* Sau bài hoc, HS cần:
- Hiểu và trình bày được:
+ Tiềm năng phát triển kinh tế của ĐNB và ĐB Sông Cửu Long. Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục.
+ Tiềm năng to lớn của biển, đảo VN, những thế mạnh của kinh tế biển - đảo.
+ Vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo để phát triển kinh tế bền vững kinh tế.
- Có kỹ năng phân tích, so sánh các mối qua hệ địa lí, vẽ biểu đồ hình cột, hình tròn., phân tích biểu đồ.
II. Thiết bị dạy học:
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 47: Ôn tập (chủ đề bám sát từ bài 31 đến 39), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 ôn tập (chủ đề bám sát từ bài 31 đến 39)
Ngày soạn: 08/04/2012 Ngày dạy: 12/04/2012
I. Mục tiêu bài học:
* Sau bài hoc, HS cần:
- Hiểu và trình bày được:
+ Tiềm năng phát triển kinh tế của ĐNB và ĐB Sông Cửu Long. Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục.
+ Tiềm năng to lớn của biển, đảo VN, những thế mạnh của kinh tế biển - đảo.
+ Vấn đề cấp bách phải bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo để phát triển kinh tế bền vững kinh tế.
- Có kỹ năng phân tích, so sánh các mối qua hệ địa lí, vẽ biểu đồ hình cột, hình tròn., phân tích biểu đồ.
II. Thiết bị dạy học:
- Các phiếu học tập.
- át lát, các bản đồ: tự nhiên, kinh tế, hành chính.
III. Các hoạt động trên lớp:
1. ổn định tổ chức (1p):
2. Kiểm tra bài cũ (3p):
Kiểm tra việc hoàn thành bài thực hành của HS
3. Ôn tập (36p):
- GV kiểm tra nội dung ôn tập của HS
- Hệ thống hoá kiến thức từ bài 31- 39
- Vẽ thành thạo biểu đồ hình cột, tròn.
HĐ1: Cá nhân/Cặp
Hoàn thành bảngsau:
Vùng
Các yếu tố
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông cửu Long
Vị trí giới hạn
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Khí hậu cận xích đạo nóng, ẩm, đất ba dan, đất xám, thềm luc địa rộng, nông, biển ấm, nhiều dầu khí..
Đất phù sa chiếm diện tích lớn.
Rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, nóng ẩm quanh năm, nguồn thuỷ sản lớn nhất toàn quốc.
Dân cư xã hội
Dân khá đông, có mức sống cao nhất, đội ngũ lao động năng động, linh hoạt.
Mặt bằng dân trí chưa cao. Thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá.
Công nghiệp
Chế biến TP, sản xuất hàng tiêu dùng, dầu khí, công nghệ cao.
Chế biến LT-TP.
Nông nghiệp
Thế mạnh: cây CN, cây ăn quả, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Thế mạnh cây LT, cây ăn quả, nuôi vịt đàn, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, xuất khẩu gạo, thuỷ sản, hoa quả.
Dich vụ
Phát triển mạnh, đa dạng.
Xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch.
Các trung tâm kinh tế
Tp.HCM. Biên Hoà, Vũng Tàu.
Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
HĐ2: Theo nhóm
B1: Gv chia lớp làm 4 nhóm:
Nhóm 1: Ngành KT biển bao gồm ngành nào? Nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển kinh tế biển.
- Tại sao cần phải ưu tiên phát triển khai thác xa bờ? CNCB thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản?
- Sắp xếp các bãi tắm và khu du lịch biển nước ta theo thứ tự từ Bắc vào nam
Nhóm 2:
- Vẽ sơ đồ xu hướng phát triển ngành dầu khí.
- Xác định trên bản đồ các cảng biển và tuyến giao thông đường biển ở nước ta. Chung cần tiến hành biện pháp gì để phát triển giao thông vân tải biển?
- Tại sao phải bảo vệ tài nguyên biển đảo? Các giải pháp.
Nhóm 3:
- Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội là gì.
- Thế mạnh kinh tế của tỉnh là ngành gì? Dựa trên điều kiện nào?
- Tỉnh ta có tiềm năng du lịch gì? Các giải pháp.
