I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau bài học HS cần:
-Biết cách phân tích và so sánh tháp dân số.
-Sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng già đi.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tiết 5 - Bài 5: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Bài 5
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ
NĂM 1989 VÀ NĂM 1999
Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Sau bài học HS cần:
-Biết cách phân tích và so sánh tháp dân số.
-Sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng già đi.
2. Kỹ năng:
-Thiết lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội.
3. Thái độ:
-Có trách nhiệm đối với công đồng về quy mô gia đình hợp lí.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
-Trang ảnh –tư liệu về vấn đề KHHGĐ.
-Tháp dân số 1989 và năm 1999 (phóng to H5.1 SGK)
2. Học sinh:
-Sưu tầm các tài liệu về dân số KHHGĐ
-Tập bản đồ 9
III. Phương pháp dạy học:
-Quan sát tranh ảnh – biểu đồ.
-Thảo luận giải quyết các vấn đề
IV.Tiến trình:
1. Oån định tổ chức: Kiểm diện học sinh – nề nếp học tập
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra tập bản đồ 5 em HS
3. Giảng bài mới:
Khởi động: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành: hòan thành 3 bài tập SGK
-Cách thức tiến hành: Cá nhân tự nghiên cứu sau đó trao đổi nhóm và báo cáo kết quả làm bài
Hoạt động thầy và trị
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân
GV yêu cầu HS nhắc lại về cấu trúc một tháp dân số:
-Trục ngang: tỉ lệ %
-Trục đứng: độ tuổi
-Các thanh ngang thể hiện dân số từng nhóm tuổi
-Phải, trái: giới tính
-Gam màu
? Dựa vào H5.1 + kiến thức đã học hoàn thành bài tập số 1
GV gợi ý:
-Hình dạng tháp: đáy, thân, đỉnh
-Các nhóm tuổi: 0-14, 15-59 và từ 60 tuổi trở lên
-Tỉ lệ dân số phụ thuộc: Tỉ số giữa người dưới 15 tuổi cộng với trên 60 tuổi với những người từ 15 tuổi đến 60 tuổi của dân cư 1 vùng, một nước
HS trao đổi lẫn nhau
GV gọi HS báo cáo kết quả – chuẩn kiến thức
GV chuyển ý
Hoạt động 2: Cặp
? Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta từ năm 1989 đến năm 1999
HS trình bày kết quả -GV chuẩn xác kiến thức
Hoạt động 3: Nhóm
? Đánh giá thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi và tự đề ra giải pháp khắc phục khókhăn
GV gợi ý: Cơ cấu dân số nước ta tuy đang có xu hướng già đi nhưng vẫn thuộc dạng cơ cấu dân số trẻ (đáy rộng, đỉnh nhọn, sừơn dốc)
HS trao đổi – báo cáo kết quả
GV: Chuẩn kiến thức
GV: liên hệ thực tế – giáo dục cho HS
1. Bài tập 1
-Hình dạng: đều có đáy rộng, đỉnh nhọn, sườn dốc nhưng đáy tháp ở nhóm 0-4 tuổi của năm 1999 thu hẹp hơn so với năm 1989.
-Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Tuổi dưới và trong độ tuổi lao động đều cao song độ tuổi dưới tuổi lao động của năm 1999 < năm 1989
-Tỉ lệ dân số phụ thuộc cao song năm 1999 < năm 1989
2. Bài tập số 2
-Do thực hiện tốt KHHGĐ và nâng cao chất lượng cuộc sống nên ở nước ta dân số có xu hướng đang già đi (tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người già tăng)
3. Bài tập 3
-Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
-Khó khăn: Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện.
-Biện pháp: Giảm tỉ lệ sinh bằng cách thực hiện tốt KHHGĐ, nâng cao chất lượng cuộc sống
4. Củng cố và luyện tập:
? Nhận xét và cho điểm HS tích cực
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
-Học bài + Làm bài tập bản đồ bài 5.
Chuẩn bị bài 6: “Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam”
? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta biểu hiện qua các mặt nào. Trình bày nội dung
? Vì sao nói: Chúng ta đạt được nhiều thành tựu, song cũng còn không ít khó khăn và thách thức trong công cuộc đổi mới nền kinh tế”
V.Rút kinh nghiệm
1/Nội dung:
+Ưu điểm: +Tồn tại:..
CHướng khắc phục.
2/Phương pháp:
+Ưu điểm:..
+Tồn tại:
CHướng khắc phục
3/Hình thức tổ chức
+Ưu điểm:
+Tồn tại:
CHướngkhắc phục
File đính kèm:
- Thuc hanh phan tich va so sanh thap dan so.doc