Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 9)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Biết nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Kĩ năng

Rèn luyện, củng cố các kĩ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc.

3. Thái độ

Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

 

doc146 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Địa lý lớp 9 - Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (tiết 9), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. 2. Kĩ năng Rèn luyện, củng cố các kĩ năng đọc, xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc. 3. Thái độ Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. II. Chuẩn bị - GV: Bản đồ phân bố các dân tộc Việt Nam, Tài liệu lịch sử về một số dân tộc ở Việt Nam. - HS: Chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung * Hoạt động 1: Hình thành các dân tộc ở Việt Nam (19’) ? Bằng hiểu biết của bản thân, em cho biết. - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên một số dân tộc mà em biết? - Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu % dân số? - Trình bày những nét khái quát về dân tộc Kinh và một số dân tộc khác? * Hoạt động 2: Hình thành sự phân bố các dân tộc ở nước ta không đều. (24’) ? Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? ? Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? ? Sự phân bố của các dân tộc ít người có gì khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam? ? Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người? ? So với trước cách mạng, sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi không? Tại sao? - Nước ta có 54 dân tộc. Kinh, Hoa, Khơme, Thái - Dân tộc Việt (Kinh) đông nhất, chiếm 86,2% dân số. - Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, thể hiện trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán - Sống chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển. - Sống ở miền núi và cao nguyên. - Diện tích riêng (đặc trưng năng tài nguyên lớn, vị trí quan trọng địa hình hiểm trở, giao thông và kinh tế chưa phát triển. - Học sinh dựa vào SGK kết hợp bản đồ để xác định và trả lời. - Định canh, định cư, xoá đói, giảm nghèo, nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng I. Các dân tộc ở Việt Nam - Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) đông nhất, chiếm 86,2% dân số. - Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, thể hiện trong trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán - Các dân tộc cùng nhau đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Việt (Kinh) - Phân bố chủ yếu ở đồng bằng trung du và ven biển. 2. Các dân tộc ít người - Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. - Trung du và miền núi phía Bắc có các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông - Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có các dân tộc Ê-đê, Gia-rai, Ba-na, Co-ho - Người Chăm, Khơme, Hoa sống ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Do chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước nên hiện nay sự phân bố các dân tộc có nhiều thay đổi. 4. Củng cố (5’) - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ. - Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta. 5. Hướng dẫn (2’) - Học sinh về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc xem trước bài 2. Tuần 1 Tiết 2 Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Biết số dân cư của nước ta (2002) - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi. 2. Kĩ năng Kĩ năng phân tích bảng thống kê và một số biểu đồ dân số. 3. Thái độ Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý. II. Chuẩn bị - GV: Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam, Tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống. - HS: Chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ? - Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 3. Bài mới Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung * Hoạt động 1: Hình thành dân số nước ta qua các năm. (10’) ? Nêu số dân của nước ta vào năm 2003; tới nay dân số nước ta khoảng bao nhiêu người? ? Nước ta đứng hàng thứ bao nhiêu về diện tích và dân số trên thế giới? Điều đó nói lên đặc điểm gì về dân số nước ta? * Hoạt động 2: Hình thành sự gia tăng dân số (12’) ? Quan sát H2.1, nêu nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta. ? Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? ? Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì? Thảo luận nhóm (3 nhóm) ? Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? ? Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta. - GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. ? Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất; thấp nhất? ? Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước? * Hoạt động 3: Cơ cấu dân số theo độ tuổi. (12’) Dựa vào bảng 2.2 hãy: ? Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam nữ thời kỳ 1979 – 1999? ? Tại sao cần phải biết kết cấu dân số theo giới (tỉ lệ nữ, tỉ lệ nam) ở mỗi quốc gia? ? Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở Việt Nam từ 1979 – 1999? Cả lớp - Năm 2003: 80,9 triệu người. - Lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 thế giới và số dân đứng thứ 14 trên thế giới. Nguồn lao động lớn nhưng tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội. Cá nhân/ nhóm - Dân số tăng nhanh liên tục. - Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao, có khoảng 45-50 vạn phụ nữ sinh đẻ hàng năm. - Bùng nổ dân số. - Mỗi nhóm thảo luận một vấn đề: Kinh tế, xã hội, môi trường. - Mỗi nhóm thảo luận một vấn đề: Phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống (xã hội) - Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất (2,19%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (1,11%). - Tây Bắc, Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Hoạt động nhóm/ cặp - Tỉ lệ nữ> nam, thay đổi theo thời gian, sự thay đổi giữa tổng số nam và nữ giảm dần từ 3% đến 2,6% đến 1,4%. - Để tổ chức lao động phù hợp từng giới, bổ sung hàng hoá, nhu yếu phẩm đặc trưng từng giới - Tỉ số giới tính (nam, nữ) không bao giờ cân bằng và thường thay đổi theo nhóm tuổi, theo thời gian và không gian, nhìn chung, trên thế giới hiện nay là 98,6 nam thì có 100 nữ I. Số dân Việt Nam là nước đông dân, dân số nước ta là 79,7 triệu người (2002). II. Gia tăng dân số - Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”. - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. - Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao nhất (2,19%), thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (1,11%). III. Cơ cấu dân số - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi. - Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. 4. Củng cố (5’) - Trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Vì sao hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? - Tỉ số giới tính của dân số nước ta có đặc điểm gì? Vì sao? 5. Hướng dẫn (1’) - Học sinh về nhà học bài làm bài tập 3 trang 10. - Đọc xem trước bài 3 trang 10. Kí duyệt Tổ – Tuần 01 Tuần 2 Tiết 3 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày đặc điểm mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta. - Biết đặc điểm các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hoá ở nước ta. 2. Kĩ năng Biết phân tích biểu đồ “phân bố dân cư và đô thị Việt Nam” (năm 1999) và một số bảng số liệu về dân cư. 3. Thái độ Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. II. Chuẩn bị - GV: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam - HS: Chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Hãy cho biết số dân nước ta các năm 2002, 2003 và tình hình gia tăng dân số của nước ta? - Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta. 3. Bài mới Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung * Hoạt động 1: Hình thành mật độ dân số và phân bố dân cư. (10’) ? Dựa vào hiểu biết và SGK cho biết đặc điểm mật độ dân số nước ta? ? So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số thế giới (2003)? ? So sánh với châu Á, với các nước trong khu vực Đông Nam Á? GV cung cấp số liệu năm 2003 cho học sinh. ? Quan sát H3.1 cho biết dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Đông nhất ở đâu? ? Dân cư thưa thớt ở vùng nào? Thưa thớt nhất ở đâu? ? Cho biết sự phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị ở nước ta có đặc điểm gì? * Hoạt động 2: Hình thành quần cư nông thôn và quần cư thành thị. (12’) Dựa trên thực tế địa phương và vốn hiểu biết: ? Hãy cho biết sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn giữa các vùng? ? Vì sao các làng, bản cách xa nhau? ? Cho biết sự giống nhau giữa quần cư nông thôn? ? Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn mà em biết? Hoạt động nhóm (3 nhóm), mỗi nhóm thảo luận 1 câu: ? Dựa vào vốn hiểu biết và SGK nêu đặc điểm của quần cư thành thị nước ta? ? Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí nhà ở nhà giữa thành thị và nông thôn? ? Quan sát H.3.1 hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích? Các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. GV chuẩn xác kiến thức. * Hoạt động 3: Quá trình đô thị hóa. (12’) Dựa vào bảng 3.1 hãy: ? Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta. ? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào? ? Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn? ? Lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố? Hoạt động nhóm/ cặp - Nước ta có mật độ dân số cao: 246 người/ km2 (2003) - Gấp 5,2 lần. - Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích tự nhiên, tập trung 3/4 số dân. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. - Miền núi và cao nguyên, chiếm 3/4 diện tích tự nhiên, có 1/4 số dân, Tây Bắc, Tây Nguyên. - Phần lớn dân cư sống ở nông thôn, kinh tế chậm phát triển - Quy mô, tên gọi - Là nơi ở, nơi sản xuất, chăn nuôi, nơi chứa, sân phơi - Hoạt động kinh tế chính là nông, lâm, ngư nghiệp - Đường, trường, trạm điện thay đổi diện mạo làng quê - Qui mô - Nhà ở san sát nhau, quy mô tên gọi khác nhau - Lợi ích về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - Hai đồng bằng lớn - Tốc độ tăng năm 1995 – 2003. - Quá trình đô thị hoá còn thấp. - Việc làm, nhà ở, kết cấu hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường đô thị - Quy mô mở rộng ở Thủ đô Hà Nội: Lấy sông Hồng làm trung tâm mở về phía Bắc I. Mật độ dân số và phân bố dân cư - Nước ta có mật độ dân số cao: 246 người/ km2 (2003). - Mật độ dân số của nước ta ngày một tăng. - Dân cư tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. - Miền núi và Tây Nguyên dân cư thưa thớt. - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn (76% số dân). II. Các loại hình quần cư 1. Quần cư nông thôn - Các điểm dân ở cách xa nhau, nhà ở và tên gọi điểm dân cư có khác nhau giữa các vùng miền, dân tộc. - Quần cư nông thôn đang có nhiều thay đổi cùng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2. Quần cư thành thị - Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống khá phổ biến. - Các đô thị tập trung ở đồng bằng và ven biển. III. Đô thị hoá - Quá trình đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hoá. - Tốc độ ngày càng cao nhưng trình độ thị hoá còn thấp. - Quy mô đô thị: Vừa và nhỏ. 4. Củng cố (5’) - Em ở nông thôn hay thành thị? Hãy trình bày một số đặc điểm về quần cư ở địa phương em (huyện/quận). 5. Hướng dẫn (1’) - Học sinh về nhà học bài, làm bài tập và trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc xem trước bài 4 trang 15. Tuần 2 Tiết 4 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. 2. Kĩ năng Biết phân tích nhận xét các biểu đồ. II. Chuẩn bị - GV: Các biểu đồ cơ cấu lao động (phóng to) Các bảng thống kê về sử dụng lao động - HS: Chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Sự phân bố dân cư của nước ta có đặc điểm gì? - Làm bài tập 3 trang 14 SGK. 3 Bài mới Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung * Hoạt động 1: Sự phân bố lao động và sử dụng lao động. (10’) ? Dựa vào vốn hiểu biết và SGK. Hãy cho biết: nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? ? Dựa vào H.4.1 hãy nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân? ? Nhận xét chất lượng lao động của nước ta. Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì? - Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức. ? Dựa vào H.4.2 hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta? * Hoạt động 2: Thực trạng vấn đề việc làm. (12’) ? Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? ? Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực cơ sở kinh doanh? ? Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em phải có những giải pháp nào? - Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức. * Hoạt động 3: Hình thành chất lượng cuộc sống. (12’) ? Dựa vào thực tế và đọc SGK hãy nêu những dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có thay đổi cải thiện? Hoạt động nhóm (3 nhóm) - Nguồn lao động nước ta dồi dào tăng nhanh. Nhưng lực lượng lao động không qua đào tào khá cao. - Lao động nông thôn chiếm tỉ lệ cao hơn so với thành thị. Chủ yếu do những người lao động nông nghiệp, thủ công nghiệp - Lực lượng lao động hạn chế không qua đào tạo. Có kế hoạch đào tạo hợp lí và có chiến lược đầu tư mở rộng đào tạo, dạy nghề. - Qua biểu đồ nhìn chung cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá trong thời gian qua các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng, số lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp càng giảm. Thảo luận nhóm (3 nhóm) - Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất phổ biến. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị rất cao 6%... - Chất lượng lao động thấp, thiếu lao động có kĩ năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp, dịch vụ hiện đại - Phân bố lại lao động và dân cư, đa dạng hoá hoạt động ở nông thôn, đào tạo hướng nghiệp dạy nghề Hoạt động cá nhân - Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP mỗi năm tăng 7%, xoá đói giảm nghèo giảm 16,1% (2001), 14,5 (2002), 12% (2003), 10% (2005), về giáo dục, y tế, nước sinh hoạt được cải thiện I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Đó là điều kiện để phát triển kinh tế. - Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (75,8%). - Lực lượng lao động hạn chế vì thể lực và chất lượng (78,8% không qua đào tạo). 2. Sử dụng lao động - Phần lớn lao động tập trung trong nhiều ngành nông – lâm – ngư nghiệp. - Cơ cấu sử dụng lao động của nước ta được thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế – xã hội. II. Vấn đề việc làm - Nước ta có nhiều lao động bị thiếu việc làm, đặc biệt ở nông thôn. - Biện pháp: Giảm tỉ lệ sinh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đa dạng hoá các ngành nghề, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề III. Chất lượng cuộc sống - Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện (về thu nhập, giáo dục y tế, nhà ở, phúc lợi xã hội). - Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, giữa tầng lớp nhân dân 4. Củng cố (5’) - Câu sau đúng hay sai? Tại sao? Chất lượng cuộc sống của nhân dân được quyết định bởi trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. - Vì sao nói việc làm đang là vấn đề kinh tế – xã hội gay gắt ở nước ta? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cần có những biện pháp gì? 5. Hướng dẫn (1’) - Học sinh về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 17. - Đọc xem trước bài 5 trang 18. Kí duyệt Tổ – Tuần 02 Tuần 3 Tiết 5 Bài 5: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1998 VÀ NĂM 1999 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS phải biết cách phân tích, so sánh tháp dân số. - Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số được tuổi ở nước ta. - Biết xác lập mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế – xã hội của dất nước. 2. Kĩ năng Đọc và phân tích so sánh tháp tuổi để giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi. II. Chuẩn bị - GV: Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999 (phóng to). - HS: Chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Em hiểu thế nào là nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta ? Tại sao ở nước ta giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hôi gây gắt. - Ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ? 3 Bài mới Các em đã tìm hiểu về dân số nước ta qua sự phân bố, đặc điểm dân số, sự thay đổi dân của số. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đi vào bài học số 5: “thực hành và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999” * Hoạt động 1: (17’) Nhóm + Chia lớp thành 3 nhóm + Cho HS quan sát tháp dân số năm 1989 và 1999 phân tích và so sánh theo yêu cầu của SGK và hướng dẫn các em cách quan sát. + Phát phiếu học tập cho các em. Phiếu số 1: Yêu cầu HS quan sát hình 5.1 trong SGK bổ sung kiến thức vào bảng sau: Hình dạng tháp Tháp năm 1989 Tháp năm 1999 Hình dạng tháp - Đáy tháp (rộng, hẹp) - Thân tháp (rộng, hẹp) Đỉnh tháp: Cơ cấu dân số theo độ tuổi (%) - Dưới 15 tuổi - Từ 15 tuổi đến 60 tuổi - Trên 60 tuổi : Tỉ lệ phụ thuộc Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày phiếu học tập của mình, GV sửa chữa và hoàn thành kiến thức. * Hoạt động 2 : (17’) Cá nhân (cặp) hoặc nhóm Yêu cầu: - Nhận xét cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta theo sự thay đổi như thế nào? Theo xu hướng tiêu cực hay tích cực? - Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến sự thay đổi đó? - Gọi các em trả lời, các em khác góp ý, bổ sung - Bằng kiến thức đã học các em hãy cho biết cơ cấu theo độ tuổi của nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì ? - Ta cần có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này ? HS thảo luận, giáo viên cho đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn xác lại kiến thức. 4. Đánh gía : (5’) - Trình bày lại một trong ba vấn đề trên trong giấy đôi nộp lại cho GV đánh giá và lấy điểm thực hành (HS tự chọn 1 trong 3 vấn đề đã trình bày) 5. Hướng dẫn: (1’) Chuẩn bị trước bài 6 Tuần 3 Tiết 6 Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học - Trình bày tóm tắt quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây. Hiểu và trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, những thành tựu khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Biết phân tích biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế . - Nhận biết vị trí các vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm trên bảng đồ. II. Chuẩn bị - GV: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP (phóng to) - HS: Chuẩn bị bài. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì, cho phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cần phải có biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này? 3 Bài mới Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung * Hoạt động 1: Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới. (15’) ? Bằng kiến thức lịch sử và vốn hiểu biết hãy cho biết: cùng với quá trình dựng nước và giữ nước, nền kinh tế nước ta đã trải qua những giai đoạn phát triển như thế nào? * Hoạt động 2: Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới. (19’) ? Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “chuyển dịch cơ cấu kinh tế” (tr 153 SGK). ? Dựa vào H.6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những mặt nào? Hoạt động nhóm (3 nhóm) + Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ trọng của từng khu vực trong GDP (từng đường biểu diễn) + Sự quan hệ giữa các khu vực? (các đường) + Nguyên nhân chuyển dịch các khu vực? GV: Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Chuẩn xác kiến thức. GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ “vùng kinh tế trọng điểm” ? Dựa vào H.6.2 - Cho biết nước ta có mấy vùng kinh tế? Xác định, đọc tên các vùng kinh tế trên bản đồ? - Xác định phạm vi lãnh thổ của vùng kinh tế trọng điểm? Nêu ảnh hưởng của các vùng kinh tế trọng điểm đến sự phát triển kinh tế – xã hội? ? Dựa vào H.6.2 kể tên các vùng kinh tế giáp biển, vùng kinh tế không giáp biển? ? Bằng vốn hiểu biết và qua các phương tiện thông tin em cho biết nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn như thế nào? ? Những khó khăn nước ta cần vượt qua để phát triển kinh tế hiện nay là gì? - 1945: Thành lập nước VNDCCH - 1945-1954: Kháng chiến chống thực dân Pháp. - 1954 -1975 miền Bắc xây dựng CNXH chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, chi viện cho miền Nam. Miền Nam chế độ của chính quyền Sài Gòn, nền kinh tế phục vụ chiến tranh. - Từ 1976 – 1986: cả nước đi lên CNXH. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bị khủng hoảng, sản xuất đình trệ, lạc hậu. HS đọc Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ. HS thảo luận báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung. HS đọc thuật ngữ. - Có 7 vùng kinh tế HS tự xác định trên bản đồ. - Các vùng kin

File đính kèm:

  • docDIA 9 NEW.doc