Nhóm 4:
- Nêu khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Quảng Bình và phương hướng phát triển trong những năm tới?
- Phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh, giải pháp.
- Dựa vào bài thực hành 40 đã học, hãy chuyển thành bảng số liệu và vẽ lại, rút ra nhận xét về dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu, xăng dầu nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn từ 1999 - 2002.
B2: Các nhóm trao đổi, hoàn thành các phiếu học tập của mình, báo cáo kết quả.
B3: Giáo viên bổ sung thêm, chuẩn kiến thức.
3. Củng cố và đánh giá (2p):
Gv và HS cho điểm từng nhóm.
4. Nêu khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Quảng Bình và phương hướng phát triển trong những năm tới
a) Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình:
- QB có ưu thế để phát triển các loại hình du lịch: du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch tham quan văn hoá - lịch sử.
- trong những năm gần đây đã có nhiều đổi mới trong quảng bá, xây dựng cơ sở hạ tầng, có những khu nghỉ mát và tham quan nổi tiếng như Mĩ Cảnh, Phong Nha - Kẻ Bàng đã thu hút nhiều du khách đến Quảng Bình. b) Phương hướng phát triển:
- Đa dạng hoá các loại hình và hình thức du lịch để phát huy tối đa thế mạnh.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, tiếp thị, quảng bá, nâng cao chất lượng phục vụ, sản xuất nhiều hàng lưu niệm...
IV - Hoạt động nối tiếp (3p):
- Ôn tập theo các nội dung như trên, chuẩn bị tốt cho thi học kì 2 sắp tới
- Chuẩn bị tài liệu địa lí Quảng Bình.
Địa lí địa phương
Tiết 48 - Bài 41
địa lí tỉnh quảng bình (tự nhiên)
Ngaứy soaùn : 08-04-2012
Ngaứy dạy : .-04-2012
I. Mục tiêu bài học:
* Sau bài học, HS cần:
- Xác định được tỉnh Quảng Bình nằm trong vùng kinh tế nào? ý nghĩa của vị trí địa lí đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Hiểu và trình bày được đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Những thuận lợi khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có những giải pháp để khắc phục khó khăn.
- Có kỹ năng phân tích tổng hợp một vấn đề địa lí thông qua hệ thống kênh hình và kênh chữ.
II. Các thiết bị dạy học:
Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam
Bản đồ tỉnh Quảng Bình
Các tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên của tỉnh.
III. Các hoạt động trên lớp:
1. ổn định tổ chức (1p):
2. Kiểm tra bài củ (4p):
- Kiểm tra bài thực hành
3. Bài mới (35p):
* Mở bài: Nơi chúng ta đang sống thuộc vùng kinh tế nào? Vùng đó có đặc điểm gì nổi bật về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? Chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ qua bài học hôm nay.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung chính
HĐ1: Cá nhân
Bước 1: Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ Việt Nam, cho biết:
- Tỉnh Quảng bình nằm ở vùng nào? Giáp với tỉnh, thành phố nào? Có đường bờ biển không?
- So sánh diện tích tỉnh với cả nước, chiếm bao nhiêu %?
- ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội?
Bước 2: HS phát biểu, Gv chuẩn xác lại kiến thức.
GV bổ sung thêm:
- Nằm trong vùng BTB, phía Bắc giáp Tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp nước bạn Lào.
- QB nằm ở vùng trung độ cả nước, cách thủ đô Hà Nội 491km về phía Nam, nằm trên các trục đường giao thông quan trọng.
Bước 3: Dựa vào tài liệu, cho biết:
- Tỉnh QB có mấy huyện và thành phố, được thành lập khi nào? kể tên và chỉ trên bản đồ?
HS trả lời, GV bổ sung:
- Tỉnh QB gồm có 1 thành phố và 6 huyện.
HĐ2: Cá nhân/nhóm
Bước 1: GV hỏi:
- dựa vào kiến thức đã học và bản đồ tự nhiên VN , QB nêu đặc điểm chính của địa hình?
- Nêu những thuận lợi và khó khăn và những giải pháp khắc phục.
Bước 2: Nêu một số nét đặc trưng của khí hậu?
