + Khú khăn: Rột đậm, rột hại, sương muối, giú núng.. 3. Sông ngòi - Sụng lớn: S. Hồng, S Chảy, ngũi Nhự chảy theo hướng TB- ĐN - Thuỷ chế thất thường, thay đổi theo mùa - Giỏ trị kinh tế: thủy điện, thủy lợi... 4. Đất Chủ yếu là nhúm đất Fe ra lớt đỏ vàng, đất được sử dụng để: - SX Nụng nghiệp: 73.692 ha; - Lõm nghiệp: 264.639 ha, còn lại sử dụng vào các mục đích khác; - Khai thác đất theo các vành đai từ thấp lên cao. 5.Tài nguyờn sinh vật - Khỏ đa dạng chủ yếu là rừng nhiệt đới, ở độ cao trờn 1500m xuất hiện cõy lỏ kim - Diện tớch rừng tự nhiờn: 215.817 ha, cú nhiều gỗ quý, diện tớch rừng già cũn ớt. - Động vật rất phong phú, các loài quý hiếm được bảo vệ trong Vườn quốc gia Hoàng Liên. 6. Khoỏng sản Cú 31 loại khoỏng sản, một số khoỏng sản cú trữ lượng lớn như: A pa tit (Cam Đường ) Đồng (Bỏt Xỏt ) sắt (Văn Bàn ) Cao lanh, Pen pỏt (TP Lào Cai )tạo nên thế mạnh trong SX công nghiệp của tỉnh. 7. Tài nguyên du lịch: rất đa dạng, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn *KL: ĐKTN và tài nguyên cho phép tỉnh Lào Cai xây dựng một cơ cấu kinh tế nhiều ngành dựa trên tài nguyên sẵn có. Hoạt động 3: Củng cố và đánh giá (5 phút ) - Bước 1: Cá nhân HS trả lời câu hỏi trong phần câu hỏi đánh giá - Bước 2: Đại diện HS trình bày kết quả; HS nhận xét và bổ sung - Bước 3: Giáo viên nhấn mạnh những nội dung cơ bản CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ Câu 1: Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau: A. Tỉnh Lào Cai giáp với các tỉnh nào dưới đây? Vân Nam (Trung Quốc), Yên Bái, Hà Giang Vân Nam (Trung Quốc), Yên Bái, Lai Châu và Hà Giang Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu và Sơn La Vân Nam (Trung Quốc), Yên Bái, Hà Giang và Sơn La B. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của địa hình tỉnh Lào Cai Chủ yếu là đồi núi, hướng núi chính là Tây Bắc - Đông Nam Nhiều cánh đồng xen giữa các cao nguyên đất đỏ badan Có các cánh đồng xen giữa các cao nguyên và vùng đồi trước núi Chủ yếu là đồi núi, cao nhất là dãy núi Hoàng Liên Sơn C. Đặc điểm nổi bật của khí hậu tỉnh Lào Cai là: Nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh Nhiệt đới gió mùa Thay đổi theo độ cao Cả a và c. D. Tỉnh Lào Cai có điều kiện để phát triển ngành du lịch nào sau đây? Du lịch sinh thái Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch hướng về cội nguồn Tất cả các ngành trên Câu 2: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh? Câu 3: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế? Ngày soạn: /4/2012 Ngày giảng: /4/2012 Tiết 48 - Bài 2 Dân cư - xã hội và đặc điểm kinh tế chung Của tỉnh Lào Cai (1 tiết) I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm của dân cư trong tỉnh (số dân, tỷ lệ gia tăng dân số, kết cấu dân số, sự phân bố dân cư ); tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế và đặc điểm kinh tế chung của tỉnh. - Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của dân cư tỉnh Lào Cai đối với phát triển kinh tế - xã hội. 2. Kỹ năng - Thu thập, xử lý thông tin, phân tích đánh giá ảnh hưởng của dân cư với phát triển kinh tế - xã hội. - Biết vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng dân số của tỉnh Lào Cai. Phân tích bảng thống kê về dân số và cơ cấu kinh tế của tỉnh. 3. Thái độ - Thấy được sự cần thiết phải thực hiện chiến lược về dân số và CSDSKHHGĐ - Có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc và phát huy những truyền thống tốt đẹp tôn trọng và đoàn kết giữa các dân tộc của địa phương. II. Phương pháp / kĩ thuật dạy học: - Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, thuyết giảng tích cực III. Đồ dùng dạy học - Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai. - Tranh ảnh một số dân tộc - Bảng số liệu thống kê gia tăng dân số, kết cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính - Bảng số liệu về diện tích, dân số và mật độ dân số - Bảng cơ cấu GDP của tỉnh Lào Cai thời kỳ 2005 - 2007 IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra: Câu 1: Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý đối với sự phát triển KT - XH của tỉnh? Câu 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế? 3.Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm dân cư - xã hội tỉnh Lào Cai (Dự kiến 25 phút) - Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm của dân cư - xã hội và ảnh hưởng của các đặc điểm đó đến sự phát triển KT - XH tỉnh Lào Cai. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai + Tranh ảnh một số dân tộc + Bảng số liệu thống kê về dân số, gia tăng dân số, kết cấu dân số, mật độ dân số tỉnh Lào Cai. - Cách tiến hành: Sử dụng phương pháp “Quả bóng tuyết” + Bước 1: Thảo luận cặp đôi, các cặp đôi trong một tổ cùng thảo luận một nội dung Tổ 1: Tìm hiểu về số dân, gia tăng dân số và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển KT -XH tỉnh Lào Cai? Tổ 2: - Tìm hiểu những đặc điểm của cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, lao động và dân tộc? Những ảnh hưởng của cơ cấu dân số tới phát triển KT - XH tỉnh Lào Cai? -Tìm hiểu về phân bố dân cư tỉnh Lào Cai (mật độ dân số, sự phân bố dân cư) Tổ 3: Kể tên các loại hình văn hoá dân gian, văn hoá truyền thống của tỉnh Lào Cai. Nêu những thành tựu đạt được trong giáo dục và y tế của tỉnh Lào Cai trong những năm gần đây? + Bước 2: Thảo luận nhóm 4 thống nhất ý kiến + Bước 3: Đại diện nhóm 4 báo cáo kết quả - HS nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV bổ sung và chuẩn kiến thức theo từng nội dung. I. Dân cư và xã hội 1. Số dân và gia tăng dõn số - Số dân năm 2007 có: 593.600 người. - Tỉ lệ tăng dân số: 1,58%, so với mức tăng TB của cả nước vẫn còn cao. 2. Cơ cấu dõn số và sự phõn bố dõn cư * Cơ cấu dân số: cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, nhóm tuổi dưới tuổi lao động chiếm 42,4%. - Phần lớn dân số tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 75,4%. Cơ cấu lao động của tỉnh đang chuyển dịch theo hướng giảm lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp, tăng lao động trong công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. - Chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao. - Có 25 nhóm ngành dân tộc, dân tộc kinh chiếm khoảng 35% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc chung sống đoàn kết. * Phân bố dân cư: mật độ dân số TB: 93 người/ km2, dân cư phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao nhất là TP Lào Cai 410 người / km2, thấp nhất là huyện Văn Bàn 54 người / km2. 3. Tỡnh hỡnh phỏt triển văn hóa, GD, Y tế * Văn hoá: văn hoỏ dõn gian phong phỳ, nhưng vẫn mang nét đặc sắc riêng của từng DT; văn hoỏ truyền thống với nhiều lễ hội. điển hỡnh là lễ hội Đền Thượng. * Phỏt triển GD: Hệ thống giáo dục của tỉnh ngày càng hoàn thiện. Năm 2007, tỉnh ta đó hoàn thành phổ cập GD THCS. Số lượng trường lớp, chất lượng GD ngày càng tăng. * Y tế: Gần đây việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng, số lượng phòng khám, gường bệnh và y bỏc sỹ tăng nhanh. dịch bệnh được đẩy lựi, đã kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền trong khỏm, chữa bệnh nên chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng tăng. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế chung của tỉnh Lào Cai (10 phút) - Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm chung về sự phát triển nền kinh tế và nêu được những đặc trưng nổi bật của kinh tế tỉnh Lào Cai. - Đồ dùng dạy học: Bảng số liệu cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2005 - 2007 - Cách tiến hành: Tổ chức hoạt động cả lớp + GV cung cấp cho HS một số thông tin về tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh và một số tỉnh khác trong nước, treo bảng số liệu về cơ cấu kinh tế phân theo ngành của tỉnh năm 2000 và 2005, sau đó gợi ý cho HS so sánh, rút ra kết luận. + HS nghiên cứu bảng số liệu so sánh và rút ra nhận định chung về tình hình phát triển kinh tế và thế mạnh kinh