Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 10)

I/ MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức: Sau bài học HS cần :

-Biết được nước ta có 54 dân tộc .DT Kinh có số dân đông nhất .Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc .

-Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta .

2/ kĩ năng : Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc

3/Giáo dục : Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc .

 

doc142 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 10), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN : ĐỊA LÍ 9 Tuần : 01 Tiết : 01 NS : ĐỊA LÍ VIỆT NAM = = = = = 0O0 = = = = = ĐỊA LÍ DÂN CƯ BÀI 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: Sau bài học HS cần : -Biết được nước ta có 54 dân tộc .DT Kinh có số dân đông nhất .Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc . -Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta . 2/ kĩ năng : Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc 3/Giáo dục : Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc . II/THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Bản đồ phân bố dân cư VN - Bộ Aûnh về đại gia đình các dân tộc VN . -Tài liệu LS về một số DT ở VN. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Giới thiệu chương trình : 2/ Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I/ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM. GV - Giới thiệu tập ảnh “Việt Nam hình ảnh 54 dân tộc” . HD các em xem bảng số liệu trang 6 CH: Em hãy cho biết : + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên? +Trình bày những nét khái quát về DT Kinh và một số DT khác ? (Ngôn ngữ ,trang phục,quần cư, phong tục, tập quán SX ..) GV chốt: -Nước ta có 54 dân tộc , mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng . CH: Quan sát H1.1 cho biết DT nào chiếm số dân đông nhất ? chiếm tỉ lệ bao nhiêu ? GV chốt : - Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất (86,2%) dân số cả nước . CH: Người Việt Cổ còn có những tên gọi gì ? (Aâu lạc; Tây âu; Lạc việt .) + Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người ? ( kinh nghiệm SX và nghề truyền thống ) GV sơ giảng : Cơ cấu dân tộc nước tađược chia theo 4 ngữ hệ ( Nam Á, Hán Tạng; Tày- Thái; Nam đảo. Ngữ hệ Nam Á chiếm đa số) GV => Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng . CH : -Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết ? ( Dệt thổ cẩm thêu thùa ( Tày, thái ),làm gốm, trồng bông dệt vải (Chăm), làm đường thốt nốt, khảm bạc (Khơ me ),làm bàn ghế bằng trúc (Tày) -Mô tả lớp học ở vùng cao CH: Em hãy kể tên các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước ta ,kể tên các vị anh hùng các nhà khoa học có tiếng là người dân tộc ít người mà em biết ? CH :Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước ? II / PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC : 1/ Dân tộcViệt (Kinh ): CH: Dựa vào bản đồ “Phân bố dân tộc Việt Nam” và hiểu biết của mình , hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh ) phân bố ở đâu? GV => Dân tộcViệt Kinh Phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung du và ven biển . 2/ Các dân tộc ít người : CH: Dựa vào vốn hiểu biết ,hãy cho biết: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ? + Những khu vực có đặc điểm về địa lí tự nhiên ,kinh tế xã hội như thế nào ? GV => Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người . CH: Em lên bản xác định địa bàn cư trú của một số dân tộc ít người? GV => -Trung du và miền núi phiá bắc có các dân tộc: Tày , Nùng ,Thái .Nùng , Dao ,Mông .. - Khu vực Trường Sơn –Tây Nguyên : Ê Đê,Gia Rai ,Ba Na, Co ho . -Người Chăm, Khơ me ,Hoa sống cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. CH: Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế , sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có những sự thay đổi như thế nào ? (Định canh,định cư,xóa đói giảm nghèo ,nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ,đường trường trạm công trình thủy điện ,khai thác tiềm năng du lịch. ). -HS quan sát tranh -HS xem bảng số liệu trang 6 trả lời . -HS khá nhận xét – Bổ sung . - HS ghi bài -HS yếu Q/S và nhận xét -HS ghi bài -HS yếu TL -HS khá bổ sung -HS ghi bài -HS Q/S H1.2 mô tả -HS khá giỏi TL -HS TB TL. -HS yếu TL. - HS TB nhận xét bổ sung. -HS TB TL -HS ghi bài -HS TB lên xác định trên BĐ -HS ghi bài -HS khá trả lời . - HS TB trả lời . -Củng cố : + Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào ? Cho ví dụ . + Dựa vào bảng thống kê dưới đây , hãy cho biết : Em thuộc dân tộc nào ? Dân tộc đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ? Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc em? Hãy kể một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc em ? . Bài tập trắc nghiệm 1/ Cơ cấu DT nước ta ngữ hệ nào chiếm đa số : a/ Hán Tạng; b/ Nam Á; c/ Tày- Thái; d/ Nam đảo. 2/ Dân tộc Kinh phân bố phần lớn ở đâu: a/ Đồng bằng ; b/ Trung du; c/ Duyên hải; d/ Cả ba vùng . 3/ Địa bàn cư trú chính của nhóm người Mông- Dao: a/ Tây bắc và Đông bắc bắc Bộ. b/ Tây Nam Bộ. c/ Cao nguyên Nam Trung Bộ. d/ Cả 3 đều sai. 3/ Hướng dẫn về nhà : Các em chuẩn bị trước bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ về số dân - gia tăng dân số và cơ cấu dân số . IV / BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 01 Tiết : 02 NS : BÀI 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: HS cần :-Biết số dân cư của nước ta (2002) - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng d/sá ,ng/nh và hậu quả -Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta ,nguyên nhân của sự thay đổi . 2/Kĩ năng : Có kĩ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số . 3/ Thái độ : Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý . II / THIẾT BỊ DẠY HỌC : -Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta . -Tranh ảnh về một số hậu quả của bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống . III / TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Kiểm tra bài củ : ( câu hỏi 1; 2 của phần củng cố ở bài 1 )hoặc cho câu hỏi trắc nghiệm trong bảng phụ .. 2/ Vào bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I/ SỐ DÂN :GV giới thiệu các số liệu của 3 lần điều tra : +1/4/1979 nước ta có 52,46 triệu người . +1/4/1989 nước ta có 64,41 triệu người . +1/4/1999 nước ta có 76,34 triệu người . CH:Dựa vào SGK em cho biết số dân nước ta tính đến 2002 là bao nhiêu người ? GV đọc cho HS nghe một số số liệu về dân cư của một vài nước CH : Cho nhận xét về thứ hạng DT và dân số của VN so với các nước khác trên thế giới ( lãnh thổ TB – số dân đông ) (Năm 2003 DS nước ta là 80,9 triệu người- đứng thứ 3 ở ĐNA sau Inđônêxia :234,9 tr , Philippin :84,6 tr ) GV => Dân số Việt Nam là 79.7 triệu người (2002) (là nước đông dân). CH: Với số dân đông như thế có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở nước ta ? GV nhận xét ( -Thuận lợi : +Nguồn LĐ + Thị trường tiêu thụ -Khó khăn :Tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế –XH ,với tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ) II / GIA TĂNG DÂN SỐ : GV y/c HS đọc thuật ngữ “Bùng nổ DS” CH: Quan sát hình 2.1, nêu nhận xét sự bùng nổ dân số qua chiều cao các cột dân số (Dân số tăng nhanh liên tục ) -Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì ? ( Bùng nổ DS ) -GV chốt => Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng bùng nổ DS” -CH: Qua hình 2.1 hãy nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế nào ? ( +Tốc độ tăng thay đổi từng giai đoạn ; cao nhất gần 2% (54-60) +Từ 1976- 2003 xu hướng giảm dần ;thấp nhất 1,3% (2003) ) CH: Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó ? (KQ của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá GĐ ) CH : Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh ,nhưng dân số vẫn tăng nhanh ? (Cơ cấu DS VN trẻ ,số phụ nử ở độ tuổi sinh đẻ cao –có khoảng 45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm) GV cho 3 câu hỏi C1: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra hậu quả gì ?