Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 48: Địa lí địa phương tỉnh Quảng Ninh

Sau bài học, HS đạt được :

 1. Kiến thức.

- Nhận biết vị trí địa lí, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

- Nêu được giới hạn, diện tích

- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh QN Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố)

 

doc8 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 48: Địa lí địa phương tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10-3 -2012 Ngày dạy Tiết 48 địa lí địa phương tỉnh quảng ninh I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS đạt được : 1. Kiến thức. - Nhận biết vị trí địa lí, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Nêu được giới hạn, diện tích - Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật, khoáng sản của tỉnh QN Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (thành phố) 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí địa lí của tỉnh (thành phố), các đơn vị hành chính huyện, quận.. của tỉnh (thành phố) - Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ để biết đặc điểm tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. - Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên và phát triển kinh tế. *Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, giải quyết vấn đề, tự nhận thức 3-Thái độ: có lòng yêu que hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương mình. II -Chuẩn bị. Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam Bản đồ tỉnh Quảng Ninh, tài liệu viết về địa lí tỉnh Quảng Ninh. Các tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. III- Phương pháp: - Trực quan bản đồ, thuyết giảng, giải thích, hoạt động cá nhân. IV- Tiến trình dạy học 1-ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: Không 3-Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ 1: cặp/ nhóm nhỏ ( 8 ph) * Q.sát H.1sgk hãy: ? Xác định vị trí của tỉnh Quảng Ninh ( Hệ tọa độ, tiếp giáp ? ) ? Vị trí đã tạo cho tỉnh những thuận lợi gì trong sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. * HS thảo luận cặp/ nhóm nhỏ xác định vị trí trên lược đồ, nêu ý nghĩa của vị trí. - GV giới thiệu vai trò của vịnh Hạ Long, cửa khẩu Móng Cái trong việc pt kinh tế của tỉnh. - GV: yêu cầu HS n/c sgk/8 để lắm được quá trình thay đổi đơn vị hành chính và nắm được sự phân chia hành chính hiện nay của tỉnh Q.Ninh. - Gọi HS phát biểu, GV hoàn thiện kiến thức, yêu cầu HS về học sgk/8 ( GV lưu ý HS: Q.Ninh có 4 thành phố là Hạ Long, Móng cái, Uông Bí, Cẩm Phả ) HĐ 2: chung cả lớp (6 ph) GV chiếu lược đồ tỉnh QN ? Quan sát lược đồ của tỉnh: Hãy kể tên các dạng địa hình của Quảng Ninh. - HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức, chỉ các dạng địa hình trên lược đồ. ? Hãy nêu các thế mạnh kinh tế của các dạng địa hình ở QN. (HS: Trồng cây CN, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác thủy sản, du lịch...) HĐ 3: cá nhân/ cặp (5 ph) ? Liên hệ thực tế địa phương hãy cho biết đặc điểm khí hậu của tỉnh QN . ? Khí hậu ảnh hưởng đến sản suất, đời sống như thế nào. HS: Nêu đ.đ khí hậu, thuận lợi - khó khăn đối với sxnn. HĐ 4 : cá nhân/ cặp (6 ph) Quan sát lược đồ hình 2 SGK: ? Cú nhận xột gỡ về mạng lưới sông ngòi tỉnh Quảng Ninh. ? Dựa vào TT sgk, hãy kể tên các sông lớn chảy trong vùng. (HS: Hạ lưu sông thái Bình, sông Ba chẽ, s.Tiên Yên, s.Ka Long ) - GV chỉ lại trên lược đồ, yêu cầu HS về học sgk ( chiều dài, diện tích lưu vực, đặc điểm của sông và giá trị kinh tế ). HĐ 5 : cá nhân/ cặp (4 ph) ? Cho biết các loại đất trong tỉnh. (HS: kể tên các loại đất) - GV: yêu cầu HS về nhà học SGK nắm được sự phân bố đặc điểm và giá trị sử dụng mỗi loại đất HĐ 6 : cá nhân/ cặp (5 ph) Nghiên