Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 : Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 6)

Sau bài học HS cần :

- Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta

- Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

- Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc.

 

doc128 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 : Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 6), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ DÂN CƯ Ngày soạn : ___________ Ngày dạy : ____________ TUẦN 1 Tiết 1 : Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần : - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. - Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ dân cư Việt Nam - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam - Trong ảnh về 01 số dân tộc III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH Vào bài : Việt Nam là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động 1 : Cả lớp : HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi : Nước ta có bao nhiêu dân tộc. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện ở những mặt nào (GV cho HS xem bộ ảnh các dân tộc VN). Hoạt động 2 : Cá nhân : Bước 1 : GV yêu cầu HS quan sát hình 1. 1 ở SGK trả lời các câu hỏi : Dân tộc nào có số dân đông nhất ? chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Dựa vào vốn hiểu biết nêu một số đặc điểm về HĐSX của dân tộc kinh và các dân tộc ít người. Kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết. Dệt thổ cẩm, thêu thùa (Tày, Thái) Làm gốm, dệt vải (Chăm) Làm đường thốt nốt, khảm bạc (Khơ me) Làm bàn ghế bằng trúc (Tày) Nghề rèn (Mường ) Bước 2 : HS làm việc độc lập sau đó trình bày kết quả GV chuẩn xác kiến thức và cho HS tìm hiểu thêm về người Việt định cư ở nước ngoài & kể tên các vị anh hùng, lãnh đạo cấp cao của Tỉnh nước ta là người dân tộc. Hoạt động 3 : Cá nhân Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở đâu? Sau đó chỉ tiêu bản đồ (ĐB Sông Hồng, Duyên hải Miền Trung, ĐB Sông Cửu Long) Bước 2 : HS trình bày kết hợp chỉ bản đồ. HS nhận xét bổ sung. GV kết luận & mở rộng kiến thức : Lãnh thổ của cư dân Việt cổ trước công nguyên : (Phụ lục thiết kế bài giảng) Hoạt động 4 : nhóm Bước 1 : GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiêm vụ cho mỗi nhóm: Nhóm 1 : Tìm hiểu các dân tộc ở trung du miền núi Bắc Bộ. Nhóm 2 : Tìm hiểu các dân tộc ở khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên. Nhóm 3 : Tìm hiểu các dân tộc ở cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ Bước 2 : HS làm việc theo nhóm trong 10 phút. Sau đó mỗi nhóm cử đại diện bên ghi kết quả vào bảng sau Trung du núi Bắc Bộ Trường Sơn Tây Nguyên Nam Trung Bộ & Nam Bộ Các dân tộc Bước 3 : Các nhóm nhận xét lẫn nhau GV chuẩn kiến thức & nêu câu hỏi: Vậy địa bàn phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người ở đâu. HS trả lời, GV kết luận ghi bảng. Cuối cùng giáo viên có thể hỏi HS hoặc thuyết trình về sự thay đổi trong phân bố & đời sống của người dân các dân tộc ít người ở một số nơi. I. Các dân tộc ở VN - VN có 54 dân tộc cùng chung sống bình đẵng, đoàn kết gắn bó với nhau. - Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng - Dân tộc kinh đông nhất chiếm trên 86% dân số cả nước. II.PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC 1/ Dân tộc Kinh : Phân bố chủ yếu ở đồng bằng, trung du & duyên hải. 2/ Các dân tộc ít người: Phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên. Chỉ có các dân tộc Chăm, Hoa, Khơme sống ở Đồng Bằng. IV. CỦNG CỐ - Các câu hỏi ở SGK - Bài tập ở tập bản đồ. V. DẶN DÒ - Tiếp tục hoàn thành các bài tập. Ngày soạn : ________ Ngày dạy: ___________ Tiết 2 : Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I. MỤC TIÊU Sau bài học HS cần : + Biết số dân ở nước ta ở thời điểm gần nhất. + Hiểu & trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân & hậu quả của dân số đông & tăng nhanh. + Biết đặc điểm cơ cấu dân số & xu hướng thay đổi cơ cấu dân số + Có kỹ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số + Ý thức được sự cần thiết phải phát triển quy mô gia đình hợp lý. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1/ Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta. 2/ Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH 1/ Kiểm tra bài cũ : Nước ta có bao nhiêu dân tộc, Bản sắc văn hóa mỗi dân tộc thể hiện qua những mặt nào? Chỉ tiêu bản đồ sự phân bố các dân tộc. 2/ Vào bài mới: Nước ta thuộc các nước có lãnh thổ vào loại trung bình nhưng số dân lại thuộc nước đông dân. Vì sao lại như vậy chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 1 : Cả lớp GV yêu vcầu HS dựa vào hiểu biết & SGK trả lời các câu hỏi sau: - Nêu số dân VN vào năm 2003 (H 2.1) - Em có nhận xét gì về thứ hạng diện tích & dân số của VN so với các nước trên thế giới. Hoạt động 2: Cá nhân Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS : Dựa vào H 2.1 và vốn hiểu biết hãy nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta : Qua sự thay đổi của đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua từng giai đoạn. + Tăg cao nhất: 1954-1960 – Bùng nổ dân số + Giảm dân từ năm 1976 đến nay + Cách tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. Tỉ lệ GT D/s tự nhiên = Tỉ suất sinh – tỉ suất tử % % % - Qua chiều cao các coat dân số : dân số nước ta vốn tăng liên tục? Hậu quả? - Vì sao tỉ lệ gia tăng VN đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh (Tỉ lệ sinh > Tỉ lệ tử) - Nêu lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta (Kinh tế phát triển, chất looing cuộc sống được nâng cao, XH ổn định ) Bước 2 : HS làm việc cá nhân sau đó, một em đại diện trình bày kết quả, HS khác nhận xét bổ sung lần lượt tìm hiểu các câu hỏi. GV chuẩn kiến thức Hoạt động 3 : Cá nhân Bước 1 : HS dựa vào bảng 2.1 SGK trang 8 xác định : - Tỉ lệ trung bình gia tăng TN cả nước (1,43%) - Trả lời câu hỏi trong SGK - Vùng có tỉ lệ gia tăng TN thấp nhất, cao nhất - Từ đó rút ra nhận xét về tỉ lệ gia tăng TN của dân số giữa các vùng ? giải thích dựa vào bản đồ dân cư & tự nhiên VN. Bước 2 : HS trình bày kết quả, các HS khác bổ sung chuẩn kiến thức, GV kết luận. Hoạt động 4 : Cá nhân Bước 1 : GV yêu cầu HS dựa vào SGK và bảng 2.2 cho biết Dân số nước ta thuộc cơ cấu nào? Vấn đề cấp bách cần giải quyết? (Y tế, giáo dục ) Tỉ lệ dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kỳ 1979-1999 Đặc điểm tỉ số giới tính (Sgk) Bước 2 : HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét bổ sung. GV kết luận ghi bảng. I .Số dân Năm 2003 : 80,9 triệu nười, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới II .Gia tăng dân số - Sự bùng nổ dân số ở nước ta xảy ra vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta đang giảm nhưng số dân vẫn tăng do VN là nước đông dân - Tỉ lệ gia tăng TN của dân số khác nhau giữa các vùng ở nước ta. III .Cơ cấu dân số - Nước ta có cơ cấu dân số trẻ - Cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi : tỉ lệ trẻ em giảm dần. Tỉ lệ người trong & trên độ tuổi lao động tăng lên - Cơ cấu dân số theo giới tính ngày càng cân bằng. IV. CỦNG CỐ : Làm bài tập 3 trang 10 Sgk Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ( theo công thức) * Vẽ bản đồ : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH GIA TĂNG TỰ NHIÊN CỦA DÂN SỐ NƯỚC TA THỜI KỲ 1979-1999 % 32,5 30 20 10 7,2 0 1979 1999 năm Ghi chú : Tỉ lệ sinh (Tỉ suất sinh) Tỉ lệ tử (Tỉ suất tử) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên V. DẶN DÒ : Làm bài tập ở tập bản đồ, vẽ lại biểu đồ, chuẩn bị bài mới Ngày soạn : __________ Ngày dạy : ___________ TUẦN 2 Tiết 3 : Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I .MỤC TIÊU Sau bài học HS cần : - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. Biết đặc điểm của các loại hình quần cư & đô thị hóa ở nước ta. - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư & đồ thị VN, một số bảng số liệu về dân VNcư. - Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước & phân bố dân cư. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Bản đồ phân bố dân cư & đồ thị VN - Tranh ảnh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở VN - Bảng thống kê mật độ dân số 01 số quốc gia & dàn đồ thị ở VN. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CHÍNH 1/ Kiểm tra bài cũ: Hãy cho biết số dân & tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Ý nghĩ của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. 2/ Bài mới : VN là nước đông dân nhưng dân cư phân bố không đều. Ở từng nơi người dân lựa chọn loại quần cư phù hợp với điều kiện sống & HĐSX của mình tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cư ở nước ta. Hoạt động 1 : Cả lớp GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau : So Sánh mật độ dân sô của nước ta với 01 số nước trên thế giới(Dựa vào tập BĐ trang 5) & với mật độ dân số trung bình của thế giới từ đó rút ra nhận xét về mật độ dân số nước ta so với thế giới GV gợi ý : Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới : 134 người/km2. Inđônêxia đông dân nhất Đông Nam Á : 115 người/km2 – VN có mật độ dân số cao hơn Trung Quốc & Inđônêxia. Hoạt động 2 : Cá nhân Bước 1 : GV yêu cầu HS quan sát bản đồ phân bố dân cư & đô thị VN (H 3.1) cho biết : Dân cư thường tập trung đông ở những vùng nào? Vì sao ? ( do ĐK sống) GV gợi ý : đọc bản chú giải để biết : mật độ cao nhất trên 1000 người/km2, thấp nhất 100 người/km2, thuộc các vùng nào? GV cho HS quan sát 2 biểu đồ hình tròn để HS so sánh. + Diện tích : 75% là núi & cao nguyên 25% là đồng bằng + Dân số : 75% dân số ở đồng bằng 25% dân số ở miền núi Bước 2 : Sau khi làm việc độc lập, đại diện 1 HS báo cáo kết quả cà lớp nhận xét, bổ sung GV kết luận. Hoạt động 3 : nhóm / cặp Bước 1 : GV chia lớp thành 4 nhóm (1 cặp 2 nhóm) Nhóm 1 & 2 tìm hiểu quần cư nông thôn Nhóm 3 & 4 tìm hiểu quần cư thành thị Bước 2 : Sau khi thảo luận nhóm 1 & 3 cử đại diện lên ghi kết quả vào bảng sau. Đặc điểm Quần cư nông thôn Mật độ dân số. Quy mô dân số, Hoạt động kinh tế. Các điểm dân cư kiến trúc nhà cửa Thấp Nhỏ Nông, Lâm, ngư nghiệp, làng, xóm, buôn bản đơn giản, ít nhà cao tầng GV lưu ý HS. Ở nông thôn các làng bảng thường cách xa nhau. Mật độ và cách bố trí nhà ở có đặc điểm riêng, ở các vùng, miền do sự thích nghi của con người với thiên nhiên & hoạt động kinh tế. - Quần cư thành thị có nhiều loại : + Trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại văn hóa : Hà nội, TPHCM + TP cảng : Hải Phòng, Đà Nẵng + Trung tâm du lịch : Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang + Trung tâm Công nghiệp : Thái Nguyên, Cần Thơ + Tr/tâm hành chính kinh tế văn hóa cấp tỉnh thị xã Hoạt động 4 : Cá nhân Bước 1 : HS dựa vào bảng 3.1 Nhận xét về số dân thành thị & tỉ lệ dân thành thị ở nước ta. Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? Qui mô các thành phố ở nước ta? GV có thể thống kê cho HS biết số dân của một số thành phố trên thế giới. - Tokyô : 27 triệu dân - Nui.I.ooe : 21 triệu dân - Sơ-un : 12 triệu dân - Luân Đôn : 10 triệu dân Từ đó so sánh & rút ra đặc điểm quy mô các TP ở nước ta. Dân cư tập trung đông ở các TP cần giải quyết những vấn đề gì? Bước 2 : HS làm việc độc lập sau đó trình kết quả chỉ bản đồ về sự phân bố của các TP lớn. GV kết luận ghi bảng. I .Mật độ dân số & phân bố dân cư - Nước ta có mật độ dân số cao : 246 người/km2 (2003) - Dân cư phân bố không đều; tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị, thưa thớt ở miền núi. - Dân cư nông thôn chiếm phần lớn dân số nước ta. II .Các loại hình quần cư Quần cư thành thị Cao Lớn Công nghiệp, thương mại, dịch vụ Phố , phường, quận Đa dạng, nhiều nhà cao tầng III .Đô thị hóa - Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng cao. - Trình độ đô thị hóa còn thấp: Các đô thị chỉ ở quy mô vừa & nhỏ, tỉ lệ dân thành thị thấp : 26% IV. CỦNG CỐ : - Dựa vào bảng 3.1 trình bày sự phân bố dân cư nước ta - So sánh đặc điểm 2 loại hình quần cư V. DẶN DÒHọc bài, làm bài tập trong tập BĐ, chuẩn bị bài 4. Ngày soạn _______ Ngày dạy : __________ Tiết 4 : Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM- CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I .MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học HS cần - Hiểu & trình bày được đặc điểm của nguồn lao động & việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống & việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. - Biết nhận xét các biểu đồ. II .CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Các biểu đồ cơ cấu lao động - Các bảng thống kê về sử dụng lao động - Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống III .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG 1/ Kiểm tra bài cũ : Trình bày đặc điểm sự phân bố dân cư & các loại hình quần cư ở nước ta 2/ Bài giảng : Hoạt động 1 : * Hình thức tổ chức : Chia lớp thành 4 nhóm * Nội dung hoạt động : Nhóm 1 & nhóm 2 tìm hiểu nguồn lao động nước ta : Dựa vào SgK & H 4.1 cho biết : - Những mặt tích cực & hạn chế của nguồn lao động nước ta ? - Giải thích sự lao động giữa thành thị & nông thôn - Trả lời các câu hỏi ở SgK trang 15. Nhóm 3 & 4 : tìm hiểu về sử dụng lao động : Dựa vào H 4.2 nêu nhận xét về cơ cấu & sự thay đổi cơ cấu LĐ theo ngành ở nước ta. * Sau khi mỗi nhóm làm việc độc lập. GV cho đại diện nhóm 1 & 3 báo cáo kết quả, các nhóm 2 & 4 nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức ghi bảng Hoạt động 2 : * Hình thức tổ chức : hoạt động cá nhân * Nội dung hoạt động : GV yêu cầu HS dựa vào Sgk & hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau : Tại sao nói việc làm là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta. Để giải quyết việc làm cần có những giải pháp nào? Giảm sự tăng dân số - Phân bố lại lao động & dân cư giữa các vùng - Phát triển các nghề thủ công truyền thống ở nông thôn. - Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở đô thị, đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm * Sau khi làm việc độc lập đại diện một HS trả lời HS cả lớp theo dõi, HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức ghi bảng Hoạt động 3 : * Hình thức tổ chức : Hoạt động cá nhân hoặc nhóm * Nội dung hoạt động : Cá nhân hoặc nhóm làm việc trên phiếu học tập với nội dung : Chất lượng cuộc sống của người dân nước ta được nâng cao thể hiện như thế nào qua : Thu nhập; Y tế; Giáo dục; Nhà ở; phúc lợi xã hội. * Đại diện 01 HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức ghi bảng. I . Nguồn lao động và sử dụng lao động 1/ Nguồn lao động Nước ta có nguồn lao động dồi dào & tăng nhanh nhưng còn hạn chế về thể lực & trình độ chuyên môn. - Phân bố không đều giữa thành thị & nông thôn. 2/ Sử dụng lao động - Cơ cấu sử dụng lao động đang thay đổi tích cực. - Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm nhiều lao động. II . Vấn đề