( Kinh tế, XH, môi trường ) GV có thể chốt lại qua bảng thống kê HẬU QUẢ GIATĂNG DS MÔITRƯỜNG XÃ HỘI KINH TẾ ONH.. GD PT. CẠN. THU YTẾ TIÊU DÙNG TỐC ĐỘ LĐ& VL -C2: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiêncủa dân tộc ở nước ta ? (-Tài nguyên môi trường. -Chất lượng cuộc sống (XH). ) C3: Dựa vào bảng 2.1 hãy xác dịnh các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của DS cao nhất ;thấp nhất ? Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của DS cao hơn TB cả nước ? ( TB;BB;DHNTB;TN ) Gv => Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao nhất (2,19 % ),thấp nhất là đồng bằng sông Hồng (1,11%) III/ CƠ CẤU DÂN SỐ CH: Dựa vào bảng 2.2 hãy : -Nhận xét tỉ lệ hai nhóm DS nam và nữ thời kì 1979 – 1999 ? (+ Tỉ lệ nữ > nam ,thay đổi theo thời gian + Sự thay đổi giữa tỉ lệ tổng số nam và nữ giảm dần (từ 3% -> 2,6% -> 1,4% ) CH: Tại sao cần phải biết kết cấu dân số theo giới (tỉ lệ nữ, tỉ lệ nam )ở mỗi quốc gia..? CH: Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thời kì 1979-1999 ? (- Nhóm từ 0 -> 14 tuổi : .Giảm dần. - Nhóm từ 15 -> 59 tuổi : ..Tăng dần . - Nhóm từ 60 -> ..Tăng dần) CH: Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở VN từ 1979-1999 ? GV => - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước đang có thay đổi . - Tỉ lệ trẻ em giảm xuống , tỉ lệ người trong độ tuổi lao độngtrên tuổi lao động tăng lên . GV Y/C HS đọc mục 3 SGK để hiểu rõ hơn tỉ số giới tính ( không cân bằng ..-Xu hướng ngày nay .) -HS chú ý -HS TB TL -HS nghe -HS yếu TL –HS khá nhận xét -HS ghi bài -HS TB TL -HS chú ý -HS đọc to rõ . -HSTB TL HS ghi bài -HSTB TL- HS khá nhận xét bổ sung. -HSTB -HSTB -HS chia 3 nhóm mỗi nhóm 1 câu hỏi thảo luận (5p) -Nhóm 1 Cử đại diện trả lời -Các nhóm khác nhận xét -Nhóm 2 Cử đại diện trả lời -Các nhóm khác nhận xét -Nhóm 3 Cử đại diện trả lời -Các nhóm khác nhận xét -HS ghi ý chính -HSTB –HS kha ùnhận xét . - HSTB - HSTB -HS khá TL -HS ghi ý chính -HS đọc to rõ -Củng cố :+ Câu hỏi 1,2 SGK + Bài tập 3 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên = Tỉ suất sinh – tỉ suất tử. Hai đường trên hệ trục toạ độ . + Bài tập trắc nghiệm: 1/ Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta tăng lên nhiều nhất vào khoảng thời gian nào (H 2.1) a/ 1954 – 1960; b/ 1960 – 1965; c/ 1965-1970; d/ 1970 – 2003. 2/ Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta từ năm 1970 đến 2003 có chiều hướng: a/ Tăng lên dần . b/ Giảm xuống dần. c/ Tăng lên rồi giảm xuống d/ Giảm xuống rồi tăng lên. -Dặn dò: Các em làm bài tập 3 –Chuẩn bị bài 3:PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ Tìm hiểu MĐDS sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư . IV / BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 02 Tiết : 03 NS : BÀI 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: HS cần : -Trình bày dược đặc diểm MĐDS và sự thay đổi dân cư ở nước ta . -Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta . 2/Kĩ năng : -Biết phân tích biểu đồ “phân bố dân cư và đô thị Việt Nam”(1999)và một số bảng số liệu vêà dân cư 3/ Thái độ : -Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp ,bảo vệ môi trường đang sống . -Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. II / THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Việt Nam . - Tư liệu,Tranh ảnh về nhà ở một số hình thức quần cư ở VN - Bảng thống kê MĐDS một số quốc gia và dân đô thị ở VN III / TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Kiểm tra bài củ : - Kiểm tra bài tập về nhà của các em. - Hãy cho biết số dân nước ta các năm 2002-2003 ?và tình hình tăng DS của nước ta ? -Cho biết ý nghiã của sự giảm tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên và thay đổi cơ cấu DS nước ta ?(hoặc cho câu hỏi trắc nghiệm trong bảng phụ ..) 2/ Vào bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I /MẬT ĐỘ DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ 1/Mật độ dân số : CH:+ Em nhắc lại thứ hạngDT lãnh thổ và DS nước ta so với các nước trên thế giới ? +Dựa vào hiểu biết và SGK cho biết đặc điểm và DS nước ta ? +So sánh MĐDS nước ta với MĐDS thế giới (2003) ?( gấp 5,2 lần) + So sánh MĐDS nước ta Châu Á với các nước trong khu vực Đông Nam Á ? (+Thế giới : 47ng/km2 + Châu á: 85 ng /km 2 +Cam pu chia :68ng/ km2 ;Lào :25 ng/ km 2 ;Malaixia 75ng/ km 2 Thái Lan :124 ng/ km2 CH: Qua so sánh các số liệu trên em rút ra đặc diểm MĐDS nước ta ? => -MĐDS nước ta cao :246 ng/km2 (2003) GV cung cấp số liệu : MĐDS Việt Nam 1989 : 195 ng/ km2 1999: 231 ng/km2 2002: 241 ng/km2 2003 :246 ng/km2 CH: Qua số liệu trên em rút ra nhận xét gì về MĐDS qua các năm ? => MĐDS của nước ta ngày một tăng . 2/ Phân bố dân cư : CH:N1 +Quan sát H3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào ? đông nhất ở đâu?(đồng bằng chiếm ¼ DT -> ¾ số dân ;đông nhất ở đồng bằng sông Hồng ,đồng bằng SCL, vùng Nam bộ ) + Dân cư thưa thớt ở vùng nào ? thưa nhất ở đâu ?( Miền núi và cao nguyên : ¾ DT -> ¼ số dân ; TB : 65ng/km2.tây nguyên 82 ng /km2 ) =>- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng ven biển và các đô thị - Miền núi và cao nguyên dân cư thưa thớt . CH: N2 :+Theo em sự phânbố dân cư giữa nông thôn và thành thị ở nước ta có đặc điểm gì ? => Phần lớn dân cư của nước ta sống ở nông thôn (76% số dân ) CH: +Dân cư sống tập trung nhiều ở nông thôn chứng tỏ nền KT có trình độ ntn ? N3 +Nguyên nhân của đặc điểm phân bố dân cư nói trên ? -Nhà nước ta có những chính sách ,biện pháp gì để phân bố lại dân cư ? II / CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ 1/ Quần cư nông thôn GV giới thiệu ảnh về quần cư nông thôn CH: Dựa vào thực tế và hiểu biết của em +Hãy cho biết sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn các vùng ?( quy mô, tên gọi ) (-Làng cổ (Việt) : Luỹ tre đình làng , cây đa ,bến nước ,có trên 100 hộ dân,trồng lúa nước, làm nghề thủ công truyền thống . -Bản ,buôn .(DT ít người )nơi gần nguồn nước ,có đất SX nông lâm kết hợp ,có dưới 100 hộ dân,nhà sàn.) +Vì sao các làng bản cách xa nhau ? (là nơi ở nơi SX,chăn nuôi,kho chứa sân phơi .) + Cho biết sự giống nhau của quần cư nông thôn? ( Hoạt động kinh tế chính trị nông lâm ngư nghiệp ) => Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số ,tên gọi khác nhau .Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. CH: Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn mà em biết ? 2/ Quần cư thành thị CH: Em nêu đặc điểm của quần cư thành thịở nước ta ? (quy mô) CH:Cho biết sự khác nhau về hoạt động KT và cách thức bố trí nhà ở giữa thành thị và nông thôn => -Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ ,có chức năng chính là hoạt động công nghiệp dịch vụ .Là trung tâm kinh tế ,chính trị văn hóa KHKT . -Quan sát H3.1 hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta ? giải thích ? => -Phân bố tập trung đồng bằng ven biển III/ ĐÔ THỊ HÓA : CH: Dựa vào bảng 3.1 hãy :Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta . => -Số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục. CH: Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta ntn? => Trình độ đô thị hoá thấp. CH: Quan sát H 3.1 + Nhận xét về sự phân bố các TP lớn ? +Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn ? + Lấy VD minh hoạ về việc mở rộng quy mô các TP? ( quy mô mở rộng thủ đô Hà Nội : Lấy sông Hồng là trung tâm mở về phía bắc ( Đông Anh, Gia Lâm) nối 2 bờ bằng 2 cây vầu : cầu Thăng Long, Chương Dương ( có sẵn), Thanh Trì ,Vĩnh Tuy, Nhật Tân ( đang làm .) -HS thảo luận theo cặp(5p) -HS cử đại diện nhóm TL -HSTB nhận xét -HS ghi ý chính -HS quan sát -HSTB nhận xét -HS ghi -Chia 3 nhóm thảo luận (5p) -Cử đại diện trả lời –các nhóm khác nhận xét -HS ghi -HS ghi -HS quan sát -HS yếu TL- HSTB nhận xét - HSTB TL -HS ghi -HS yếu TL- HSTB nhận xét -HS ghi -HS Q/S - HSTB TL - HSTB TL -HS ghi - HSTB TL -HS ghi -HS khá -HS khá -Củng cố : + HSTL câu hỏi 1,2 + Trắc nghiệm : 1/ Nước ta có MĐDS trung bình cả nước (2003) là 246ng/Km2 , so với TG thuộc loại : a/ Cao; b/ Trung bình; c/ Thấp. 2/ Hầu hết các đô thị của nước ta tập trung ở : a/ Đồng bằng; b/ Ven biển; c/ Miền núi và cao nguyên; d/ Cả a,b đúng -Dặn dò : + Làm bài tập 3 + Học lại bài – Chuẩn bị bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG chú ý xem nguồn LĐ sử dụng LĐ vấn đề việc làm chất lượng cuộc sống của ND ta ntn IV / BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 02 Tiết : 04 NS : BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VI ỆC LÀM CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: HS cần : - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta . - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta 2/ Kĩ năng : -Biết phân tích nhận xét các biểu đồ 3/ Thái độ : - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống của nhân dân ta II / THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Các biểu đồ cơ cấu LĐ - Các bảng thống kê về sử dụng LĐ III / TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Kiểm tra bài củ : - Kiểm tra bài tập về nhà của các em. - Sự phân bố dân cư của nước ta có đặc điểm gì ?(hoặc cho câu hỏi trắc nghiệm trong bảng phụ ..) 2/ Vào bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ I/ NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG : 1/Nguồn lao động : CH: Hãy nhắc lại số tuổi của nhóm trong độ tuổi và trên độ tuổi lao động (15-> 59 và 60 trở lên ) C1: Nguồn LĐ nước ta có nhũng mặt mạnh và hạn chế nào ? => -Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh . Đó là điều kiện để phát triển kinh tế C2: Dựa vào H 4.1 hãy nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn ,giải thích nguyên nhân ? => Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (75,8%) C3:Nhận xét chất lượng lao động của nước ta? => Lực lượng lao động hạn chế vì thế vì thể lực và chất lượng (78,8 không qua đào tạo ). (GV :-Chất lượng lao động với thang điểm 10 .VN được quốc tế chấm 3,79 đ về nguồn nhân lực -Thanh niên VN trí tuệ đạt 2,3 đ ; ngoại ngữ 2,5 đ ; khả năng thích ứng tiếp cận KHKT : 2đ ( khu vực : 10đ)) CH: Theo em những biện pháp để nâng cao chất lượng lao động hiện nay là gì ? => Biện pháp nâng cao chất lượng lao động hiện nay : có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo dạy nghề . 2/ Sử dụng lao động : CH:Dựa vào H 4.2 hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu theo lao động ngành ở nước ta ? => Phần lớn LĐ còn tập trung nhiều ngành nông- lâm-ngư nghiệp. -Cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta được thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế- xã hội . II /VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CH: Tại sao việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta ? CH: Taị sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực cơ sở kinh doanh ,khu dự Aùn công nghệ cao ? CH: Để giải quyết vấn đề việc làm theo em phải có