. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Nắm được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính và các điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Phú Thọ – ý nghĩa của chúng
2. Về kĩ năng:
- HS nắm vững cách phân tích bản đồ , lược đồ.
3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế của tỉnh nhà
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam
7 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 47 - Bài 41: Địa lí tỉnh Phú Thọ ( tiết 1 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lí địa phương
Soạn :........
Giảng :.......... Tiết 47 - Bài 41
Địa lí tỉnh Phú Thọ ( Tiết 1 )
I. MụC TIêU BàI HọC
1. Về kiến thức:
- Nắm được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính và các điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Phú Thọ – ý nghĩa của chúng
2. Về kĩ năng:
- HS nắm vững cách phân tích bản đồ , lược đồ.
3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế của tỉnh nhà
II. CáC PHươNG TIệN DạY HọC
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ tỉnh Phú Thọ
III. TIếN TRìNH TIếT DạY
1. ổn định lớp.
Lớp 9A :.
Lớp 9B :.
2. Kiểm tra bài cũ :
Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng ?
3. Bài mới:
- Phạm vi lãnh thổ. Diện tích ?
- ý nghĩa vị trí địa lí ?
- Quá trình hình thành tỉnh :
- Kể tên các đơn vị hành chính của tỉnh ?
- Đặc điểm chính của địa hình ?
- ảnh hưởng của địa hình ?
- Các nét đặc trưng về khí hậu ?
- ảnh hưởng đến SXNN ?
- Mạng lưới sông ngòi ?
- Vai trò của nó đối với SX và đời sống ?
- Các loại đất chính ?
- Cây trồng thích hợp ?
- Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên ?
- Các loại khoáng sản chính và vùng phân bố ?
I- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1- Vị trí và lãnh thổ
- Phú Thọ nằm trong toạ độ địa lí :
Vĩ độ : Từ 20o 55' B đến 21o43'B
Kinh độ : Từ 104o 48'Đ đến 105o 27'Đ
Phía bắc : giáp Tuyên Quang, nam giáp Hoà Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái.
- Diện tích : 3.528, 4 km2 ( chiếm 1,2% S cả nước )
- ý nghĩa : Là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc
2- Sự phân chia hành chính
- Quá trình hình thành tỉnh :
Tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh Hưng Hóa, sau tách dần đất để lập thêm các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, sơn la, Yên Bái
Tỉnh thành lập ngày 8/9/1891, gồm 2 huyện Tam nông, Thanh Thuỷ của tỉnh Hưng Hóa cũ, 3 huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh của phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.
- 5/ 5 / 1903, đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Khi đó tỉnh Phú Thọ gồm có 2 phủ (Đoan Hùng, Lâm Thao ), 8 huyện (Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì) và 2 châu (Thanh Sơn, Yên Lập).
- 3/1968, sáp nhập với Tỉnh Vĩnh Phúc thành tỉnh Vĩnh Phú, thành phố Việt Trì trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh phú.
- Cuối năm 1996, tách tỉnh Vĩnh Phú, tái lập tỉnh Phú Thọ.
2- Các đơn vị hành chính :
Tỉnh lị của tỉnh là thành phố Việt Trì
Các đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm thị xã Phú Thọ và 11 huyện khác là Thành phố Việt Trì, thị xã Phú thọ và 11 huyện khác là : Tam Nông, Thanh Thuỷ, Cẩm Khê, hạ Hoà, Phù Ninh, Thanh Ba, Đoan Hùng, Yên Lập, Tân Sơn , Lâm Thao , Thanh Sơn
II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên :
1- Địa hình :
- Đặc điểm chính : Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, dạng địa hình gò đồi hình bát úp là phổ biến
- Phú Thọ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đồng bằng sông Hồng với Miền núi và trung du phía Bắc, trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc thông thương và phát triển kinh tế của tỉnh.
2- Khí hậu :
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Số giờ nắng trong năm khá cao (1300 - 1400 giờ/ năm). Lượng mưa trung bình khoảng 1500mm/năm, tập trung vào các tháng 5 - 6 - 7- 8 - 9. Độ ẩm trung bình là 85%. Nhìn chung, chế độ nhiệt và ẩm của Phú Thọ cho phép tỉnh có điều kiện đa dạng hoá nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất.