việc làm : - Nguồn lao động dồi dào gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm. III . Chất lượng cuộc sống : - Được cải thiện về mọi mặt -Vẫn có sự chênh lệch giữa các vùng & các tầng lớp nhân dân trong xã hội. IV. CỦNG CỐ - Điền nội dung phù hợp vào sơ đồ sau : Chất lượng lao động Mặt mạnh Mặt hạn chế - Những thành tựu đạt được trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là gì ? V. DẶN DÒø : Làm bài tập 3 Sgk & tập bản đồ. Chuẩn bị bài thực hành. Ngày soạn : ________ Ngày dạy : ___________ Bài 5 Tiết 5 : THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 I .MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học HS cần : - Biết cách phân tích, so sánh tháp dân số. Tìm được sự thay đổi & xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số & phát triển kinh te á- xã hội của đất nước. II .CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Biểu đồ tháp dân số Việt Nam năm 1989 & 1999 - Tập bản đồ học sinh III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1 : 1. Phân tích, so sánh hai tháp dân số năm 1989-1999 : - Hình thức tổ chức : GV chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm 4 HS (1 bàn) - Nội dung hoạt động : GV nêu yêu cầu của phần I : mỗi nhóm cùng thảo luận nội dung : Cặp nhóm 1 : Phân tích tháp dân số năm 1989 Cặp nhóm 2 : Phân tích tháp dân số năm 1999 GV giới thiệu khái niệm tỉ lệ phụ thuộc : Tỉ lệ giữa số người chưa đến tuổi lao động, số người qua tuổi lao động với người đang trong tuổi LĐ. Sauk hi mỗi nhóm làm việc độc lập. GV yêu cầu đại diện mỗi cặp nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức theo bảng sau : (HS ghi vào tập bản đồ) Năm 1989 Năm 1999 Hình dạng của tháp Đỉnh nhọn, đóng rộng Đỉnh nhọn, đóng rộng, chân thu hẹp Cơ cấu dân số theo tuổi Dân số trẻ Dân số trẻ có xu hướng già Từ 0 - 14 tuổi 39% 33,5% 15 – 59 tuổi 53,8% 58,4% 60 tuổi trở lên 7,2% 8,1% Tỉ lệ dân số phụ thuộc 86 (100 người LĐ nuôi 86 người ở 2 nhóm tuổi kia) 72,1 Hoạt động 2 : 2 .Nhận xét & giải thích - Hình thức tổ chức : HS làm việc cá nhân - Nội dung hoạt động : Từ những phân tích và so sánh trên hãy nêu nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta, giải thích nguyên nhân. HS làm việc độc lập sau đó đại diện một em trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức. - Nhận xét : Sau 10 năm tỉ lệ trẻ em giảm, tỉ lệ người trong độ tuổi LĐ & trên độ tuổi LĐ tăng. - Giải thích : Chất lượng cuộc sống được nâng cao, người dân có ý thức thực hiện tốt chính sách dân số. Hoạt động 3 : 3 .Thuận lợi, khó khăn, biện pháp của cơ cấu dân số trẻ * Hình thức tổ chức : GV chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm 2 bàn HS * Nội dung hoạt động : Nhóm 1 & 2 : Thảo luận câu hỏi : Cơ cấu dân số theo tuổi có thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế xã hội nước ta. Nhóm 3 & 4 : Cơ cấu dân số theo độ tuổi gay khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nhóm 5 & 6. Biện pháp khắc phục Sauk hi thảo luận đại diện nhóm 1,3,5 báo cáo kết quả các nhóm 2,4,6 nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức. - Thuận lợi : + Cơ cấu dân số trẻ cung cấp nguồn LĐ dồi dào thuận lợi phát triển kinh tế xã hội. + Là thị trường tiêu thụ mạnh - Khó khăn : + Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm, giáo dục, y tế, nhà ở + Tài nguyên cạn kiệt môi trường ô nhiễm. - Biện pháp khắc phục : giảm việc tăng dân số - Phân công & phân bố LĐ hợp lý giữa các vùng - Đa dạng hóa Hoạt động kinh tế ở nông thôn - Phát triển công nghiệp, dịch vụ, nay mạnh hướng nghiệp dạy nghề. * GV nhận xét đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, cá nhân nhắc nhở các nhóm chưa tích cực cần rút kinh nghiệm tiết sau. IV .DẶN DÒø : Chuẩn bị bài 6 “Sự phát triển của nền kinh tế VN” Ngày soạn : ________ Ngày dạy : ________ Tiết 6 Bài 6 SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I . MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học HS cần : - Có những hiểu biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây. Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển. - Có kỷ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lý (ở đây là sự diễn biến về tỷ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP, rèn luyện kỷ năng đọc bản đồ và vẽ bản đồ cơ cấu (hình tròn) và nhận xét biểu đồ. II .CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNH HỌC SINH - Bản đồ hành chính VN - Biểu đồ sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991 - 2002 - Một số hình ảnh phản ánh thành tựu về phát triển kinh tế nước ta. III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG 1/ Kiểm tra bài cũ : (Không) 2/ Bài giảng : Hoạt động 1 : * Hình thức tổ chức : hoạt động cá nhân * Nội dung hoạt động : GV yêu cầu HS dựa vào Sgk & vốn hiểu biết trình bày quá trình phát triển kinh tế trước thời kỳ đổi mới. 1945 1945 – 1954 1954 – 1975 1976 – trước 1986 HS làm việc độc lập sau đó một HS trình bày, các HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2 : * Hình thức tổ chức : cá nhân * Nội dung hoạt động: GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ cấu kinh tế “trang 153 sgk” sau đó dựa vào sgk trả lời các câu hỏi sau : Công cuộc đổi mới kinh tế của nước ta đặc trưng thể hiện ở những mặt nào ? Dựa vào H 6.1 phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế rút ra khu vực nào tăng, khu vực nào giảm? Từ thời gian nào ? Đọc thuật ngữ “Vùng kinh tế trọng điểm” trang 156 Sgk. Dựa vào H 6.2 xác định các vùng kinh tế (trọng điểm) nước ta? Kể tên các vùng kinh tế giáp biển? Không giáp biển? Phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm. * HS lần lượt trình bày kết quả, kết hợp chỉ bản đồ. HS khác bổ sung. GV chuẩn kiến thức Hoạt động 3 : * Hình thức tổ chức : hoạt động nhóm : GV chia lớp thành 4 nhóm * Nội dung hoạt động : Dựa vào Sgk Nhóm 1 và 2 : Nêu những thành tựu đạt được của nước ta trong công cuộc đổi mới ? dựa vào đoạn “Nền kinh tế toàn cầu” Nhóm 3 và 4 : trong quá trình phát triển nước ta còn phải vuợt qua những khó khăn thách thức nào? Dựa vào đoạn “Tuy nhiên thử thách”. Các nhóm làm việc độc lập sau đó đại diện nhóm 2,4 trình bày, các nhóm 1,3 nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức I . Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới: - Trải qua nhiều giai đoạn phát triển - Gặp nhiều khó khăn bị rơi vào khủng hoảng kéo dài, sản xuất đình truệ laic hậu. II . Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới (từ 1976). 1/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Là nét đặc trưng của quá trình đổi mới thể hiện ở 3 mặt : - Chuyển dịch cơ cấu ngành - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ - Chuyển dịch cơ cấu thành phần ktế - Có 7 vùng kinh tế trong đó có 3 vùng kinh tế trọng điểm : Bắc Bộ, Miền Trung, phía nam. 2/ Những thành tựu & thách thức : a/ Thành tựu : - Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. - Đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực & toàn cầu. b/ Khó khăn, thách thức : - Nhiều vấn đề cần giải quyết : tài nguyên cạn kiệt. - Môi trường bị ô nhiễm việc làm, giáo dục, y tế - Biến động thị trường IV .CỦNG CỐ Tổng kết, đánh giá cuối bài : Khoanh tròn vào câu đúng : Câu 1 : Kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào : Theo hướng công nghiệp hóa Giảm tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp xây doing & dịch vu

File đính kèm:

  • docdia 9 hay.doc
Giáo án liên quan