- ảnh hưởng của điều kiện tự nhiện đối với sản xuất và đời sống.
+ QB có 126km bờ biển, khí hậu có 2 mùa, mùa mưa từ tháng 9 - 3, mùa khô tháng 4-8.
Bước 3: Qua hiểu biết kể tên các sông của QB, nêu vai trò của các sông đó?
Bước 4: Dựa vào bản đồ và kiến thức hiểu biết nêu các loại đất chính?
GV: Có nhiều loại: đất cồn cát, đất feralit đỏ vàng, đất mùn trên núi, đất phù sa sông...
GV nói thêm việc khai thác quỹ đất ở tỉnh Quảng Bình.
Bước 5: cho biết độ che phủ của rừng, kể tên các rừng được bảo tồn?
HS phát biểu, Gv chuẩn xác kiến thức
+ Quảng Bình còn diện tích rừng khá lớn 447.837 ha với trử lượng gỗ trên 30 triệu m3, thuộc rừng nhiệt đới ẩm thường xanh.
Bước 5: Kể tên các khoáng sản ở tỉnh ta mà em biết?
GV tổng kết: QB có dt trung bình nhưng lại có vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi để QB xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh.
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính:
- Diện tích: 8065 km2, chiếm 2,45% diện tích cả nướcà trung bình.
- Nằm ở vị trí như một chiếc cầu nối của hai miền Nam - Bắc.
- Nằm trên các trục đường giao thông, có các cảng biển lớn, sân bay...
+ ý nghĩa:
- Cửa ngỏ quan trọng ra biển của Trung Lào.
- giao thương với bên ngoài cả về đường biển lẫn đường bộ rất thuận lợi.
à Tạo điều kiện cho QB giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và các nước trong khu vực.
- Quảng Bình gồm có 6 huyện và 1 thành phố
- Ngày 1/7/1989 QB trở về địa giới cũ cho đến ngày nay.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1. Địa hình:
- Núi chiếm 85% diện tích, đồng bằng nhỏ hẹp, bị cắt xẻ mạnh ven biển.
- QB có vùng địa hình Kaxt rất rộng lớn
- Chia làm 3 miền địa hình chính: Núi đồi ở phía Tây, đồng bằng ở giữa, cồn cát ở phía Đông.
2. Khí hậu:
- nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ từ 18 đến 210C, lượng mưa từ 2000mm đến 2300mm/ năm, độ ẩm từ 82 đến 84%.
- ít lạnh, mùa khô ngắn, nhiều lũ, bão. àảnh hưởng nhiều đến phát triển nông nghiệp.
3. Thuỷ văn:
- Có 5 hệ thống sông chính:
àVai trò: Cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch, giao thông.
4. Thổ nhưỡng:
- Có 2 loại đất chính: Đất phù sa và đất feralit à thích hợp trồng cây lương thực, cây ăn quả và cây CN ngắn, dài ngày và rau màu.
- Khó khăn lớn: quỹ đất ít vì vậy cần phải khai thác hợp lí.
5. Tài nguyên sinh vật:
- Nhìn chung tài nguyên khá đa dạng nhưng đang có nguy cơ bị giảm sút.
6. Khoáng sản:
- đá vôi, cát, sỏi, đất sét...
- mỏ cao lanh lớn thứ hai toàn quốc trử lượng 16 triệu m3
- Cát thuỷ tinh, ôxit titan.
4. Củng cố và đánh giá (3p):
Xác định vị trí địa lí tỉnh trên bản đồ. Vị trí có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có dặc điểm gì? thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội như thế nào. Những giải pháp cụ thể?
IV. Hoạt động nối tiếp (2p):
- Học bài và làm các bài tập ở sách giáo khoa trong vở bài tập, bài tập ở tài liệu Địa lý Quảng Bình.
- Tìm hiểu tình hình dân cư - xã hội của tỉnh QB, liên hệ đến địa phương em: gồm bao nhiêu dân tộc, số dân và số hộ trong xã? Tìm hiểu đời sông của nhân dân trong địa phương em?
Kí duyệt ...../04/ 2012
File đính kèm:
- Tiet 47 On tap va 48 DLQB.doc