3- Thuỷ văn :
- Có ba sông lớn chảy qua tỉnh Phú Thọ là Sông Thao, Sông Lô, Sông Đà, tổng chiều dài 200km. Chi lưu sông Hồng phía hữu ngạn gồm sông Bứa từ xứ Mường qua Đồn Vang đến Tứ Mỹ, sông Ngòi Gianh từ núi Đại Thân chảy về Tăng Xá, sông Ngòi Lao chạy từ Nghĩa Lộ đến Bằng Dã. Các dòng sông lớn tụ hội ở Việt Trì, tạo nên "thành phố ngã ba sông" với nhiều thuận lợi để trở thành một thành phố công nghiệp.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có một lượng nước ngầm với chất lượng khá tốt, lưu lượng trung bình 40 - 50m3/h ở vùng đồi núi.
4- Thổ nhưỡng:
- Đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Đất thường có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng được dùng để trồng rừng. Đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến.
- Đất phù sa cổ: phần lớn được sử dụng để trồng cây công nghiệp.
Đất chưa sử dụng : còn khoảng 40% diện tích tự nhiên
5- Tài nguyên sinh vật :
- Độ che phủ rừng : 144.256 ha ( 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng), cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm.
- Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong giai đoạn phát triển.
- Chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ không cao. Trong rừng còn có nhiều loài động vật quý hiếm.
6- Khoáng sản :
- Không nhiều và trữ lượng cũng không lớn, chủ yếu còn ở dạng tiềm ẩn, chưa được khai thác.
- Một số loại có giá trị kinh tế cao như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng, quactit, đá vôi, pirit,
4- Củng cố :
- Nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên tới đời sống kinh tế - xã hội ?
5- HDVN :
- Sưu tầm tài liệu nói về dân cư và lao động, kinh tế tỉnh Phú Thọ
Soạn :........
Giảng :.......... Tiết 48 - Bài 42
Địa lí tỉnh Phú Thọ ( Tiết 2 )
I. MụC TIêU BàI HọC
1. Về kiến thức:
- Nắm được dân cư và lao động, đặc điểm kinh tế của tỉnh nhà
2. Về kĩ năng:
- HS nắm vững cách phân tích bản đồ , lược đồ.
3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế của tỉnh nhà
II. CáC PHươNG TIệN DạY HọC
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ tỉnh Phú Thọ
III. TIếN TRìNH TIếT DạY
1. ổn định lớp.
Lớp 9A :.
Lớp 9B :.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính của tỉnh Phú Thọ ?
- Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Phú Thọ – ý nghĩa của chúng
3. Bài mới:
- Số dân?
- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên ?
- Gia tăng cơ giới
- Nguyên nhân ?
- Đặc điểm kết cấu dân số ?
- Mật độ dân số ?
- Phân bố dân cư ?
- Tình hình phát triển GD ?
- Nêu tên một số hoạt động VHDG ?
- Các cơ sở y tế ?
- Đặc điểm chung ?
III- Dân cư và lao động
1. Gia tăng dân số :
Tốc độ tăng dân số tự nhiên, 1,01% và tăng cơ học là 0,1%
Phú Thọ có dân số trung bình năm 2003 là 1.302,7 triệu người, với 21 dân tộc trong đó đông nhất là người Kinh, người Mường.
- Dự báo dân số có nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 0,84%
2. Kết cấu dân số
- Cơ cấu dân số phân theo giới tính năm 2003 là nam (49%), nữ (51%).
3. Phân bố dân cư :
- Mật độ dân số khoảng 370 người/km2
( thành thị (15,1%), nông thôn (84,9%)
4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế
- Trình độ học vấn : vào loại khá so với cả nước
+ số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% (cả nước : 3,5% )
+ Tỉnh có 1 trường Đại học, 1 trường Cao đẳng, 4 trường Trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ sở dạy nghề, 600 trường phổ thông và gần 20 Viện, trung tâm nghiên cứu khoa học của Trung ương và của tỉnh đóng góp trên địa bàn.
+ Tổng số học sinh, sinh viên theo học các cấp là đại học, cao đẳng (6.600), trung học chuyên nghiệp (4.700), học nghề (9.800) và học sinh phổ thông (307.000), bình quân 2.310 học sinh/vạn dân.
+ Số người có trình độ Đại học 12. 469 người, thạc sỹ 142 người, tiến sỹ 43 người.
IV- Kinh tế :
1. Đặc điểm chung :
- Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây : Đã có những chuyển biến tích cực theo chiều hướng : Giảm tỷ trọng ngành NN, tăng tỷ trọng ngành CN và DV
- Thế mạnh kinh tế của tỉnh : Nông lâm kết hợp
- Nhận định : So với cả nước, tốc độ phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng.
4. Củng cố :
- Khái quát nội dung bài
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2 trong SGK T 149.