cứu TT sgk nêu đặc điểm thực- động vật của tỉnh Quảng Ninh HĐ 7: cá nhân/ cặp (8 ph) ? Kể tên các loại khoáng sản của Quảng Ninh (HS: Than, quặng sắt, ăngtimoan, đá dầu, vật liệu xây dựng...) ? Hãy cho biết các nghành CN phát triển dựa trên nghành tài nguyên khoáng sản của tỉnh (HS: Khai thác khoáng sản, sản xuất VLXD, du lịch...) I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và phân chia hành chính 1- Vị trí và lãnh thổ : - Là tỉnh biên giới, nằm ở phớa Đụng Bắc Việt Nam. - Diện tớch: 6099 Km2 *Vị trớ địa lý: - Phần đất liền: + Hệ tọa độ ( sgk/6) + Vị trí tiếp giáp: sgk/6 - Phần biển: hơn 3000 hòn đảo " có ý nghĩa kinh tế rất lớn. * ý nghĩa: Vị trí có lợi thế to lớn về thị trường, dễ dàng giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế. Vấn đề an ninh quốc phòng hết sức quan trọng. 2- Sự phân chia đơn vị hành chính. ( Sgk/8 ) II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. 1- Địa hình : đa dạng gồm đồi núi, đồng bằng ven biển, hệ thống đảo và thềm lục địa. a-Vùng núi : Cánh cung Đông Triều chạy theo hướng tây - đông và hướng ĐB - TN với 2 dải núi chính là Nam Mẫu và Bình Liêu có nhiều đỉnh núi cao trên 1 000 mét. b-Vùng đồi duyên hải : có độ cao sàn sàn nhau từ 25m đến 50 m. c- Vùng đồng bằng ven biển : Chiếm tỉ lệ nhỏ, chạy dọc ven biển lớn nhất là đồng bằng Đông Triều và Yên Hưng.. d- Địa hình ven biển 3- Khí hậu : - Nhiệt đới giú mựa ẩm. Mựa hạ núng, mưa nhiều. Mựa đụng lạnh, ớt mưa. a- Nhiệt độ: TB năm trờn 210C. b- Mưa: Phân bố không đều, mưa tập trung vào mùa hạ. c- Gió: chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa. "Thuận lợi khó khăn cho sản xuất n.n: 4- Sông ngòi, hồ đầm. * Sông ngòi: khoảng 30 sông, suối dài >10 km. a- Đặc điểm chung: nhỏ, ngắn, dốc. Khả năng điều tiết nước yêu.Chế độ dòng chảy theo mùa. b- Các sông chính chính chảy trong vùng: ( sgk/12) * Hồ đầm: 30 hồ, đập nước cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. 5- Đất đai : Nhiều loại đất ( sgk/14,15) 6- Sinh Vật : a- Thực vật : Chủ yếu là rừng thứ sinh và rừng trồng b- Động vật : Khá phong phú 7-Khoáng sản : - Quảng ninh có tiềm năng và đa dạng tài nguyên khoáng sản nhất cả nước: Than, quặng sắt, ăngtimoan, đá dầu, vật liệu xây dựng... 4- Củng cố: ( 2 ph) - GV: hệ thống nội dung cơ bản của bài. 5- HDVN: ( 1 ph) - Học bài theo câu hỏi 1,2 sgk/18 V- Rút KN: Duyệt Ngày tháng năm 2012 Ngày soạn: 15-3 -2012 Ngày dạy Tiết 49 địa lí địa phương tỉnh quảng ninh ( Tiếp theo ) I. Mục tiêu bài học Sau bài học, HS đạt được : 1- Kiến thức: - Nắm được đặc điểm chính về dân cư, lao động của địa phương: gia tăng dân số, kết cấu dân số, phân bố dân cư, tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. Nguồn lực có tính chất quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Biết được đặc điểm chung của kinh tế tỉnh. 2- Kỹ năng: - Có kỹ năng phân tích mối liên hệ địa lí, hiểu rõ thực tế địa phương để có ý thức tham gia xây dựng địa phương. *Rèn cho HS một số kỹ năng sống như: tư duy, phân tích, giải quyết vấn đề, tự nhận thức... 3-Thái độ: Có lòng yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ quê hương mình. II -Chuẩn bị. Bản đồ tự nhiên, hành chính Việt Nam Bản đồ tỉnh Quảng Ninh, tài liệu viết về địa lí tỉnh Quảng Ninh. Các tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. III- Phương pháp: - Trực quan bản đồ, thuyết giảng, giải thích, hoạt động cá nhân, cặp - nhóm nhỏ. IV- Tiến trình dạy học 1-ổn định: 2-Kiểm tra bài cũ: ( 8 ph) * HS1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí tỉnh QN trên bản đồ. Vị trí có ý nghĩa như thế nào trong phát triển kinh tế -xã hội ? * HS2: Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai của tỉnh QN và tác dụng của chúng với sự pt kinh tế - xã hội của tỉnh. 3-Bài mới: GV giới thiệu bài. Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nghiên cứu dân cư - lao động giúp chúng ta thấy rõ sự phát triển, phân bố dân cư và lao động của địa phương để có kế hoạch điều chỉnh, sử dụng sức lao động và giải quyết vấn đề lao động của địa phương. (1 ph) Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng HĐ 1: Cá nhân/cả lớp ( 8 ph) ? Dựa vào TT sgk và bảng1/ sgk tr.19: Cho biết số dân và sự biến động dân số tỉnh QN qua các năm thời kỳ 1955 - 2009. HS q.sát bảng, n/c TT nêu nhận xét: + Tỉnh có số dân trung bình. + Dân số của tỉnh tăng nhanh, liên tục từ 1955 đến 2009. ? Quan sát bảng 2/ sgk Tr.19: Nêu n.xét tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh qua các năm ? Giải thích nguyên nhân ? - HS: n/c TT trong bảng nêu NX như sgk/20. HĐ 2: Cá nhân/cặp ( 10 ph) n/c TT sgk: ? Nêu đặc điểm về kết cấu dân số của tỉnh Q.Ninh. ? Quan sát bảng 3/ sgk tr. 20: Nêu n.xét về tỉ lệ giới tính của tỉnh Q. Ninh và giải thích nguyên nhân. HS: tỉ lệ nam lớn hơn nữ do nhu cầu lao động của các nghành CN mỏ. ? Q.sát bảng 4/ tr 21: Nêu nhận xét về tỉ lệ dân số của thành thị với dân số nông thôn. Điều đó phản ánh điều gì ? HS: dân số thành thị tăng nhanh, dân số nông thôn giảm "mức độ đô thị hóa cao. ? Liên hệ ở địa phương em có những dân tộc nào sinh sống. HĐ 3: cá nhân ( 4ph) Q. sát bảng 5 / 22 hãy: ? Nêu đặc điểm phân bố dân cư tỉnh Q. Ninh.ảnh hưởng của phân bố dân cư đến sự pt kính tế- xã hội như thế nào ? HĐ 4: cá nhân ( 4 ph) HĐ 5: chung cả lớp ( 5 ph) * n/c TT sgk, liên hệ thực tế: ? Nêu những thành tựu của nền kinh tế Quảng Ninh trong những năm gần đây. ?Q.sát biểu đồ chuyển dịch cơ cấu nghành kinh té sgk tr.26: Hãy nêu n.xét hướng chuyển dịch kinh tế qua các năm ? HS: giảm nông -lâm- ngư nghiệp, tăng CN- XD "chuyển dịch theo hướng tích cực: CNH, HĐH. IV- Dân cư và lao động 1-Gia tăng dân số. * Dân số: - Số dân: 1146500 người (2009)" nguồn lao động dồi dào, tăng liên tục, lao động có trình độ cao " tạo thế mạnh trong sự pt kinh tế. * Gia tăng dân số: - Đã giảm nhưng vẫn còn cao và không đều giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. 2- Kết cấu dân số: a- Kết cấu dân số theo độ tuổi: - Kết cấu dân số trẻ, tỉ lệ phụ thuộc cao b- Kết cấu dân số theo giới tính: - Tỉ lệ nam lớn hơn nữ nhiều năm nhất là ở địa phương có nghành công nghiệp mỏ. c- Kết cấu dân số theo thành thị và nông thôn: Dân số thành thị > dân số nông thôn. d- Kết cấu theo dân tộc. - Người Kinh: 89,2% - Dân tộc thiểu số: 11,8% "Kết cấu dân số còn chênh lệch, chưa hợp lý "đặt ra nhiều vấn đề về y tế, giáo dục,việc làm... ảnh hưởng đến sự pt kinh tế - xã hội. 3- Phân bố dân cư: - MĐDS tb: 188 ng/km2 , phân bố dân cư không đồng đều. 4- Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. - Quy mô trường lớp, số HS, chất lượng giáo dục ngày càng tăng. - Mạng lưới y tê phong phú, đa dạng, đồng bộ từ xã đến đến tỉnh. Hoạt động y tế ngày càng hiệu quả, nâng cao. IV- Kinh tế: 1- Đặc điểm chung: - Nền kinh tế của tỉnh đang từng bước ổn định và phát triển: + Tốc độ tăng trưởng cao: 12,35%/năm. + Bình quân GDP đầu người cao hơn mức TB cả nước. + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng CNH, HĐH 4 - Củng cố ( 4 ph) a- Dân cư - lao động của tỉnh có đặc điểm gì ? Có thuận lợi khó khăn gì cho phát triển kinh tế -xã hội ? Các giải pháp lớn ? b- Nêu đặc điểm chung của kinh tế tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa gì trên con đường phát triển kinh tế của tỉnh ? 