Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 48 - Bài 42: Địa lý Quảng Ninh ( Tiếp theo)

Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:

- Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của Quảng Ninh, gia tăng dân số, kết quả dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá, y tế, giáo dục. Nguồn nhân lực có tính chất quyết định đến sự phát triển KT-XH của tỉnh ta.- Biết được đặc điểm chung của kinh tế Quảng Ninh. - Có kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lý, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương.

II. Phương tiện dạy - học: 1.Bản đồ dân cư, dân tộc Việt Nam.

2. BĐ Quảng Ninh, địa lý Quảng Ninh

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 48 - Bài 42: Địa lý Quảng Ninh ( Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48 Bài 42: địa lý Quảng Ninh ( Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần: - Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của Quảng Ninh, gia tăng dân số, kết quả dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá, y tế, giáo dục. Nguồn nhân lực có tính chất quyết định đến sự phát triển KT-XH của tỉnh ta.- Biết được đặc điểm chung của kinh tế Quảng Ninh. - Có kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lý, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương. II. Phương tiện dạy - học: 1.Bản đồ dân cư, dân tộc Việt Nam. 2. BĐ Quảng Ninh, địa lý Quảng Ninh III.Tiến trình tổ chức các Hoạt Động Dạy Học: 1. ÔĐTC: 2. Bài cũ: ? Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển KT-XH của tỉnh ta ? 3. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Tiến trình các hoạt động: Hoạt động của GV-HS Ghi bảng ? Cho biết dân số của Quảng Ninhlà bao nhiêu ? ? Sự phân bố dân cư ở Quảng Ninhnhư thế nào ?? Cần điều chỉnh như thế nào cho hợp lý ? ? Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên ? Cần điều chỉnh tỷ lệ này như thế nào cho hợp lý ?? Việc sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề lao động của tỉnh ta với tầm chiến lược ra sao ? ? Trong độ tuổi lao động bao nhiêu ?(99) NLN: 73%; CN - XD: 12%; DV: 15% ? Tỷ lệ người biêt chữ là bao nhiêu ? ? Trình độ của người lao động ?=> Còn thấp so với cả nước -> là vùng KT còn khó khăn -> cần nâng cao chất lượng lao động, điều kiện đào tạo đội ngũ LĐ có KT. ? Mật độ DS TB là bao nhiêu ?? Sự phân bố dân cư ở Quảng Ninhnhư thế nào (TT, NT ?)(TXHT: 1650người/km2, Hồng Lĩnh: 595người/km2, Vũ Quang: 66 người km2) ? Cho biết những nét chính về tình hình phát triển ngành giáo dục và y tế của Quảng Ninh?? Số Bác sỹ ?? Số giường bệnh ?? TB bác sỹ, giường bệnh trên 1 vạn dân ? ? Cho biết truyền thống văn hoá, lịch sử của Quảng Ninh?? Các loại hình văn hoá dân gian ? ? Các hoạt động văn hoá truyền thống ? ? Văn hoá vật thể và phi vật thể (kể tên đền chùa,miếu mạo, các làn điệu, thơ văn ...) ? ? Thời kỳ 91 - 94 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là bao nhiêu ? ? So sánh với cả nước ? BắcTrung Bộ ? ? Nhận xét sự thay đổi trong thời kỳ 95 - 2000 ? Giải thích ? ? Thế mạnh Kinh tế của Quảng Ninhlà gì ? III. Dân cư và lao động 1. Động lực tăng dân số - DS: 1269 nghìn người (99) - TG: 1,8 - 1,9%. 2. Kết cấu dân số - Kết cấu dân số trẻ: + 37,2 - dưới tuổi lao động. + 54,4 - trong tuổi lao động. + 8,4 - quá tuổi lao động. - Số người trong độ tuổi lao động 690,3 nghìn người khoảng 54,4% 3. Trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động. - 99% LĐ của tỉnh biết chữ. - 71,8% tốt nghiệp THCS và THPT. 4. Sự phân bố dân cư - MĐDân số: 210 người/km2 (99) - Dân cư phân bố không đều giữa TT và NT, giữa các huyện - thị trong tỉnh. 5. Giáo dục - Y tế - GD có 544 trường PT - 93% trong độ tuổi đến trường. - Y tế: 3.030 giường bệnh và 363 bác sỹ (2,9 BS và 23,9 giường trên 1 vạn dân) 6. Truyền thống văn hoá - lịch sử - Vùng đất giàu truyền thống văn hoá và lòng yêu nước. - Đầy đủ văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. IV. Kinh tế 1. Đặc điểm chung - GDP tăng bình quân (1991-1994) khoảng 8,1% (cả nước là 7,9%, ĐBB là 5,2%). - 1995 - 2000 tăng trưởng GDP là 7 - 8%. IV. Kết luận, đánh giá: - Cho HS kết luận nội dung bài học. - Giáo viên kết luận nội dung bài học. V. Hoạt động nối tiếp: - Cho HS vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế QNqua số liệu trong SGK địa Lý Quảng Ninhvà nhận xét. - HD HS học bài và chuẩn bị bài 43. Dân số Dân số Quảng Ninh hiện nay khoảng gần 1 triệu người, vào loại tỉnh trung bình trong cả nước, (năm 1997 là 95 vạn). Với tỷ lệ tăng dân số 1,66%, Quảng Ninh đã đạt mức tăng thấp hơn mức tăng dân số toàn quốc (2,14%) và thế giới (1,7%). Tuy nhiên trong tỉnh, mức tăng không đều. Trong khi ở thành phố Hạ Long chỉ tăng 1,29% thì ở miền núi còn tăng nhanh (Ba Chẽ 2,5%, Tiên Yên 2,7%, Cô Tô 2,44%). Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam đông hơn nữ. Nam chiếm 50%, nữ chiếm 49,1% số dân. Ngược với tỷ lệ toàn quốc. ở các thị xã mỏ tỷ lệ này còn cao hơn: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%. Dân số Quảng Ninh có mật độ bình quân 160 người/km2 nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 1.236 người/km2, huyện Yên Hưng 403 người/km2, huyện Ðông Triều 354 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 27 người/km2, Cô Tô, Vân Ðồn 70 người/km2. Dân tộc Về dân tộc, Quảng Ninh có 21 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc có dân số hàng trăm người là Nùng và Mường. Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người gồm: Thái, Kh'me, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Ðăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Pup cô. Ðây là những người gốc các dân tộc thiểu số từ rất xa như từ Tây Nguyên theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người các dân tộc khác về đây sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số. Trong các dân tộc đông người, người Việt (Kinh) chiếm 89,2% tổng số dân. Họ có gốc bản địa và nguồn gốc từ các tỉnh, đông nhất là vùng đồng bằng Bắc Bộ. Họ sống đông đảo nhất ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Họ sống đông đảo nhất ở các đô thị, các khu công nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Do có số người chuyển cư đến từ rất nhiều đời, nhiều đợt nên Quảng Ninh thực sự là nơi "góp người". Sau người Việt (Kinh) là các dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Người Dao có hai nhánh chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục, một bộ phận vẫn giữ tập quán du canh du cư làm cho kinh tế văn hoá chậm phát triển. Người Tàu, người Sán Dìu, Sán chỉ ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước. Người Hoa gồm nhiều dân tộc thiểu số từ miền Nam Trung Quốc di cư sang từ lâu bằng rất nhiều đợt. Một số ít là Hoa Kiều sang buôn bán làm nghề thủ công ở các thị trấn miền Ðông, còn phần lớn sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm nghề rừng. Hiện nay, các dân tộc thiểu số - chủ nhân của miền núi, nơi có nhiều khó khăn, kinh tế và văn hoá còn chậm phát triển, đang được quan tâm về nhiều mặt và đời sống đã có những thay đổi rõ rệt. Tôn giáo Quảng Ninh là một vùng đất có nền văn hoá lâu đời. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử như một mốc tiến hoá của người Việt. Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ: Phật giáo, Ky Tô giáo, thờ cúng tổ tiên và một vài tín ngưỡng dân gian khác. Ðạo Phật đến với vùng đất này rất sớm. Trước khi vua Trần Thái Tông (1225-1258) đến với đạo Phật ở núi Yên Tử thì đã có nhiều các bậc chân tu nối tiếp tu hành ở đó. Vua Trần Nhân Tông (1279-1293) chọn Yên Tử là nơi xuất gia tu hành và lập nên dòng Thiền trúc Lâm ở Việt Nam. Thế kỷ 14, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm của Phật giáo của Việt Nam, đào tạo tăng ni cho cả nước. Nhiều thế kỷ sau đó, Ðạo Phật vẫn tiếp tục duy trì với hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm (Hoành Bồ), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðông Triều), Linh Quang (Quan Lạn)... Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và cả con người, hiện trên đất Quảng Ninh còn lại khoảng trên dưới 30 ngôi chùa nằm rải rác ở 8 huyện, thị, thành phố. Chưa có con số thống kê chính xác số lượng các tăng ni trên địa bàn của tỉnh nhưng những người tôn thờ đạo Phật lúc nào cũng đông (có thể càng ngày càng đông), bằng chứng là cứ đến ngày rằm, ngày mồng một (âm lịch) hàng tháng, các "con nhang, đệ tử" khắp nơi đến các ngôi chùa gần xa, dâng hương lễ Phật, cầu lành. Những người tôn thờ các tôn giáo khác cũng có nhưng không đông như tín đồ Ðạo Phật. Hiện có 27 nhà thờ Ky Tô giáo của 9 xứ thuộc 41 họ đạo nằm ở 8 huyện, thị. Số giáo dân khoảng hơn một vạn người. Tín đồ đạo Cao Ðài hiện có khoảng vài chục người. Tín ngưỡng phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với dân với nước, các vị Thành Hoàng, các vị thần (sơn thần, thuỷ thần), thờ các mẫu (Mẫu Liều Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải)...

File đính kèm:

  • docTiết 48.doc