5. HDVN :
- Học bài cũ
- Chuẩn bị nội dung bài mới - Bài 43
Soạn :........
Giảng :.......... Tiết 49 - Bài 43
Địa lí tỉnh Phú Thọ ( Tiết 3 )
I. MụC TIêU BàI HọC
1. Về kiến thức:
- Nắm được dân cư và lao động, đặc điểm kinh tế của tỉnh nhà
2. Về kĩ năng:
- HS nắm vững cách phân tích bản đồ , lược đồ.
3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, có niềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế của tỉnh nhà
II. CáC PHươNG TIệN DạY HọC
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ tỉnh Phú Thọ
III. TIếN TRìNH TIếT DạY
1. ổn định lớp.
Lớp 9A :.
Lớp 9B :.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, sự phân chia hành chính của tỉnh Phú Thọ ?
- Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Phú Thọ – ý nghĩa của chúng
3. Bài mới:
- Đặc điểm phát triển các ngành kinh tế của tỉnh ?
- Vị trí của ngành NN trong nền kinh tế của tỉnh ?
- Cơ cấu ngành NN ?
+ Phát triển và phân bố các loại cây trồng chính ?
- Vị trí của ngành CN trong nền kinh tế của tỉnh ?
- Cơ cấu ngành CN ? theo hình thức sở hữu, theo ngành ?
- Vùng phân bố ?
- Vị trí ngành DV ?
- GTVT ?
- Bưu chính viến thông ?
- Thương mại ?
- Du lịch ?
- Đầu tư của nước ngoài ?
- Thực trạng các nguồn tài nguyên của tỉnh bị suy giảm như thế nào ?
- Biện pháp bảo vệ môi trường ?
IV- Kinh tế :
2. Các ngành kinh tế :
a- Nông nghiệp :
- Đây là ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh, đã có nhiều chuyển biến tích cực
- Diện tích, sản lượng nông nghiệp tăng dần qua các năm.
- Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều hạn chế: Cơ cấu nông nghiệp chậm thay đổi, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng cao so với chăn nuôi.
- Việc vận dụng các thiết bị khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn chậm và chưa đồng đều.
- Tiềm năng đất đai và lao động chưa được khai thác hết.
- Các cây lượng thực chính : lúa, ngô, sắn, khoai lang.
Ngoài sản xuất lúa, gạo, tỉnh còn trồng các cây công nghiệp đặc sản như chè, cọ, dứa, sơn
- Cây chè chiếm hơn 90% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. - Sơn là cây công nghiệp truyền thống của tỉnh.
b- Công nghiệp
- Phú Thọ có nền công nghiệp phát triển tương đối sớm, từ những năm 1960. Tỉnh có nhiều nhà máy lớn, nhiều khu công nghiệp tập trung.
- Các nhà máy chè đen ở Cẩm Khê, super phốt phát ở Lâm Thao , nhà máy giấy Bãi Bằng. ...
- Trong thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển xây dựng các nhà máy chế biến nhiều hơn nữa để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
c- Dịch vụ
- Chiếm 34% tổng GDP của tỉnh. Nhìn chung, tỉ trọng của ngành dịch vụ tăng chậm, một số ngành dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là khu vực nông thôn.
- 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm. Số phương tiện vận tải tăng nhanh.
- Mật độ máy điện thoại : đạt hơn 5 máy/ 100 dân.
V- Bảo vệ tài nguyên và môi trường
a) Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh
- Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do :
+ Nhu cầu cung cấp gỗ, VLXD, chất đốt
+ Khai thác quá mức
+ Đốt rừng làm nương...
- Nguồn nước, không khí bị ô nhiễm do :
+ Chất thải từ các nhà máy hoá chất ( Lâm Thao, VT, giấy Bãi bằng...)
+ Chất thải sinh hoạt của người dân : Rác thải
+ Phương tiện giao thông ngày càng nhiều
- Khoáng sản bị khai thác ngày càng cạn kiệt : Đất cao lanh, mỏ pi rit..., quặng mica
- Động vật hoang dã bị tiêu diệt
- Đất trông đồi trọc ngày càng nhiều...
b) Biện pháp :
- Thực hiện tốt Luật tài nguyên khoáng sản Việt nam
- Giao đất giao rừng
- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
- Xây dựng các khu xử lí chất thải
- ......................
VI- Phương hướng phát triển kinh tế :
4. Củng cố :
- Cho biết các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chính của tỉnh ?
- Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh ?
5. HDVN : Học bài cũ . Sưu tầm tài liệu nói về tỉnh nhà.
File đính kèm:
- Dia li Phu Tho.doc