5- HDVN: ( 1 ph) Ôn tập các nội dung của học kì II tiết sau ôn tập chuẩn bị thi học kỳ. V- Rút KN Duyệt Ngày tháng năm 2012 Soạn: 20/3/2012 Giảng: Tiết 50 ÔN Tập học kỳ II I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: ôn tập, hệ thống hóa những kiến thức cơ bản trong chương trình học kỳ II: - Thấy được sự khác nhau về thế mạnh ĐKTN, TNTN và các ngành kinh tế của các vùng: Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, vùng biển đảo của nước ta. 2- Kỹ nằng: - Củng cố kĩ năng phân tích bản đồ, biểu đồ - Phát triển khả năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức đã học, xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động kinh tế của các vùng. * Giáo dục cho HS các kỹ năng sống: Phân tích, tổng hợp, tư duy, trách nhiệm bản thân, giải quyết vấn đề, tự nhận thức... 3- Thái độ : có ý thức học tập đúng đắn, yêu thích bộ môn. II- Chuẩn bị: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam - Bản đồ vùng Đông Nam Bộ, vùng đb sông Cửu Long III- Phương pháp: Thuyết giảng, giải thích, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. IV- Tiến trình dạy học 1 - ổn định: 2- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài ôn tập 3- Bài mới: GV giới thiệu nội dung ôn tập các vùng kinh tế * Dựa vào H31.1, bảng 31.1, bảng 32.1, H32.2, bảng 32.2, bảng 33.1, H35.1, H36.2, Bảng 36.2., H38.2, SGK và kiến thức đã học hãy hoàn thành bảng sau: Vùng ĐKTN và TNTN Tình hình p. triển kinh tế 1. Đông Nam Bộ 2. Đồng bằng sông Cửu Long 3. Môi trường biển đảo - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: ( 10 ph) + Nhóm 1: Đông Nam Bộ + Nhóm 2: Đồng bằng sông Cửu Long + Nhóm 3: Môi trường biển đảo - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV hệ thống kiến thức theo bảng sau: Vùng ĐKTN và TNTN Tình hình phát triển kinh tế 1. Vùng Đông Nam Bộ ( 12 ph) - Vùng đất liền: địa hình thoải, đất ba dan, đất sám, khí hậu cận xích đạo, nóng , ẩm, nguồn sinh thủy tốt. - Vùng biển: *Thuận lợi: * Khó khăn: * Nông nghiệp - Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả: là thế mạnh nông nghiệp của vùng. - Chăn nuôi gia súc: theo phương pháp công nghiệp. - Nuôi trồng thủy sản: đem lại nguồn lợi lớn. * Công nghiệp: Tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn, cơ cấu cân đối, một số nghành công nghiệp hiện đại đã được hình thành. * Dịch vụ: Đa dạng, có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài, dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất- nhập khẩu. *Trung tâm k.tế: 2. Đồng bằng sông Cửu Long ( 10ph) *Thuận lợi: - Diện tích rộng, địa hình thấp, bằng phằng, k/h cận xích đạo, sinh vật đa dạng. - Có nguồn tài nguyên dầu khí trữ lượng lớn. - Biển đảo nhiều tài nguyên, thuận tiện khai thác, nuôi trồng thủy sản. * Khó khăn: thiên tai,bão lũ hàng năm, đất mặn, đất phèn lớn cần cải tạo. * Nông nghiệp: Là vùng có thế mạnh về sản xuất lương thựcvà khai thác -nuôi trồng thủy sản lớn để xuất khẩu. Ngoài ra còn trồng nhiều cây ăn quả, chăn nuôi và trồng rừng ngập mặn. *Công nghiệp: chiếm tỉ trọng nhỏ, chế biến lương thực - thực phẩm là nghành công nghiệp phát triển nhất, đóng vai trò quan trọng trong nghành công nghiệp của vùng. * Dịch vụ: chủ yếu là xuất - nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch * Các TTKT: 3. Môi trường biển đảo ( 8 ph) *Thuận lợi: Có đường bờ biển dài, diện tích rộng 1 triệu km2, nhiều đảo, biển giàu tài nguyên. * Khai thác, nuôi trồng chế biến hải sản: * Du lịch biển đảo: * Khai thác, chế biến khoáng sản: * Giao thông vận tải biển: * Bài thực hành :(2 ph) - Xem lại bài thực hành: bài 34, bài 40, bài tập 3/ 120, bài tập 3/ 123. Xem lại cách chuyển từ số liệu tuyệt đối về số liệu tương đối. 4- Củng cố, đánh giá :(3 ph) - GV hệ thống lại kiến thức đã ôn tập. 5- Hướng dẫn về nhà :(1 ph) - Ôn các nội dung đã ôn tập - Chuẩn bị tiết sau: Kiểm tra học kỳ I V- Rút KN: Duyệt Ngày tháng năm 2012

File đính kèm:

  • doctiet 48 49.doc