những giải pháp nào . =>-Giải pháp cho vấn đề việc làm : +Phân bố lại LĐ và dân cư . +Đa dạng hoạt động KT ở nông thôn. +Phát triển hoạt động công nghiệp dịch vụ ở thành thị . +Đa dạng hóa các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề . III / CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG : CH: Dựa vào thực tế hãy nêu những dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có thay đổi cải thiện ? =>-Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện (thu nhập,giáo dục y tế , nhà ở ,phúc lợi xã hội) - Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, giữa tầng lớp nhân dân GV -Nhịp độ tăng trưởngKT khá cao TB GDP mỗi năm tăng 7% -Xoá đói giảm nghèo từ 16,1 %(2001) xuống14,5%(2002)và 12%(2003)10%(2005). -Cải thiện về GD,ytếvàchăm sóc sức khoẻ ,nhả ở,nước sạch,điẹn sinh hoạt. - Chênh lệch giữa các vùng : + Vùng núi phía Bắc-BTB duyên hải nam trung bộ GDP thấp nhất . + Đông Nam Bộ GDP cao nhất . -Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập cao, thấp tới 8,1 lần . -GDP bình quân đầu người 440USD (2002) .Trong khi GDP/ người trung bình thế giới 5.120 USD, các nước phát triển 20.670 USD,các nước đang phát triển 1.230 USD,các nước ĐNÁ 1.580 USD .Phấn đấu năm 2005 nước ta 700 USD/ người -HS chia 3 nhóm mỗi nhóm 1 câu –thảo luận (5p) -Các nhóm cử đại diện TL –các nhóm khác nhận xét . -HS ghi ý chính . -HS chú ý -HS khá - HS ghi -HS q/s H 4.2 và nhận xét - HSTB TL -HS khá -HS khá - HS ghi - HSTB TL - HS ghi -HS chú ý -Củng cố :+Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta . + Cho HS kiểm tra trắc nghiệm (SBT) 1/ Q/S biểu đồ hình 4.2 . Cơ cấu lao động và xu hướng chuyển dịch lao động nước ta từ 1989-2003: a/ Nông nghiệp và công nghiệp giảm, dịch vụ tăng. b/ Nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng. c/ Nông nghiệp và công nghiệp tăng, dịch vụ giảm. d/ Nông nghiệp tăng, công nghiệp và dịch vụ giảm. 2/ Cơ cấu sử dụng LĐ trheo thành phần kinh tế trong mười năm (1985-1995) có chiều hướng: a/ Khu vực nhà nước giảm, các khu vực kinh tế khác tăng. b/ Khu vực nhà nước tăng, các khu vực kinh tế khác giảm. - Dặn dò : Ôn tập kiến thức : Cấu tạo tháp tuổi ,cách phân tích tháp tuổi dân số chuẩn bị cho bài 5 THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 IV / BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM: Tuần : 02 Tiết : 04 NS : BÀI 5: THỰC HÀNH : PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: HS cần : Biết cách so sánh tháp dân số . -Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta . -Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế – xả hội của đất nước . 2/Kĩ năng : -Rèn luyện củng cố và hình thành ở mức độ cao kĩ năng đọc và phân tích so sánh tháp tuổi để giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu theo tuổi. Các thuận lợi và khó khăn ,giải pháp trong chính sách dân số II / THIẾT BỊ DẠY HỌC : - Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 ( phóng to ) - Tài liệu về cơ cấu dân số theo tuổi nước ta III / TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1/ Kiểm tra bài củ : 2/ Vào bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ BÀI TẬP 1: Hãy phân tích và so sánh 2 tháp dân số về các mặt : - Hình dạng của tháp tuổi . - Cơ cấu dân số theo độ tuổi . - Tệ lệ dân số phụ thuộc . GV chuẩn sát kiến thức ghi vào bảng : -HS đọc to rõ -Chia lớp thành 3 nhóm mỗi lớp 1 vấn đề -Thảo luận 5p sau đó cử đại diện trả lời Năm Các yếu tố 1989 1999 Hình dạng của tháp Đỉnh nhọn ,đáy rộng Đỉnh nhọn,đáy rộng chân đáy thu hẹp hơn 1989 Cơ cấu DS theo tuổi Nhóm tuổi Nam Nữ Nam Nữ 0-> 14 15-> 59 60 trở lên 20,1 25,6 3,0 18,9 28,2 4,2 17,4 28,4 3,4 16,1 30,0 4,7 Tỉ số phụ thuộc 86 72,1 II /BÀI TẬP 2: Từ những phân tích và so sánh t

File đính kèm:

  • docdia 9(2).doc
Giáo án liên quan