tế của tỉnh Lào Cai. + HS phát biểu ý kiến, HS khác nhận xét và bổ sung + GV bổ sung và kết luận. II. Kinh tế 1. Đặc điểm chung - Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh khá cao, năm 2005 đạt 11,5%. - Phát huy thế mạnh từ các lĩnh vực du lịch, khai thác và xuất khẩu khoáng sản, thương mại...,cơ cấu kinh tế của tỉnh đang thay đổi theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Hoạt động 3: Củng cố, đánh giá (5 phút) - Học sinh trả lời các câu hỏi và nêu cách làm bài tập trong phần câu hỏi và bài tập đánh giá - Học sinh trình bày - Học sinh khác nhận xét và bổ sung - Giáo viên nhấn mạnh những nội dung cơ bản và hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị nội dung bài sau Câu hỏi đánh giá 1. Nêu những đặc điểm nổi bật của dân cư tỉnh Lào Cai. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển KT - XH của tỉnh? 2. Khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: A. Thành tựu lớn nhất trong giáo dục của tỉnh Lào Cai năm 2007 là: Chất lượng giáo dục ngày càng tăng. Hệ thống giáo dục ngày càng hoàn thiện. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS Hoàn thành phổ cập giáo dục THPT B. Biểu hiện nào cho thấy chất lượng khám, chữa bệnh của ytế tỉnh Lào Cai ngày càng tăng? Số lượng gường bệnh và số lượng bác sỹ tăng nhanh Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được chú trọng Chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo Chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo, nhiều dịch bệnh được đảy lùi. C. Đặc điểm chung của kinh tế tỉnh Lào Cai là: a. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao b. Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao (11,5% năm 2005) c. Kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực d. Cả b và c đúng V. Phụ lục Bảng 1: Tỷ lệ sinh, tử, gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh qua các năm Năm Tỷ lệ sinh (%0) Tỷ lệ tử (%0) Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 25,81 24,86 23,90 23,25 22,33 21,60 6,52 6,60 6,36 6,35 5,83 5,80 1,93 1,83 1,75 1,69 1,65 1,58 Bảng 2: Dân số trung bình theo giới tính và thành thị, nông thôn qua các năm (Đơn vị: người) Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2003 557.180 277.456 279.724 101.449 455.731 2005 576.850 287.190 289.660 118.950 457.900 2007 593.600 295.316 298.284 124.000 469.600 Bảng 3: Diện tích, dân số TB và mật độ dân số năm 2007. Đơn vị hành chính Diện tích km2 Dân số TB (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn tỉnh Thành phố Lào Cai Huyện Mường Khương Huyện Bát xát Huyện Si Ma Cai Huyện Bắc Hà Huyện Bảo Thắng Huyện Sa Pa Huyện Bảo Yên Huyện Văn Bàn 6.383,88 229,67 556,14 1061,90 234,94 681,76 682,18 683,29 827,91 1426,08 593.600 94.192 49.206 66.580 29.050 51.608 103.880 46.094 76.090 76.900 93 410 89 63 124 76 152 67 92 54 Bảng 4: số liệu thống kê cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai phân theo khu vực kinh tế, năm 2005 và 2007 (Đơn vị %). Năm Khu vực kinh tế 2005 2007 Nông-Lâm -Ngư nghiệp 35,3 32,6 Công nghiệp - xây dựng 26,5 30,1 Dịch vụ 38,2 37,3 Ngày soạn: /4/2012 Ngày giảng: /4/2012 Tiết 49 - Bài 3 Các ngành kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường Của tỉnh Lào Cai I. Mục tiêu: Sau bài học, HS đạt được: 1. Kiến thức - Trình bày được tình hình phát triển và phân bố các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai. - Nêu được sơ lược phương hướng phát triển kinh tế và các biện pháp bảo vệ môi trường của tỉnh. 2. Kỹ năng - Quan sát, thu thập xử lý thông tin và liên hệ với thực tế địa phương về vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo về môi trường - Phân tích bảng số liệu thống kê 3. Thái độ Tích cực học tập để góp sức mình vào sự nghiệp phát triển KT - XH của tỉnh, có ý thức bảo vệ môi trường và không đồng tình với những việc làm gây ô nhiễm môi trường ở địa phương. II. Phương pháp / kĩ thuật dạy học: - Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, thuyết giảng tích cực III. Đồ dùng dạy học - Bản đồ tự nhiên và kinh tế tỉnh Lào Cai - Tranh, ảnh về du lịch Sa Pa; hoạt động xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai và hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra: 1. Nêu những đặc điểm nổi bật của dân cư tỉnh Lào Cai. Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển KT - XH của tỉnh? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình phát triển và phương hướng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh (25 phút ) - Mục tiêu: HS biết và trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế và phương hướng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Lào Cai. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ kinh tế tỉnh Lào Cai + Tranh, ảnh về du lịch Sa Pa và hoạt động xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai; hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. - Cách tiến hành + Bước 1: Chia 6 nhóm và thảo luận (6 phút) - Nhóm 1: Vị trí ngành CN trong CCKT. Cơ cấu CN của tỉnh gồm những ngành nào? Nêu tên và nơi phân bố ngành CN có vai trò quan trọng nhất. - Nhóm 2: CN của tỉnh đang được đầu tư phát triển như thế nào? Nêu tên một số sản phẩm CN quan trọng? Để phát triển CN tỉnh cần khắc phục khó khăn nào? Phương phương phát triển của ngành công nghiệp của tỉnh? - Nhóm 3: Ví trí, vai trò của ngành nông nghiệp? Nêu tên và nơi phân bố các cây trồng chủ yếu của tỉnh? Thế mạnh thuộc loại cõy trồng nào? Trong trồng trọt tỉnh gặp khó khăn nào? - Nhóm 4 Loại gia sỳc nào được tỉnh nuụi nhiều? Có thể khai thác thế mạnh nào để phát triển chăn nuôi ? Trong chăn nuôi tỉnh gặp khó khăn gì? - Nhóm 5 + Nhận xét về tình hình phát triển ngành lâm nghiệp. + Nêu biện pháp để nâng độ che phủ rừng và phương hướng phát triển của ngành nông nghiệp. - Nhóm 6 Cơ cấu dịch vụ gồm những ngành nào? Cho biết tỡnh hỡnh phỏt triển của ngành GTVT? - Nhóm 7: Tình hình phát triển ngành du lịch, thương mại và bưu chính viễn thông và phương hướng phát triển của ngành dịch vụ. + Bước 1: Các nhóm làm việc thảo luận nội dung được phân công + Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả + Bước 3: Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Bước 4 : Giáo viên bổ sung và kết luận. II- Kinh tế (tiếp) 1. Cỏc ngành kinh tế a. Cụng nghiệp - Là ngành giữ vị trí then chốt trong cơ cấu kinh tế chiếm 30,1% cơ cấu GDP của tỉnh (2007). - Có cơ cấu ngành đa dạng. Cụng nghiệp khai khoỏng là ngành mũi nhọn của tỉnh. Các ngành CN khác như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản... đang được quan tâm phát triển. - Công nghiệp của tỉnh đang được đầu tư phỏt triển, đã và đang xây dựng các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ CN b. Nụng nghiệp Là hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh, chiếm 32,6% trong cơ cấu GDP của tỉnh (2007). * Trồng trọt + Cõy lương thực: DT là 54 813 ha, lúa là cây lương thực chính, diện tích lúa 28 215 ha, trồng nhiều ở các huyện văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yờn, Bỏt Xỏt. Năng suất lúa 44,8 tạ/ha. Hoa màu được trồng ở nhiều nơi, đáng kể nhất là ngô, diện tích 26 598 ha, trồng nhiều ở huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên. + Cõy CN - Diện tích: 13 113 ha. Gồm các cây CN hàng năm. Cây CN quan trọng là cây chè phân bố chủ yếu ở Bảo Thắng, Mường Khương. + Cõy ăn quả: nhiều loại, một số loại đặc sản mận, đào, lê (Bắc Hà, Sa Pa) Cam quớt (Bảo yờn) + Các loại cõy khác: rau đậu, cây dược liệu, các loại hoa ôn đới.. đang được đầu tư phát triển ở nhiều nơi đặc biệt ở các huyện Sa Pa, Bắc Hà, Bỏt Xỏt. + Lõm nghiệp - Diện tớch rừng trồng năm 2007 là 56 000 ha. Độ che phủ rừng 44,8%. - Tỉnh đang thực hiện cỏc dự ỏn trồng rừng, cải tạo rừng, ỏp dụng trồng thử cây cao su, hồ đào * Chăn nuụi: Chiếm 20,5 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh (2005). tăng trưởng khá cao đạt Tb 9%/năm. - Nuôi trâu, bò phỏt triển ở (Bảo Thắng, Văn Bàn, MK). Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở (Văn Bàn, Bảo Thắng, Bát Xát, TP Lào Cai.) * Thuỷ sản gần đây được quan tâm phỏt triển chủ yếu là cá và tôm. Nuôi cá hồi, cá Tầm nguồn gốc xứ lạnh ở Sa Pa đã và mang lại hiệu quả kinh tế cao. c. Dịch vụ Là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của tỉnh 37,3% (2007), * Giao thông: Có mạng lưới GTVT đa dạng với 3 loại hình chính. Năm 2007 toàn tỉnh có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. QL 70 đang được nâng cấp, đã khởi công XD đường cao tốc đoạn Nội Bài - Lào Cai dài 264 km. Đường Sắt: khá phát triển. Đường thủy: chưa phát triển mạnh. * Thương mại: Phát triển nội thương và ngoại thương; hoạt động X - NK hàng hóa nhộn nhịp qua cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu, hàng hoá rất đa dạng. * Du lịch: Cú nhiều lợi thế để phỏt triển và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh (Lào Cai, Sa Pa, Bắc Hà). Du lịch sinh thái là thế mạnh. * Bưu chính viễn thông có những bước phát triển vượt bặc, thuê bao điện thoại và Intener ngày càng tăng. d. Phương hướng phát triển kinh tế phấn đấu đến năm 2010: công nghiệp: 31%; nông nghiệp: 27%; dịch vụ: 42%. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hoạt động 2: Tìm hiểu dấu hiệu suy giảm tài nguyên va ô nhiễm môi trường ở địa phương và biện pháp khắc phục (10 phút ) - Mục tiêu: HS nêu được một số dấu hiệu biểu hiện suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh từ đó đưa ra những biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường phù hợp với thực tế địa phương. - Đồ dùng dạy học: + Bản đồ tự nhiên tỉnh Lào Cai + Tranh, ảnh về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản và hiện trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân theo phương pháp “động não” + Học sinh trả lời câu hỏi: 1. Nêu những biểu hiện của sự suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở địa phương mà em biết? 2. Cho biết các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường có thể áp dụng ở địa phương tỉnh Lào Cai? + HS phát biểu ý kiến + HS khác nhận xét và bổ sung + GV bổ sung và kết luận theo từng nội dung (kết hợp liên hệ với thực tế vấn đề môi trường ở địa phương HS đang sống để giáo dục HS năng cao ý thức về bảo vệ môi trường) III- Bảo vệ tài nguyên và mụi trường 1. Một số tài nguyên do khai thác và sử dụng không hợp lí có nguy cơ bị suy giảm và ảnh hưởng xấu đến môi trường. 2- Biện phỏp bảo vệ mụi trường cần thực hiện kết hợp nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, quy hoạch xây dựng các nhà máy hợp lí; thực hiện tốt Luật môi trường, xử lí chất thải trước khi đưa ra môi trường. Hoạt động 3: Củng cố, đánh giá (5 phút) - Học sinh trả lời các câu hỏi trong phần câu hỏi đánh giá - Học sinh trình bày - Học sinh nhận xét và bổ sung - Giáo viên nhấn mạnh những nội dung cơ bản và hướng dẫn học sinh làm bài tập Câu hỏi đánh giá Câu 1: Công nghiệp của tỉnh phát triển như thế nào? Dựa trên điều kiện nào CN trở thành ngành mũi nhọn? Câu 2: Trong phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Lào Cai cần phải khắc phục những khó khăn nào? Câu 3: Bài tập trắc nghiệm Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau: A. Cây lương thực quan trọng nhất của tỉnh: a. Cây lúa b. Cây ngô c. Cây lúa và cây ngô d. Cây ngô và cây sắn B. Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của tỉnh do: a. Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao và có mùa đông lạnh b. Có mùa đông lạnh c. Chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa Đông Bắc C.Tuyến đường sắt quan trọng nhất và có hiệu quả vận tải lớn nhất tỉnh: a.Tuyến Phố Lu - Cam Đường b.Tuyến Hà Nội - Lào Cai đi Côn Minh (Trung Quốc) c.Tuyến Hà Nội- Lào Cai D. Thế mạnh để phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai là: a. Du lịch văn hoá b. Du lịch sinh thái c. Du lịch nghỉ dưỡng d. Cả ba

File đính kèm:

  • docDia li Lao Cai.doc
Giáo án liên quan